Mẫu giấy phép môi trường cho Cảng cạn

Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường cho Cảng cạn - Mẫu hồ sơ giấy phép môi trường cho Cảng cạn. Tư vấn giấy phép môi trường: 0903 649 782.

Ngày đăng: 03-11-2022

474 lượt xem

Mẫu giấy phép môi trường cho Cảng cạn

Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường cho Cảng cạn - Mẫu hồ sơ giấy phép môi trường cho Cảng cạn. Tư vấn giấy phép môi trường: 0903 649 782.

MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
3.1. Công suất của dự án đầu tư 3
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 3
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 7
4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7
4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cho giai đoạn xây dựng dự án 7
4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất, điện năng, sử dụng cho giai đoạn vận hành dự án 15
4.3. Nguồn cung cấp điện, nước cho dự án 16
4.3.1. Nguồn cấp điện 16
4.3.2. Nguồn cấp nước 16
5. TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 16
5.1.  Tiến độ thực hiện dự án 16
5.1.1. Bước chuẩn bị đầu tư 16
5.1.2. Bước thực hiện đầu tư 17
5.1.3. Kết thúc đầu tư và đưa dự án vào sử dụng 17
5.2. Tổng mức đầu tư 17
5.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 18
5.3.1. Hình thức quản lý dự án 18
5.3.2. Tổ chức thực hiện dự án 18
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 20
1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG (nếu có): 20
2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (nếu có): 20
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 21
1. DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT 21
1.1. Hiện trạng môi trường 21
1.2. Hiện trạng đa dạng sinh học 21
2. MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN 22
3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN 22
3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt 23
3.2. Hiện trạng môi trường không khí 24
3.3. Hiện trạng môi trường đất 25
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 27
1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 27
1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 27
1.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng 27
B. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 40
1.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng dự án 41
A. Nguồn ô nhiễm liên quan đến chất thải 42
B. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 56
1.1.3. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố trong quá trình chuẩn bị mặt bằng (san nền) và xây dựng dự án 58
1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 59
1.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực khi chuẩn bị dự án 59
1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn san nền và xây dựng 60
1.2.3. Giảm thiểu các rủi ro, sự cố trong quá trình chuẩn bị mặt bằng (san nền) và xây dựng dự án 67
2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 68
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 68
2.1.1. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải 68
2.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 80
2.1.3. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố 82
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 83
2.2.1. Giảm thiểu các nguồn tác động liên quan đến chất thải 83
2.2.2. Giảm thiểu các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 92
2.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành khai thác dự án 93
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 96
4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 97
CHƯƠNG V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 100
CHƯƠNG VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 101
1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 101
2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI 102
3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 102
CHƯƠNG VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 104
1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 104
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 104
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 104
2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ ĐỊNH KỲ) THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 104
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 105
2.1.1. Quan trắc giám sát môi trường nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu) 105
2.1.2. Quan trắc giám sát môi trường không khí xung quanh 105
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 105
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án: Không có. 105
3. KINH PHÍ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM 105
CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 107
1. Kết luận 107
2. Kiến nghị 108
3. Cam kết của chủ dự án đầu tư 108
PHỤ LỤC BÁO CÁO 110
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Diễn giải
ANQP - An ninh quốc phòng
BOD5 - Nhu cầu ôxy sinh học đo ở 200C , trong 5 ngày
BQLDA - Ban Quản lý Dự án 
CP - Cổ phần
CHXHCNVN - Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
CN - Công nghiệp
CN&ĐT - Công nghiệp & Đô thị
COD - Nhu cầu ôxy hóa học
DO - Ôxy hòa tan
KDC - Khu dân cư
KT-XH - Kinh tế - Xã hội
NCKT - Nghiên cứu khả thi
NN&PTNT - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NXB - Nhà xuất bản
PCCC - Phòng cháy chữa cháy
QCVN - Quy chuẩn Việt Nam
THC - Tổng Hydrocacbon
TKKT - Thiết kế kỹ thuật
TN&MT - Tài nguyên & Môi trường
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn
TVGS - Tư vấn giám sát
TSS - Tổng chất rắn lơ lửng
TVXD - Tư vấn Xây dựng
UBND - Uỷ Ban nhân dân
VH - Vận hành
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tọa độ vị trí các điểm góc của khu đất dự án (Tọa độ VN-2000) 2
Bảng 1.2. Bảng kết quả tính toán khối lượng đất san lấp của dự án 8
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng của dự án 9
Bảng 1.4. Nhu cầu lao động phục vụ thi công xây dựng và vận hành dự án 18
Bảng 3.1. Kết quả phân tích nước mặt 24
Bảng 3.2. Chất lượng môi trường không khí khu vực dự án 25
Bảng 3.3. Chất lượng đất khu vực dự án 26
Bảng 4.1. Bảng dự báo các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình san nền 29
Bảng 4.2. Tải lượng bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển đất san lấp 31
Bảng 4.3. Nồng độ bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển đất san lấp 32
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp mức tiêu hao nhiên liệu và nhu cầu sử dụng cho các phương tiện san ủi, đầm nén nền ở giai đoạn 1 33
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp mức tiêu hao nhiên liệu và nhu cầu sử dụng cho các phương tiện san ủi, đầm nén nền ở giai đoạn 2 33
Bảng 4.6. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện thi công san ủi, đầm nén nền giai đoạn 1 34
Bảng 4.7. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện thi công san ủi, đầm nén nền giai đoạn 2 34
Bảng 4.8. Hệ số ô nhiễm mỗi công nhân, tải lượng và nồng độ nước thải sinh hoạt   san nền giai đoạn 1 36
Bảng 4.9. Nồng độ chất ô nhiễm trung bình trong nước mưa chảy tràn 37
Bảng 4.10. Số lượng chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình san nền giai đoạn 1 38
Bảng 4.11. Thống kê chất thải nguy hại khi thi công san nền giai đoạn 1 39
Bảng 4.12. Mức ồn của các thiết bị thi công trong quá trình san lấp mặt bằng 40
Bảng 4.13. Mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động san lấp mặt bằng 40
Bảng 4.14. Bảng dự báo các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình xây dựng 42
Bảng 4.15. Tải lượng bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển VLXD 44
Bảng 4.16. Nồng độ bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng 45
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp mức tiêu hao nhiên liệu và nhu cầu sử dụng cho các phương tiện thiết bị xây dựng chính trên công trường ở giai đoạn 1 45
Bảng 4.18. Bảng tổng hợp mức tiêu hao nhiên liệu và nhu cầu sử dụng cho các phương tiện thiết bị xây dựng chính trên công trường ở giai đoạn 2 46
Bảng 4.19. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện thi công xây dựng giai đoạn 1 47
Bảng 4.20. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện thi công xây dựng giai đoạn 2 47
Bảng 4.21. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn 49
Bảng 4.22. Tải lượng các chất ô nhiễm trung bình ngày do hàn điện 49
Bảng 4.23. Hệ số ô nhiễm mỗi công nhân, tải lượng và nồng độ nước thải sinh hoạt trong thời gian xây dựng giai đoạn 1 51
Bảng 4.24. Số lượng chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình xây dựng giai đoạn 1 53
Bảng 4.25. Thống kê chất thải nguy hại khi thi công xây dựng giai đoạn 1 & 2 55
Bảng 4.26. Mức ồn của các thiết bị thi công trong quá trình xây dựng dự án 56
Bảng 4.27. Mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động của các thiết bị thi công trong quá trình xây dựng dự án 57
Bảng 4.28. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động 68
Bảng 4.29.  Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu Diesel 69
Bảng 4.30. Tải lượng ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển phục vụ khai thác giai đoạn 1 của Dự án 69
Bảng 4.31. Tải lượng ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển phục vụ khai thác giai đoạn 2 của Dự án 70
Bảng 4.32. Thành phần khí độc trong khói thải của các phương tiện thiết bị vận hành khai thác dựa án 71
Bảng 4.33. Tải lượng khí độc hại trong khói thải của các phương tiện thiết bị vận hành khai thác dựa án ở giai đoạn 1 71
Bảng 4.34. Tải lượng khí độc hại trong khói thải của các phương tiện thiết bị vận hành khai thác dựa án ở giai đoạn 2 71
Bảng 4.35. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện thiết bị vận hành khai thác dựa án ở mỗi giai đoạn 72
Bảng 4.36. Một số tác dụng bệnh lý do các chất ô nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe con người 72
Bảng 4.37. Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO vận hành máy phát điện dự phòng 74
Bảng 4.38. Tải lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO do vận hành máy phát điện dự phòng 74
Bảng 4.39. Tải lượng các chất ô nhiễm trung bình ngày do hàn sửa chữa bảo dưỡng container 75
Bảng 4.40. Hệ số ô nhiễm do mỗi công nhân hàng ngày đưa vào môi trường, tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải khi vận hành giai đoạn 1 76
Bảng 4.41. Hệ số ô nhiễm do mỗi công nhân hàng ngày đưa vào môi trường, tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải khi vận hành giai đoạn 2 77
Bảng 4.42. Thống kê lượng CTNH của dự án trong 1 tháng khi vận hành khai thác 79
Bảng 4.43. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số đến người nghe 80
Bảng 4.44. Ước tính kinh phí bảo vệ môi trường các giai đoạn hoạt động dự án 96
Bảng 4.45. Bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 96
Bảng 4.46. Nhận xét về độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường 97
Bảng 6.1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 101
Bảng 6.2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh 102
Bảng 6.3. Đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn 103
Bảng 7.1. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm của dự án 106
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vị trí khu đất thực hiện dự án 2
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ nhập hàng container 4
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ xuất hàng container 4
Hình 1.4. Sơ đồ hoạt động của Dự án 5
Hình 1.5. Xe nâng RSD bốc xếp Container 6
Hình 1.6. Xe nâng đóng rút hàng Container 6
Hình 1.7. Máy soi Hải quan 7
Hình 4.1. Cấu tạo của bồn tự hoại thân thiện với môi trường 63
Hình 4.2. Sơ đồ xử lý nước thải trong quá trình thi công san nền và xây dựng 64
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa của dự án 85
Hình 4.4.  Sơ đồ hệ thống thoát nước thải của dự án 87
Hình 4.5. Mô hình bể tự hoại 5 ngăn 88
Hình 4.6. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 50m3/ngày.đêm 89
Mẫu giấy phép môi trường- Giấy phép môi trường cho Cảng cạn
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 
Chủ Dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN
Địa chỉ văn phòng:
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: 
Điện thoại liên hệ:      ; Fax: ................; E-mail: 
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần - Mã số doanh nghiệp 390122*** do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp lần đầu ngày 
Giấy chứng nhận đầu tư - Mã số dự án 1385***** do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cấp lần đầu ngày 30/08/2016, và thay đổi lần thứ 4 ngày 06/01/2022
2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 CẢNG CẠN MỘC BÀI
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Tây Ninh.
Tổng diện tích quy hoạch là 16,52ha, với các mặt giáp giới như sau:
- Phía  Đông giáp : Khu thương mại dịch vụ Hiệp Thành;
Nhà máy sản xuất giày của Công ty CP Việt Nam Mộc Bài.
- Phía Nam giáp : Khu vực đất trống (cánh đồng lúa lớn).
Theo quy hoạch là sân golf rộng 120ha.
- Phía Tây giáp : Đường biên giới Việt Nam – Campuchia.
- Phía Bắc giáp : Đường Xuyên Á và Đồn biên phòng cửa khẩu Mộc Bài.
Bảng 1.1. Tọa độ vị trí các điểm góc của khu đất dự án (Tọa độ VN-2000)
Nguồn: Trích lục chỉnh lý bản đồ hành chính số 169/SĐ-ĐC ngày 19/11/2019
 Hình 1.1. Vị trí khu đất thực hiện dự án
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
- Nhóm dự án: Nhóm B
- Loại công trình: Công trình giao thông
- Cấp công trình: Cấp III
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1. Công suất của dự án đầu tư
Từ Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt theo Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 24/05/2021, chủ đầu tư đã cho triển khai Thiết kế cơ sở và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, theo đó công suất thiết kế của dự án khi hoàn thiện là 79.200Teu/năm, trên quy mô diện tích 16,52ha.
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
- Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Các chức năng chính của dự án Cản cạn Mộc Bài:
- Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container;
- Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container;
- Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại;
- Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container;
- Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container;
- Sửa chữa và bảo dưỡng container.
Sơ đồ công nghệ xuất nhập, làm hàng container:
- Nhập hàng: các xe container từ ngoài vào phải đi qua máy soi hải quan trước khi vào cảng; container rỗng sẽ được chuyển ngay đến bãi container rỗng để chờ chuyển đi; container có hàng sẽ được vào bãi tập kết container có hàng hoặc bãi chất rút container để thực hiện các thủ tục hải quan, nhận gửi, kiểm dịch, … trước khi chuyển đi hoặc lưu chứa trong kho hàng chờ chuyển đi sau.
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ nhập hàng container
Sơ đồ công nghệ nhập hàng container
- Xuất hàng: các xe container từ trong ra phải đi qua máy soi hải quan trước khi ra khỏi cảng; container rỗng tại các bãi container rỗng cứ việc cẩu lên xe container và chuyển đi; container có hàng từ các bãi tập kết container có hàng hoặc bãi chất rút container hoặc trong kho hàng phải thực hiện các thủ tục hải quan, nhận gửi, kiểm dịch, … trước khi cẩu lên xe container và chuyển đi.
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ xuất hàng container
Sơ đồ công nghệ xuất hàng container
Dự án chủ yếu vận hành các dịch vụ kho ngoại quan cung cấp cho đối tượng hàng hóa:
- Hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu.
- Hàng hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
- Hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất khẩu.
- Hàng chủ nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Hàng của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
- Hàng nước ngoài quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
Những công việc được thực hiện tại dự án:
- Lưu kho ngoại quan và các dịch vụ hải quan: thanh khoản tờ khai, thông quan…
- Bốc xếp nâng hạ, chia nhỏ hoặc gọp hàng hóa;
- Gia cố bao bì, phân loại, lấy mẫu hàng hoá, dán tem, nhãn;
- Dịch vụ vận chuyển: từ sân bay, ga tàu, bến cảng đường thủy vào kho ngoại quan và ngược lại, từ cửa khẩu vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan ra cửa khẩu, từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác;
- Dịch vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa; dịch vụ quản lý hàng hóa.
Sơ đồ vận hành của Dự án như sau:
Sơ đồ hoạt động cảng cạn
Hình 1.4. Sơ đồ hoạt động của Dự án
Do đặc thù của dự án nên giai đoạn hoạt động, chất thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ hoạt động của nhân viên và khách hàng, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động đóng rút hàng hóa, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân và quá trình bốc dỡ hàng chủ yếu là giấy hỏng, vật dụng đóng gói hư hỏng và thùng chứa hàng, và một lượng ít nước thải nhiễm dầu khi dội rửa kho bãi và xưởng sửa chữa (dầu nhớt rơi nhiểu từ các phương tiện vận tải và bốc xếp).
Công nghệ vận hành dự án được mô tả khái quát tại từng khu vực trong dự án như sau:
Tại bãi container có hàng: Xe nâng chụp Reachsteacker RSD: Sức nâng 45T, Năng suất thiết bị đạt 8 ÷ 10 moves/h, Số tầng chất xếp 4 tầng với container có hàng, số hàng ngang liên tiếp: 4 ÷ 8 hàng.
Hình xe container
Hình 1.5. Xe nâng RSD bốc xếp Container
Tại bãi container rỗng: Nâng hạ container rỗng sử dụng xe nâng rỗng (RSH) có khả năng xếp container 5÷6 tầng container rỗng, khả năng nâng 7÷10T, trọng lượng khi hoạt động gồm trọng lượng bản thân và container rỗng là 32T.
Công tác vận chuyển container giữa các vị trí công nghệ trong bãi: Công tác vận chuyển container từ bãi chứa đến bãi đóng rút sử dụng đầu kéo và rơ moóc chuyên dụng loại 2045 feet; Công tác nâng hạ container từ xe xuống bãi và ngược lại sử dụng xe nâng hàng; Công tác đóng rút hàng sử dụng xe nâng loại 23T kết hợp bằng chuyền, và cả lao động thủ công.
Công tác đóng/rút hàng container: Tại kho hàng tổng hợp được vận chuyển từ các ô tô vận tải đa năng vào container đối với hàng xuất và ngược lại đối với hàng nhập; hàng tổng hợp rút từ container vào kho đối với hàng nhập và chất đóng container đối với hàng xuất. Công tác đóng/rút hàng và vận chuyển trong kho chủ yếu sử dụng xe nâng 2 ÷ 3T kết hợp lao động thủ công; Tại bãi chất rút, các container được xếp thành từng khối đảm bảo cho xe nâng thực hiện công tác đóng, rút hàng. Công tác đóng/rút hàng và vận chuyển hàng từ bãi vào kho và ngược lại chủ yếu sử dụng xe nâng 2 ÷ 3T.
Xe nâng đóng rút hàng container
Hình 1.6. Xe nâng đóng rút hàng Container
Công tác kiểm hóa hải quan: Toàn bộ container tại bãi kiểm hóa hải quan được thực hiện kiểm tra trực tiếp gồm các công đoạn: soi chiếu, mở thùng hàng, bốc dỡ hàng để kiểm tra, xếp lại hàng vào container và đóng container. Sử dụng các thiết bị của cảng để nâng hạ. Các công tác bốc xếp hàng trong lúc kiểm tra được thực hiện thủ công.
Máy soi hải quan
Hình 1.7. Máy soi Hải quan
Dịch vụ sửa chữa vệ sinh container: Thông thường các thùng hàng container sau một quá trình luân chuyển đều phải làm công tác vệ sinh, bảo dưỡng hoặc sửa chữa từ nhỏ đến lớn. Công tác vệ sinh bảo dưỡng container được thực hiện tại khu bãi riêng. Theo số liệu thống kê của các cảng trong khu vực, số container cần phải sửa chữa theo tiêu chuẩn ISO ở mức khoảng 3 – 5% số lượng thùng luân chuyển và hầu hết các container đều có nhu cầu làm vệ sinh, bảo quản, tra bản lề, ổ khoá…Ngoài ra bố trí thêm các vị trí bãi đậu chờ xe (cắt moóc), …
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và cơ sở hạ tầng sẵn có, việc đầu tư xây dựng Cảng cạn Mộc Bài với công suất 79.200Teu/năm nhằm xây dựng một Cảng cạn hiện đại có đầy đủ các chức năng với công nghệ tiên tiến, hình thành một trung tâm đầu mối tại tỉnh Tây Ninh nhằm khai thác tốt nhất ngành nghề logicstics.
Các phương tiện bốc xếp container và đóng rút hàng container đều là các loại xe nâng chuyên dụng, là loại phương tiện hoạt động linh hoạt và nhanh chóng, nhằm đáp ứng được nhu cầu bốc xếp container và đóng rút hàng container với lưu lượng lớn khi Cảng hoạt động hết công suất.
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm chính của dự án là dịch vụ Logistics.
Hàng hóa thông qua cảng cạn chủ yếu là hàng container xuất nhập từ khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành lân cận, hàng hóa xuất nhập khẩu từ Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan ... qua cửa khẩu Mộc Bài.
4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng cho giai đoạn xây dựng dự án
Quá trình xây dựng dự án Cảng cạn Mộc Bài sẽ không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Tuy nhiên nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu là rất lớn. Nguyên liệu san lấp mặt bằng là đất san lấp. Vật liệu xây dựng gồm: sắt thép, bê tông, cát đá, gạch, tôn, sơn, ... Nhiên liệu chủ yếu là dầu DO để vận hành các phương tiện máy móc thiết bị thi công. Việc thu mua và vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng cho quá trình thi công dự án rất thuận lợi vì hầu hết đều có sẵn tại địa phương và khu vực lân cận.
a. Nguyên liệu đất san lấp
Nguồn đất san lấp: mua từ các hầm mỏ trong địa bàn huyện Bến Cầu và lân cận.
Kỹ thuật san lấp: Phạm vi 30cm trên cùng: sau khi san lấp, lu lèn đạt độ chặt K ≥ 0,98, mô đun đàn hồi trên mặt E ≥ 40Mpa, CBR ≥ 6; Phạm vi 50cm tiếp theo: lu lèn đạt độ chặt yêu cầu K ≥ 0,95; CBR ≥ 4; Phạm vi đắp từ cao độ sau đào bóc hữu cơ tới cao độ cách mặt san lấp hoàn thiện 80cm: Được chia thành từng lớp chiều dày ≤50cm lu lèn đạt độ chặt yêu cầu K ≥ 0,95; CBR ≥ 3.
Cao độ mặt san lấp hoàn thiện: +2,43 m (hệ Hòn Dấu).
Cách thức tính khối lượng san lấp: Tính theo phương pháp chia ô nhỏ kết hợp mặt cắt có cạnh axb = 30x30m, diện tích ô là 900m2. Tính cao độ sau đào bóc đất hữu cơ trung bình, xong tính độ chênh so với cao độ thiết kế mặt san lấp hoàn thiện trung bình.
Khối lượng san lấp được tính bằng tích độ chênh nhân diện tích ô:
Trong đó: V là tổng khối lượng đất san lấp; Vi là khối lượng đất san lấp của từng ô; N là số lượng ô của phạm vi san lấp; Vi = Si x hi (với Si là diện tích của ô tính toán; hi là độ chênh cao giữa cao độ sau bóc hữu cơ và cao độ thiết kế mặt san lấp hoàn thiện).
Ngoài ra nên dự trù khối lượng bù lún trong quá trình thi công 10cm.
Tổng khối lượng đất san lấp: 218.875m3
b. Vật liệu xây dựng: tổng hợp từ Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án với số lượng và chủng loại các vật liệu chính để xây dựng các hạng mục công trình chính yếu như sau:
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng của dự án
c. Nhiên liệu dầu DO: Nhà thầu thi công tự cấp cho các phương tiện vận chuyển (xe ben chở nguyên liệu san lấp, xe ben và xe tải vật tư xây dựng, …) và các phương tiện thiết bị thi công trên công trường (xe cẩu, xe cuốc, xe ủi, xe lu, …). Theo kinh nghiệm quản lý các dự án tương tự của Chủ đầu tư thì lượng dầu DO phục vụ thi công những ngày cao điểm khoảng 1.500L/ngày, ngày thấp điểm khoảng 500L/ngày, trung bình khoảng 1.000L/ngày.
4.2. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất, điện năng, sử dụng cho giai đoạn vận hành dự án
Cảng cạn Mộc Bài hoạt động theo mô hình cảng cạn với nghiệp vụ Logistics và dịch vụ hải quan là chủ yếu. Dự án không sản xuất hàng hóa cho nên không sử dụng hóa chất và cũng không có nguyên liệu đầu vào.
Tuy nhiên với mô hình cảng cạn thì lưu lượng phương tiện vận tải (xe container: chạy dầu DO) ra vào cảng sẽ rất nhiều, đồng thời các phương tiện bốc dỡ hàng hóa (xe nâng bốc xếp và đóng rút, xe container trung chuyển: chạy dầu DO) hoạt động trong cảng cũng rất đông, cùng với một lượng không nhỏ ô tô con và xe máy (sử dụng cả dầu DO, xăng E5 và M95) của các khách hàng và nhân viên làm việc tại bến cảng. Vì vậy nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho quá trình hoạt động dự án Cảng cạn Mộc Bài sẽ rất lớn. Chủ đầu tư xây dựng trạm cung cấp nhiên liệu để phục vụ hoạt động của dự án, với bể chứa có dung tích 75m3 (25m3 DO; 25m3 E5; 25m3 M95).
Ngoài ra, dự án vận hành còn phải sử dụng một số thiết bị điện:
- Hệ thống thiết bị bơm nhiên liệu tại trạm cung cấp nhiên liệu: 3 trụ bơm;
- Trạm cân xe tại khu vực cổng chính ra vào cảnh: 2 trạm cân 100T;
- Cầu trục nâng hạ trong xưởng sửa chữa: 1 cầu 5 tấn, nhịp cầu trục L = 22,4m;
- Các thiết bị sử dụng điện khác: máy soi hải quan; cửa cổng; hệ thống máy bơm cấp nước và PCCC, hệ thống điều hòa và chiếu sáng, …
4.3. Nguồn cung cấp điện, nước cho dự án
4.3.1. Nguồn cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho dự án là nguồn cấp điện 22kV cấp từ mạng lưới điện Quốc gia trên mặt tiền đường Xuyên Á tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (thông qua trạm biến áp trung gian 110kV/15kV-25MVA Bến Cầu tại xã An Thạnh).
Khi dự án xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động hết công suất thì tổng nhu cầu sử dụng điện cho dự án khoảng 500kW/ngày (625kVA/ngày), ước tính mỗi tháng tiêu thụ 15.000kW, và mỗi năm dự án cần sử dụng khoảng 180.000kW/năm.
Để đảm bảo cho hoạt động của cảng, chủ đầu tư sẽ cho lắp đặt trạm biến áp có công suất 1000kVA-22/0,4kV để cung cấp nguồn điện ổn định. Ngoài ra, Dự án được thiết kế nguồn điện dự phòng bằng 01 máy phát điện hạ thế 500kVA-22/0,4kV.
4.3.2. Nguồn cấp nước
Nguồn nước sạch sử dụng cấp cho giai đoạn xây dựng và vận hành dự án là nguồn nước thủy cục đấu nối từ mạng lưới ống cái trên trục đường Xuyên Á tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.
Nguồn nước này được cung cấp bởi Nhà máy nước Bến Cầu hiện hữu (công suất 4.000m3/ngày.đêm) và Nhà máy nước Mộc Bài hoàn thiện trong tương lai (công suất 26.000m3/ngày.đêm) tại vị trí gần cầu Đìa Xù.

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Tư vấn lập dự án xin chủ trương

- Tư vấn dự án đầu tư

- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư

- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án

- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Thi công Dự án Khoan ngầm

- Viết Hồ sơ Môi trường

+ Giấy phép Môi trường

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782

Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1