Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án nhà máy điện gió

Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy điện gió. Các thủ tục xin trình các Cấp giấy phép môi trường của nhà máy điện gió. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường các Cấp cho nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782.

Ngày đăng: 22-10-2022

673 lượt xem

Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án nhà máy điện gió

Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường cho nhà máy điện gió. Các thủ tục xin trình các Cấp giấy phép môi trường của nhà máy điện gió. Minh Phương Corp - Đơn vị tư vấn xin cấp Giấy phép môi trường các Cấp cho nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh... Mọi chi tiết xin liên hệ 0903 649 782.

1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Vị trí Dự án
Vị trí cụ thể các hạng mục của Dự án như sau:
a) Nhà máy điện gió
Nhà máy điện gió Sông Hậu nằm tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Hình 1: Vị trí địa lý khu vực Dự án
Vị trí khu vực thực hiện Dự án giáp ranh:
- Phía Đông: Giáp kênh thủy lợi.
- Phía Tây: Giáp với đường Tỉnh lộ 933C.
- Phía Nam: Giáp đường tỉnh lộ 934.
- Phía Bắc: Giáp tỉnh lộ 934B.
b) TBA 35/110kV NMĐG Sông Hậu kết hợp Trạm cắt 110kV Trần Đề và Nhà quản lý vận hành
- Trạm biến áp 35/110kV kết hợp Trạm cắt 110kV Trần Đề đặt tại tỉnh Sóc Trăng.
- Nhà quản lý vận hành đặt tại Sóc Trăng.
c) Tuyến đường dây 110kV đấu nối
- Xây dựng mới 02 tuyến đường dây 110kV mạch kép đấu từ thanh cái trạm cắt 110kV Trần Đề đến đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 110kV Trần Đề - TBA 220kV Sóc Trăng, chiều dài khoảng 0,44km, sử dụng dây dẫn ACSR/Mz 240/39.
- Tuyến đường dây đi qua tỉnh Sóc Trăng.
1.2. Quy mô, công suất của Dự án xây dựng nhà máy điện gió
- Loại công trình: Công nghiệp và năng lượng.
- Cấp công trình: Cấp II.
- Nhóm công trình: Nhóm B.
- Xây dựng nhà máy điện gió sử dụng công nghệ tuabin gió trục ngang, công suất lắp đặt 50MW.
- Xây dựng TBA 35/110kV NMĐG Sông Hậu lắp mới 01 MBA 110kV – 63MVA.
- Xây dựng 01 ngăn xuất tuyến 110kV tại Trạm biến áp 110kV Trần Đề.
- Xây dựng mới đường dây 110kV mạch đơn đấu từ thanh cái trạm biến áp 110kV NMĐG Sông Hậu đến thanh cái TBA 110kV NMĐG Trần Đề.

2. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

a) Các tác động môi trường chính trong giai đoạn xây dựng
Các hoạt động, tác động môi trường chính của Dự án trong giai đoạn xây dựng được liệt kê như sau:
Bảng 3: Tóm tắt các tác động môi trường chính trong giai đoạn xây dựng
Đơn vị tư vấn giấy phép môi trường
Tư vấn giấy phép môi trường
b) Các tác động môi trường chính trong giai đoạn vận hành
Các hoạt động, tác động môi trường chính của Dự án trong giai đoạn vận hành được liệt kê như sau:
Bảng 4: Tóm tắt các tác động môi trường chính trong giai đoạn vận hành
Tư vấn giấy phép môi trường nhà máy điện gió

3. QUY MÔ, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ DỰ ÁN

3.1. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng
a) Nước thải
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: Tổng số công nhân tại thời kỳ cao điểm là 75 người. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh dự kiến 75 người x 100lít/ngày = 7,5 m3/ngày. thành phần nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh;
- Nước thải xây dựng: Đối với nước thải từ quá trình thi công xây dựng như nước trong quá trình trộn bê tông, nước bảo dưỡng bê tông, nước vệ sinh máy móc thiết bị, có hàm lượng chất lơ lửng và các chất hữu cơ cao. Căn cứ vào quy mô xây dựng Dự án và kinh nghiệm từ công trình tương tự, dự báo lượng nước thải thi công khoảng 2,5 m3/ngày.
b) Chất thải rắn
- Rác thải sinh hoạt: Với số lượng công nhân xây dựng lớn nhất trên công trường dự kiến khoảng 75 người; khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của mỗi công nhân ước tính bình quân khoảng 0,65kg/người.ngày thì lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công khoảng 48,75kg/ngày.đêm, thành phần của rác thải sinh hoạt chủ yếu gồm: túi nilon và một số đồ ăn thừa, chất thải, vỏ đồ hộp.
- Chất thải rắn xây dưng: Phát sinh khác trong quá trình xây dựng bao gồm: lớp đất đá bề mặt bóc bỏ, vật liệu rơi vãi, dư thừa, các thùng đựng thiết bị, vỏ bao xi măng,… nhìn chung có khối lượng không lớn.
c) Chất thải nguy hại
Các CTNH như: Dầu mỡ từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị khi vào môi trường đất, nước sẽ gây tác động lớn đối với hệ sinh vật đất, nước. Do tính chất khó thấm và khó phân hủy, dầu mỡ ngăn cản sự hô hấp của động vật và vi sinh vật, làm giảm khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của rễ cây. Do đó làm kiềm chế sự tăng trưởng của cây trồng…Hơn nữa, các CTNH khi vào nguồn nước sẽ làm thay đổi chất lượng nước. Do đó, các loại chất thải này sẽ được Chủ Dự án chú trọng quan tâm quản lý, xử lý theo quy định.
d) Bụi, khí thải và vùng có thể bị tác động do bụi, khí thải
- Bụi: Trong quá trình thi công xây dựng, một số thiết bị máy móc có thể gây ra ô nhiễm không khí như thiết bị đầm, máy khoan, búa khoan, máy xúc, cần cẩu. Do hầu hết các máy móc thiết bị này sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu, chúng sinh ra hàm lượng các chất gây ô nhiễm không khí như SOx, NOx, hydrocacbon thải vào không khí.
- Khí thải: Hoạt động của các thiết bị thi công phát sinh các khí thải ô nhiễm từ quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ. Thành phần khí thải chủ yếu là NOx, SO2, CO, CO2, VOC (chất hữu cơ bay hơi).
3.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh trong giai đoạn vận hành
a) Nước thải
- Nước thải sinh hoạt của công nhân vận hành: Theo TCXDVN 33-2006 của Bộ Xây dựng, lượng nước sử dụng cho sinh hoạt của một công nhân trung bình là 100 lít/người/ngày, lượng nước thải phát sinh tính bằng 100% lượng nước cấp: 24người x 100 lít/ngày.người = 2,44m3/ngày.
- Nước thải phát sinh do hoạt động PCCC: Khi xảy ra hỏa hoạn, quá trình chữa cháy sẽ tạo ra một lượng nước thải. Đây là nguồn thải không thường xuyên, hiếm khi xảy ra.
b) Rác thải sinh hoạt của công nhân vận hành
Tổng số công nhân vận hành là 40 người. Với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của mỗi công nhân ước tính bình quân khoảng 0,65kg/người.ngày thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do sinh hoạt của công nhân vận hành Dự án khoảng 26kg/ngày.đêm.
c) Chất thải nguy hại
Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tuabin gió, máy biến áp và các thiết bị có thể làm phát sinh giẻ lau dính dầu, dầu mỡ thải, do rò rỉ hoặc sự cố máy biến áp. Với lượng phát sinh không nhiều, trung bình 10 - 15 năm sẽ bảo dưỡng 1 lần, tuỳ vào chất lượng dầu làm mát mà thể lọc hoặc hút ra thay dầu mới. Khối lượng phát sinh trong mỗi kỳ bảo dưỡng thay dầu khoảng 350 lít tương đương với 300kg. Đối với giẻ lau dính dầu trong quá trình bảo dưỡng để thấm hút lượng dầu rơi vãi, rò rỉ ra ngoài, ước tính khoảng 02 kg/lần.
d) Rủi ro, sự cố môi trường
- Sự cố đổ, gẫy tuabin, văng cánh quạt: Do bão, gió, động đất, sóng thần có khả năng bị gãy, đổ tuabin gió, văng cánh quạt làm ảnh hưởng đến an toàn của người dân khu vực xung quanh, công nhân vận hành, gây thiệt hại tài sản cho Chủ Dự án.
- Sự cố tràn dầu máy biến áp: Sự cố tràn dầu máy biến áp xảy ra khi có cháy nổ máy biến áp, nếu không được thu gom sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước trong khu vực.
4. CÁC CÔNG TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
4.1. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng
a) Nước thải
-  Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng:
+  Ưu tiên tuyển dụng nhân công ở địa phương, có điều kiện ăn nghỉ tại gia đình.
Tổ chức hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công;
+ Để giảm thiểu tác động tới môi trường do nước thải sinh hoạt, Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng nhà vệ sinh có hệ thống bể tự hoại tại khu vực lán trại.
- Nước thải xây dựng: Nước thải từ hố móng (nếu có), nước rửa các phương tiện vận chuyển có khối lượng không nhiều, thành phần chủ yếu là chất lơ lửng nên được thu về hố lắng tại kho, bãi sau đó thoát ra môi trường xung quanh.
b) Chất thải rắn
- Rác thải sinh hoạt:
Tuyên truyền nâng cao ý thức cho công nhân về giữ gìn vệ sinh môi trường chung trong khu vực. Yêu cầu các công nhân không xả rác bừa bãi. Tại nơi thuê nhà người dân để ở, hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không được thu gom vào nơi tập kết rác thải của nhà người dân nơi công nhân thuê.
Tại công trường thi công, nhà thầu xây lắp, đơn vị thi công bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt ở vị trí thi công và tại khu vực lán trại. Tùy thuộc vào lượng rác phát sinh trên công trường, hàng ngày hoặc cách ngày, nhà thầu xây lắp hoặc thuê đơn vị tại địa phương thu gom, vận chuyển đến bãi rác địa phương để xử lý.
- Chất thải rắn xây dựng:
Thực hiện công việc phân loại chất thải rắn xây dựng và tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng Dự án. Đối với chất thải như cát, sỏi, gạch vỡ thừa,... thường xuyên được thu gom đưa về nơi tập kết vật liệu tại các kho, bãi tạm của khu thi công, được tận dụng làm nguyên liệu san lấp mặt bằng trong phạm vi xây dựng Dự án (trong ngày).
Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường của địa phương để thu gom, vận chuyển và mang đi xử lý theo quy định.
c) Chất thải nguy hại
Chủ Dự án bố trí 01 thùng chứa dầu mỡ thải loại 100 lít, 01 thùng chứa giẻ lau dính dầu và 01 thùng chứa các CTNH rắn tại khu vực kho của Dự án. Chủ Dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng để chuyển giao đúng quy định.
d) Bụi, khí thải
Chọn tuyến đường giao thông phục vụ đi lại, vận chuyển vật liệu xây dựng tối ưu. Sử dụng xe vận chuyển còn niên hạn sử dụng. Yêu cầu các đơn vị thi công thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ các phương tiện vận tải, máy móc và thiết bị thi công. Che phủ thùng xe. Tưới nước các đoạn đường khi có điều kiện khô hanh, gió và gần khu dân cư, vời tần suất 02 lần/ngày. Yêu cầu xe chở đúng tải trọng thiết kế, không cơi nới thùng xe. Các kho bãi chứa vật liệu hở phải được che chắn, tránh gió xoáy, vị trí đặt kho bãi đảm bảo không ảnh hưởng bụi đến khu dân cư.
4.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành
a) Nước thải
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ khu nhà vệ sinh sẽ được xử lý qua hệ thống bể tự hoại.
- Nước thải phát sinh do hoạt động PCCC: Nước thải cứu hoả phát sinh trong quá trình cứu hoả sự cố cháy, nổ hiếm khi xảy ra. Nước thải trong khu vực móng máy biến áp được thu gom vào các hố thu nước trong trạm, sau đó Chủ Dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định. Nước thải cứu hỏa bên ngoài khu vực móng máy biến áp không chứa thành phần độc hại nên được chảy tràn theo độ dốc mặt bằng Trạm vào hệ thống hố thu, rãnh, mương thoát nước dọc các tuyến đường, sau đó chảy thoát ra bên ngoài theo hệ thống thoát nước chung của Trạm.
b) Rác thải sinh hoạt
Bố trí 3 thùng đựng rác thải sinh hoạt: 02 thùng tại trong khu vực Nhà quản lý vận hành, 01 thùng tại Nhà điều khiển TBA. Đơn vị vận hành tự thu gom, vận chuyển hoặc thuê công ty môi trường tại địa phương (nếu có) và xử lý phù hợp, đồng bộ với rác thải sinh hoạt của cư dân gần khu vực Dự án.
c) Chất thải nguy hại
Chủ Dự án tiến hành thu gom, phân loại và lưu trữ CTNH phát sinh tại kho chứa chất thải và định kỳ hàng năm sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
d) Biện pháp phòng chống sự cố đổ, gẫy tuabin
- Chủ Dự án tuân thủ theo đúng quy chuẩn thiết kế và quy định về bán kính an toàn theo Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019 của Bộ Công thương ngày 15/1/2019 quy định cụ thể như sau:
+ Hành lang an toàn của tuabin gió là hình tròn, có tâm là chân cột tháp gió, bán kính tối thiểu bằng chiều cao cột tháp cộng với bán kính cánh quạt tuabin. Trên thực tế việc thiết kế mặt bằng bố trí tuabin của Dự án thì khoảng cách giữa 2 tuabin hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về hành lang an toàn theo quy định;
+  Công trình điện gió cách xa khu dân cư (đảm bảo khoảng cách ít nhất 300m).
- Khảo sát địa chất khu vực đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi xây dựng công trình. Thiết kế móng, cột trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất có tham khảo tài liệu địa chất của khu vực Dự án và các vị trí xung quanh.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng công trình, kịp tàm khắc phục các sự cố sụt lún xảy ra.
- Khi có sự cố các rơle tự động ngắt điện và hệ thống báo động sẽ làm việc. Khi đó, công nhân vận hành nhanh chóng đến hiện trường để giải quyết.
Tư vấn giấy phép môi trường
e) Biện pháp phòng chống sự cố máy biến áp
Dầu làm mát máy biến áp được sử dụng cho Dự án là loại không chứa chất PCBs. Để thu gom dầu do sự cố máy biến áp, Dự án thiết kế bể chứa dầu sự cố.
- Cách thức thu dầu từ các máy biến áp: Trong trườmg hợp máy biến áp có sự cố, dầu tràn được dẫn vào bể thu dầu và được giữ lại trong các ngăn chứa. Bể thu dầu có thể tích 60m3 đủ khả năng chứa hết dầu tràn khi có sự cố, bể thu dầu được thiết kế có các vách ngăn để xử lý tách dầu và nước. Vì có bể thu nên dầu tràn không phát tán ra môi trường xung quanh. Thời gian khắc phục sự cố còn tùy thuộc vào mức độ tràn dầu. Tuy nhiên, sự cố gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Dự án nên sẽ khắc phục sớm nhất có thể.
- Kích thước, kết cấu bể: Bể dầu sự cố có đáy và vách bằng bê tông cốt thép mác 200 đổ tại chỗ, nắp lát đan bê tông cốt thép đúc sẵn. Dung tích chứa của bể là 60m3, tính từ đáy bể đến mép trên miệng ống Ø200 tại vị trí vào bể. Bên cạnh bể có bố trí 1 bơm nước chạy bằng điện có công suất 1,5HP để bơm thoát nước.
Minh Phương Corp là Đơn vị

- Tư vấn lập dự án xin chủ trương

- Tư vấn dự án đầu tư

- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư

- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án

- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Thi công Dự án Khoan ngầm

- Viết Hồ sơ Môi trường.

Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782

Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1