Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản
Giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất thức thủy sản. Trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở thì chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH 8
CHƯƠNG I 9
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẤU TƯ 9
1. Tên chủ dự án đầu tư: 9
2. Tên dự án đầu tư 9
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 11
3.1. Công suất của dự án đầu tư 11
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 12
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 18
4. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án 18
4.1. Nhu cầu nguyên liệu 18
4.2. Nhu cầu nhiên liệu 18
4.3. Nhu cầu bao bì 19
4.4. Nguồn cung cấp điện nước của dự án 19
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 25
5.1. Tiến độ thực hiện dự án 25
5.2. Vốn đầu tư của dự án 26
5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 27
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 30
1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 30
2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường 30
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 33
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 33
1.1. Thu gom, thoát nước mưa 33
1.2. Thu gom, thoát nước thải 33
1.3. Xử lý nước thải 35
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 43
2.1. Công trình xử lý khí thải quá trình đốt trấu cung cấp nhiệt lò hơi 43
2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải máy phát điện 48
2.3. Công trình xử lý bụi từ hoạt động sản xuất 49
2.4. Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục 51
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 54
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 54
3.2. Chất thải rắn sản xuất 55
4. Công trình, biện pháp lƣu giữ, xử lý chất thải nguy hại 57
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 58
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào hoạt động 58
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: (Không có) 64
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nƣớc công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: 64
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: 64
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác đông môi trường 64
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 66
1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải 66
1.1. Nguồn phát sinh nước thải 66
1.2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải 66
1.3. Lưu lượng xả nước thải tối đa 66
1.4. Các chất ô nhiễm và giới hạn giá trị của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 67
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải 68
2.1. Nguồn phát sinh khí thải 68
2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải 68
a. Dòng khí thải 68
2.3. Lưu lượng xả khí thải tối đa của dự án 69
2.4. Các chất ô nhiễm và giới hạn giá trị của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 69
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 69
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: 70
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: 70
CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN 71
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 71
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 71
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải. 72
2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 73
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 74
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 75
2.3. Hoạt động quan trắc định kỳ khác 75
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 75
3.1. Chi phí đo đạc, phân tích mẫu nước thải 75
3.2. Chi phí đo đạc, phân tích mẫu khí thải 76
3.3. Chi phí đo đạc, phân tích không khí 76
3.4. Chi phí nhân công, vận chuyển và viết báo cáo 77
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 78
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BXD : Bộ xây dựng
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
BOD : Biochemical oxygen demand - nhu cầu oxy sinh hóa
BTCT : Bê tông cốt thép
COD : Chemical oxygen demand - nhu cầu oxy hóa học
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
CP : Cổ phần
CCN : Cụm công nghiệp
ĐT : Đồng Tháp
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ
QĐ : Quyết định
GĐ : Giai đoạn
TSS : Total suspended solid - Tổng chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
QCVN : Quy chuẩn Việt nam
CTR : Chất thải rắn
CTNH : Chất thải nguy hại
UBND : Ủy Ban nhân dân
VN : Việt Nam
VNĐ : Việt Nam Đồng
HTXL : Hệ thống xử lý
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
HTXLKT : Hệ thống xử lý khí thải
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Toạ độ dự án 9
Bảng 1. 2. Cơ cấu phân bổ diện tích các hạng mục công trình dự án 12
Bảng 1. 3. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án 16
Bảng 1. 4. Sản phẩm thức ăn cho cá 18
Bảng 1. 5. Thành phần và tỷ lệ các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. 18 Bảng 1.6. Nhu cầu nhiên liệu sử dụng của Dự án 19
Bảng 1. 7. Tổng hợp chi phí đầu tư dự án 26
Bảng 1. 8. Nhu cầu sử dụng lao động 29
Bảng 2. 1. Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt 31
Bảng 2. 2. Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước. 31
Bảng 2. 3. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải nguồn nước 31
Bảng 3. 1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống xử lý nước thải 34
Bảng 3. 2. Danh mục hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước nước thải 42
Bảng 3. 3. Chế phẩm sinh học sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 42
Bảng 3. 4. Định mức tiêu hao điện năng, hóa chất 42
Bảng 3. 5. Danh mục thiết bị hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi tính cho 02 lò hơi 48
Bảng 3. 6. Thông số các thiết bị xử lý của 4 dây chuyền sản xuất 51
Bảng 3. 7. Thành phần, khối lượng CTNH 57
Bảng 3. 8. Nội dung thay đổi so với ĐTM 65
Bảng 4. 1. Giới hạn thông số ô nhiễm nƣớc thải đề nghị cấp phép 67
Bảng 4. 2. Giới hạn thông số ô nhiễm khí thải đề nghị cấp phép 69
Bảng 4. 3. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn 70
Bảng 4. 4. Giới hạn tối đa cho phép về độ rung 70
Bảng 5. 1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 71
Bảng 5. 2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý chất thải 72
Bảng 5. 3. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý chất thải 73
Bảng 5. 4. Chi phí đo đạc, môi trường nước thải 1 lần thực hiện 76
Bảng 5. 5. Chi phí đo đạc, phân tích mẫu khí thải 76
Bảng 5. 6. Chi phí đo đạc, phân tích bụi cho một lần thực hiện 77
Bảng 5. 7. Tổng chi phí lập báo cáo giám sát môi trường cho 1 năm của dự án 77
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Vị trí dự án 10
Hình 1. 2. Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản 13
Hình 1. 3. Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn xây dựng 28
Hình 3. 1. Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa của dự án 33
Hình 3. 2. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 35
Hình 3. 3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải 38
Hình 3. 4. Quy trình xử lý khí thải lò hơi 44
Hình 3. 5. Thiết bị lọc bụi Cyclone chùm 46
Hình 3. 6. Hệ thống lọc bụi túi vải 47
Hình 3. 7. Ống khói nhà máy (có 02 ống khói song song trước nhà lò hơi) 47
Hình 3. 8. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi 50
Hình 3. 9. Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt 55
Hình 3. 10. Silo chứa trấu 56
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẤU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư:
CÔNG TY TNHH THỨC ĂN THỦY SẢN
- Địa chỉ văn phòng:, tỉnh Đồng Tháp.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Bà Chức vụ: Giám Đốc
- Điện thoại: Fax:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, 1401711796 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp chứng nhận lần đầu ngày 05 tháng 04 năm 2012, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 29 tháng 10 năm 2021.
2. Tên dự án đầu tư:
“NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN FEED ONE"
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: tỉnh Đồng Tháp.
- Diện tích: 48.062,1 m2.
- Dự án cách tuyến dân cư dọc QL30 khoảng 300 m về phía Bắc, cách Thị trấn Mỹ Thọ khoảng 15 km về phía Tây và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 130km, cách chợ đầu mối Mỹ Hiệp 500 m về phía Tây Nam. Với tứ cận tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp đuờng nội bộ số 2 của CCN Mỹ Hiệp.
+ Phía Nam giáp sông Cái Nhỏ.
+ Phía Tây giáp đất CCN Mỹ Hiệp.
+ Phía Đông giáp đất CCN Mỹ Hiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 453283**** do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp chứng nhận lần đầu ngày 01 tháng 09 năm 2021, chứng nhận điều chỉnh lần 01, ngày 22 tháng 12 năm 2021.
- Quyết định số 27*/QĐ-UBND-HC của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp ngày 24 tháng 3 năm 2022 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Feed One của Công ty TNHH Thức ăn thủy sản Feed One.
- Quy mô dự án đầu tư: Dự án đầu tư thuộc nhóm B theo khoản 4 điều 8 tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công với tổng mức đầu tư 768.998.240.000 đồng (Bảy trăm sáu mươi tám tỷ chín trăm chín mươi tám triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng).
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
Tổng công suất thiết kế chế biến thức ăn thủy sản là 400.000 tấn/năm.
+ Giai đoạn 1: 330.000 tấn/năm;
+ Giai đoạn 2: nâng công suất từ 330.000 tấn/năm lên thành 400.000 tấn/năm
Tổng quy mô lao động: 202 người.
Số ngày hoạt động sản xuất trong năm: 300 ngày.
Danh mục diện tích các hạng mục công trình dự án như sau:
(xem trang sau)
Bảng 1. 2. Cơ cấu phân bổ diện tích các hạng mục công trình dự án
- Giai đoạn 1: Tiến hành thi công xây dựng tất cả các hạng mục công trình (nhà kho, khu bồn nguyên liệu, nhà văn phòng, nhà ăn, nhà bảo vệ, khu xử lý nước, lò hơi,…), thi công xây dựng giao thông, sân bãi, điện nước, lắp đặt máy móc thiết bị công suất 330.000 tấn/năm.
- Giai đoạn 2: Tiến hành lắp đặt máy móc thiết bị nâng công suất 330.000 tấn/năm lên 400.000 tấn/năm.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn thủy sản của nhà máy được đầu tư mới. Lựa chọn công nghệ sản xuất của EU, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay nhằm tiết kệm chi phí nguyên liệu tự động hóa, ít ô nhiễm môi trường, ít gây ồn, phù hợp với yêu cầu về thức ăn thủy sản của ngành chế biến cá tra xuất khẩu.
- Giai đoạn 1:
+ Lắp đặt hệ thống dây chuyền thức ăn thủy sản hoàn chỉnh, công suất 20tph (tấn/giờ) cho cá thịt, cá lớn: 2 bộ.
+ Lắp đặt hệ thống dây chuyền thức ăn thủy sản hoàn chỉnh, công suất 12tph (tấn/giờ) cho cá giống: 1 bộ.
- Giai đoạn 2:
+ Lắp đặt hệ thống dây chuyền thức ăn thủy sản hoàn chỉnh, công suất 20tph (tấn/giờ) cho cá giống: 1 bộ.
Để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng, với chi phí thấp, tăng khả năng cạnh tranh, Công ty đầu tư hệ thống máy tự động trong các công đoạn sản xuất từ khâu nạp nguyên liệu thô chế biến đến công đoạn sản xuất sau cùng ra thành phẩm thông qua hệ thống điều khiển hiện đại và được xử lý bằng máy tính điện tử. Các công đoạn chính của quá trình sản xuất thức ăn cá được thể hiện theo quy trình sau:
Thuyết minh quy trình
a. Khâu nhập nguyên liệu:
- Nguyên liệu dùng chế biến thức ăn thủy sản khi Công ty mua về nhập kho, một số nguyên liệu được nghiền trước bằng máy nghiền sơ bộ, sau đó tất cả nguyên liệu được nạp vào hệ thống silo. Khi sản xuất thì hệ thống máy tính điều khiển hệ thống cân định lượng tự động lấy nguyên liệu từ hệ thống silo theo công thức đã lập sẵn đảm bảo tính chính xác cao,…
- Nguồn nguyên liệu dùng sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản được mua về trữ trong kho nguyên liệu của nhà máy. Sau đó nạp vào hố nạp liệu và được hệ thống vận chuyển đƣa đến các bồn chứa nguyên liệu nằm bên trong nhà máy (tự động theo công thức).
- Hệ thống làm sạch nguyên liệu: gồm các nam châm hút sắt và hệ thống lưới quay loại tạp chất. Hệ thống lưới quay và nam châm được bố trí tại khâu nạp liệu để loại các tạp chất và sắt lẫn trong nguyên liệu không cho chúng lọt vào hệ thống chế biến thức ăn.
b. Định lượng nguyên liệu:
- Hệ thống bồn định lượng được kết nối với cân định. Từ các bồn chứa, nguyên liệu thành phần được chuyển vào bồn cân bằng các vít tải định lượng theo tỷ lệ của từng loại công thức thức ăn. Tỷ lệ nguyên liệu định lượng được điều khiển, kiểm soát tự động (hệ thống điều khiển, kiểm soát từng mẻ) vì quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi được tiến hành từng mẻ.
- Hệ thống tự động này cũng điều khiển kiểm soát chạy và dừng các vít tải định lượng để đưa nguyên liệu vào phễu cân theo tỷ lệ và khi đã đủ nguyên liệu theo công thức thì xả mẻ từ phễu cân vào dây chuyền chế biến.
- Việc định lượng theo công thức cho sẵn trong máy tính đảm nhiệm với máy in để in các báo cáo về các mẻ thức ăn đã được sản xuất.
- Phễu cân có dung tích đủ lớn để chứa nguyên liệu cho mỗi mẻ cân. Trọng lượng cân được kiểm soát bởi các Load cell điện tử kết nối với máy vi tính. Sau khi cân, mẻ nguyên liệu được một hệ thống cầu nâng đưa lên bồn chứa nguyên liệu trung gian nằm trên máy nghiền để nghiền theo từng mẻ.
c. Khâu nghiền nguyên liệu:
- Một máy nghiền búa sẽ nghiền nguyên liệu với công suất trung bình 20 tấn/giờ.
- Khi mẻ nguyên liệu chế biến được đưa tới bồn chứa trung gian trên máy nghiền, hệ thống nguyên liệu sẽ khởi động.
- Bụi phát sinh do việc nghiền liệu sẽ được đưa qua túi lọc bụi để không phát sinh bụi ra ngoài môi trường.
- Sau khi nghiền, nguyên liệu dạng bột được vít tải hệ gầu nâng (bồ đài) vận chuyển đến bồn chứa liệu trên máy trộn kiểu từng mẻ.
- Máy nghiền mịn: Nguyên liệu đưa vào máy nghiền sẽ được nghiền mịn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để sản xuất thức ăn cá, sau đó được chuyển đến hệ thống trộn tinh để trộn với Premix và các khoáng chất khác.
d. Khâu trộn thức ăn theo mẻ gồm có:
- Hệ thống định lượng bơm phun chất lỏng trộn vào thức ăn trong bồn trộn.
- Ngay sau khi máy trộn xả hết mẻ trộn trƣớc ra, thì những cửa nạp xả vận
hành băng khí nén sẽ mở ra để nhận mẻ nguyên liệu kế tiếp đã qua khâu nghiền đổ xuống từ bồn chứa trung gian trên máy trộn. Tất cả các cửa trượt nạp xả liệu của hệ thống nghiền và trộn điều được vận hành bằng khí nén và được khóa liên động với nhau, nghĩa là phối hợp chặt chẽ với nhau để hoạt động – từ hệ điều khiển trung tâm. Điều này có nghĩa là hệ thống được điều khiển, kiểm soát hoàn toàn tự động.
- Khi mẻ thức ăn cần trộn đã được nạp vào máy trộn, máy trộn sẽ được khởi động và đồng thời các phụ liệu dạng lỏng sẽ tự động được phun vào máy trộn với một số lượng cài đặt từ trước nhờ vào hệ thống tự động bơm các nguyên liệu dạng lỏng.
- Trong khoảng thời gian 03 – 05 phút, mẻ trộn sẽ đạt được độ đồng đều cần thiết và mẻ trộn sẻ được xả xuống bồn chứa nằm dưới máy trộn. Và máy trộn sẵn sàng tiếp nhận một mẻ trộn kế tiếp đã được nghiền xong từ máy nghiền.
- Từ bồn chứa nằm duới máy trộn, thức ăn đã trộn xong sẽ được chuyển đến hệ thống ép đùn.
e. Khâu ép viên gồm các thiết bị và các bộ phận sau:
- Bộ trộn liệu với hơi nước.
- Máy ép viên với các khuôn có kích thước theo yêu cầu.
- Máy cắt cỡ viên.
- Bồn chứa nằm trên máy ép viên có sức chứa thức ăn bột ít nhất đủ cho máy ép hoạt động một giờ, bởi vì ép viên là một là một quy trình hoạt động liên tục không cho ép dừng lại sau mỗi mẻ như máy trộn. Dưới bồn chứa nằm trên máy ép viên có một vít tiếp liệu để chuyển liệu từ bồn chứa đến máy ép viên. Vít tải này có tốc độ thay đổi đƣợc và liên kết với mô tơ chính của máy ép viên để tránh nạp liệu quá tải và đảm bảo máy ép viên luôn nhận được một lượng nguyên liệu vừa đủ như đã tính toán cài đặt trước.
f. Hệ thống máy sấy và làm nguội
Hệ thống máy sấy sử dụng nhiệt của hơi nƣớc để sấy khô thức ăn viên sau khi ép đùn thành viên.
Sau đó qua máy làm nguội để làm nguội thức ăn theo yêu cầu.
Có thể tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn thủy sản và nguồn phát sinh ô nhiễm như sau:
Danh mục máy móc thiết bị:
Bảng 1. 3. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án
(Nguồn: Công ty TNHH Thức ăn thủy sản Feed One)
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
Thức ăn thủy sản: 400.000 tấn/năm, trong đó:
Bảng 1. 4. Sản phẩm thức ăn cho cá
(Nguồn: Công ty TNHH Thức ăn thủy sản Feed One)
4. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án:
4.1. Nhu cầu nguyên liệu
Theo dự án, nhà máy sẽ sản xuất 400.000 tấn/năm. Nếu tính lượng hao hụt bình quân 2% thì cần số nguyên liệu đầu vào là 408.000 tấn. Được mua tại các nhà máy, cơ sở sản xuất trong địa bàn và được chuyên chở về công ty.
Bảng 1. 5. Thành phần và tỷ lệ các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
4.2. Nhu cầu nhiên liệu
- Nhu cầu nhiên liệu phụ thuộc nhiều vào tình trạng máy móc tại nhà máy:
+ Nhiên liệu chủ yếu là: dầu DO cung cấp cho máy phát điện phục vụ sản xuất, chiếu sáng, xe vận chuyển hàng hóa trong khu vực dự án.
+ Trấu: được cung cấp để làm nguyên liệu đốt lò hơi với công suất hơi là 9 tấn hơi/h, tương đương tiêu hao nhiên liệu 1.755 kg/h (trấu rời), (tính tại nhu cầu tiêu hao nhiên liệu ở mức cao nhất 195 kg trấu rời/tấn hơi, độ ẩm < 10%). Dự án lắp đặt 2 lò hơi để cung cấp cho dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản (lắp đặt trong giai đoạn 1).
Như vậy, với nhu cầu hoạt động của nhà máy sử dụng:
1.755 kg/h×24 h/ngày×2 lò = 84,24 tấn/ngày (hoạt động đúng công suất). Lượng trấu này được công ty mua từ các đơn vị bán gần khu vực Dự án, cụ thể là các cơ sở xay xát trong địa bàn huyện và đƣợc chuyên chở về công ty. Công ty sẽ xây dựng kho chứa trấu (silo chứa trấu) để chủ động nguồn nhiên liệu sản xuất.
Bảng 1. 6. Nhu cầu nhiên liệu sử dụng của Dự án
+ Bao bì được thực hiện theo mẫu riêng của công ty và được đặt mua từ công ty khác. Quy cách bao bì là 02 loại bao cho 25kg và 40kg thức ăn thủy sản.
+ Sản phẩm của dự án là 400.000 tấn/năm nên như cầu về bao bì khoảng
13.000.000 bao bì/năm.
4.4. Nguồn cung cấp điện nước của dự án
a. Nguồn cung cấp điện và nhu cầu sử dụng điện
Nguồn cung cấp điện phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất của dự án được lấy từ lưới điện lực Quốc gia (từ Cụm công nghiệp), sau đó được hạ thế (qua trạm hạ thế) và đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất.
Lượng điện dự án sử dụng khi đi vào hoạt động ổn định khoảng 510.000 kWh/tháng.
Dự án có sử dụng máy phát điện dự phòng với công suất 2.500kVA. Khi có sự cố cúp điện, dự án cho vận hành máy phát điện để phục vụ hoạt động sản xuất.
b. Nguồn cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước
- Nước cấp cho sinh hoạt: Nhu cầu cấp nước cho mục đích sinh hoạt được tính toán theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về việc cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006/BXD:
+ Nước sinh hoạt qo = 45 (lít/người/ca), (1 ngày làm 1 ca 8 – 10 giờ). Với lượng công nhân viên là 202 người, lượng nước dùng cho sinh hoạt như sau:
QSH = (202 người × 45)/1000 = 9,09 m3/ngày
+ Nước cấp cho nhà ăn: Theo TCVN 4513:1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế, nƣớc cấp cho mỗi suất ăn là 25 lít/suất.
QNA = 202 người × 25/1000 = 5,05m3/ngày
- Nước cung cấp cho lò hơi: 9 tấn hơi/h ≈ 9 m3 nƣớc/h×24h/ngày×85% (hiệu suất lò)×2 (lò hơi) = 367,2 m3/ngày.đêm (Lượng nước cấp này được chuyển hóa thành hơi để phục vụ cho dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản).
- Nước cấp cho ép viên:
50 tấn × 24h/ngày × 0,76 m3/tấn = 760 m3/ngày
- Nước cấp cho phòng thí nghiệm: Lưu lượng nước cấp ước tính 0,1m3/ngày.
- Nước cấp cho quá trình tưới cây: tiêu chuẩn nước tưới cây là 3 lít/m2 lần tưới, với diện tích cây xanh của dự án là 10.101,83 m2, trung bình 2 ngày tưới 1 lần, nhu cầu nước tưới cây mỗi lần tưới là:
- Tổng lượng nước cấp tại dự án mỗi ngày là:
Ngoài ra, dự án còn phải cấp nước cho hoạt động PCCC, tuy nhiên, hoạt động này chỉ diễn ra trong 1 số thời điểm xác định và không liên tục, nguồn nước cấp cho PCCC lấy trực tiếp từ sông Cái Nhỏ. Nhu cầu cấp nước PCCC được tính theo TCVN 2622:1995: 10 lít/giây trong 3 giờ
Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và hoạt động sản xuất tại dự án là nước sông lấy từ sông Cái Nhỏ - đoạn chảy qua khu vực xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Trạm xử lý nước mặt của Công ty có công suất thiết kế là 50 m3/giờ phục vụ cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Chủ đầu tư sẽ thực hiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt. Nước sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn cho sinh hoạt.
Đánh giá khả năng cấp nước cho Dự án: Tổng nhu cầu sử dụng nước của Dự án là 1.156,59 m3/ngày.đêm. Trạm xử lý nước mặt của Công ty có công suất thiết kế là 1.200 m3/ngày.đêm. Vì vậy, HTXL nước mặt của Công ty hoàn toàn có thể đáp ứng cung cấp nước cho Dự án.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782
Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Gửi bình luận của bạn