Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Mẫu giấy phép môi trường mới nhất 2022. Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa.
Giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa các loại công suất 200.000 sản phẩm/năm
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Mẫu giấy phép môi trường mới nhất 2022. Mẫu giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuất hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa.
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................. vii
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..........................................1
1. Tên chủ dự án đầu tư..................................................................................................1
2. Tên dự án đầu tư.........................................................................................................1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư.....................................................1
3.1. Công suất của dự án đầu tư......................................................................................1
3.2. Công nghệ sản suất của dự án đầu tư ......................................................................1
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư......................................................................................4
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư..............................................................................................................5
4.1. Nguyên liệu sản xuất ...............................................................................................5
4.2. Nhiên liệu sản xuất..................................................................................................6
4.3. Hóa chất sử dụng.....................................................................................................7
4.4. Nhu cầu sử dụng điện..............................................................................................7
4.5. Nhu cầu sử dụng nước.............................................................................................7
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư ..........................................................9
5.1. Vị trí địa lý của dự án..............................................................................................9
5.2. Các hạng mục công trình của dự án ......................................................................10
5.3. Máy móc, thiết bị của dự án..................................................................................14
CHƯƠNG II. SỰPHÙ HỢP CỦA DỰÁN ĐẦU TƯ VỚI QUYHOẠCH, KHẢNĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.................................................................................16
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..........................................................................................16
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải ................................................................................................................................16
Đánh giá khả năng tiếp nhận của Trạm XLNT KCN Sóng Thần 3:............................16
CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ ........................................................................................................18
1. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật..........................................................18
2. Môi trường tiếp nhận nước thải của dự án ...............................................................18
3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án...18
3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí........................................................18
3.2.Hiện trạng chất lượng môi trường nước thải..........................................................20
3.3.Hiện trạng chất lượng môi trường đất....................................................................22
CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..............................................................................26
1. Đề xuất công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án .............................................................................................................................26
1.1. Giai đoạn thi công xây dựng của dự án.................................................................26
1.2. Giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị........................................................................26
2. Đề xuất công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành...............................................................................................................................35
2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải..............................................................35
2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải..........................................................42
2.3. Về công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải rắn ............................................46
2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.......................................................................................................48
2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình dự án đi vào vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành.....................................................49
2.6. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có). ....................................................51
3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.............................51
3.1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư...........51
3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường....................52
3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường ................53
4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo...............53
CHƯƠNG V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..................56
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải...........................................................56
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải .............................................................56
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung..............................................56
CHƯƠNG VI.KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 58
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư...........58
2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.................................58
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ..........................................................58
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................................59
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án........59
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.................................................59
CHƯƠNG VII.CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..........................................61
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
KCN Khu công nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
PCCC Phòng cháy chữa cháy
BOD5 Nhu cầu Oxy sinh hóa đo ở 20oC – đo trong 5 ngày
COD Nhu cầu Oxy hóa học
SS Chất rắn lơ lửng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
UBND Ủy ban nhân dân
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
QCTN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng I.1. Danh mục sản phẩm và công suất tại công ty.................................................4
Bảng I.2. Các nguyên liệu sản xuất chính của công ty...................................................5
Bảng I.3. Các bộ phận chính trong quá trình lắp ráp......................................................6
Bảng I.4. Danh mục nhiên liệu dùng trong quá trình sản xuất.......................................6
Bảng I.5. Danh mục các hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động ...........................7
Bảng I.6. Nhu cầu sử dụng nước của dự án....................................................................8
Bảng I.7. Tọa độ vị trí dự án.........................................................................................10
Bảng I.8. Các hạng mục công trình chính....................................................................10
Bảng I.9. Tóm tắt các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và PCCC của dự án..13 Bảng I.10. Danh mục máy móc, thiết bị tại dự án........................................................14
Bảng III.1. Kết quả đo đạc môi trường không khí ngày 14/04/2022 ...........................18
Bảng III.2. Kết quả đo đạc môi trường không khí ngày 16/04/2022 ...........................19
Bảng III.3. Kết quả đo đạc môi trường không khí ngày 18/04/2022 ...........................19
Bảng III.4. Kết quả đo đạc môi trường nước thải ngày 04/07/2022 .............................20
Bảng III.5. Kết quả đo đạc môi trường nước thải ngày 05/07/2022 .............................21
Bảng III.6. Kết quả đo đạc môi trường nước thải ngày 05/07/2022 .............................21
Bảng III.7. Kết quả đo đạc môi trường đất ngày 04/07/2022........................................22
Bảng III.8. Kết quả đo đạc môi trường đất ngày 05/07/2022........................................23
Bảng III.9. Kết quả đo đạc môi trường đất ngày 06/07/2022.......................................24
Bảng IV.1. Hệ số các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt..............................27
Bảng IV.2. Tải lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị.......................................................................27
Bảng IV.3. Danh sách CTNH phát sinh trung bình trong 1 tháng...............................30
Bảng IV.4. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển máy móc, thiết bị...............................................................................................31
Bảng IV.5. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển........................................32
Bảng IV.6. Tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển ...................................32
Bảng IV.7. Nồng độcác chất ô nhiễmbụi, khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển vật liệu thi công .............................................................................................................33
Bảng IV.8. Mức ồn phát sinh trong quá trình thi công lắp đặt.....................................35
Bảng IV.9. Hệ số các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt..............................36
Bảng IV.10. Tải lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn hoạt động..............................................................................................36
Bảng IV.11. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại dự án ........................................38
Bảng IV.12. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào trạm XLNT tập trung KCN.....................40
Bảng IV.13. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông......................43
Bảng IV.14. Hệ số ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện giao thông..........................43
Bảng IV.15. Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông.................43
Bảng IV.16. Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất.....................................44
Bảng IV.17. Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình nạp liệu và cân nguyên liệu........44
Bảng IV.18. Thông số phát thải khí đối với quá trình sản xuất các sản phẩm từ hạt nhựa.......................................................................................................................................45
Bảng IV.19. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.........................52
Bảng IV.20. Danh mục các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường..................52
Bảng IV.21. Quá trình tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT......53
Bảng IV.22. Mức độ tin cậy của các đánh giá..............................................................54
Bảng VI.1. Tổng kinh phí dự toán cho chương trình giám sát môi trường hàng năm.59
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Sơ đồ quy trình sản xuất hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa...............................2
Hình 2. Một số hình ảnh về công nghệ sản xuất và sản phẩm của Công ty....................4
Hình 3. Sản phẩm hộp đựng giấy vệ sinh của dự án.......................................................5
Hình 4. Sơ đồ vị trí dự án................................................................................................9
Hình 5. Vị trí dự án trên bản đồ vệ tinh.........................................................................10
Hình 6: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn....................................................................................39
Mẫu giấy phép môi trường mới nhất - Giấy phép môi trường cho nhà máy sản xuẩ hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa các loại
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Công suất 200.000 sản phẩm/năm”.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Quy mô của dự án đầu tư: Tổng vốn đầu tư củadự án là 22.000.000.000 đồng (Hai mươi hai tỷ đồng) và thuộc dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa nên căn cứ vào phân loại pháp luật về đầu tư công thì thuộc dự án nhóm C và không thuộc loại hình gây ô nhiễm môi trường theo phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP nên dự án thuộc phân loại nhóm III tại mục số 2 phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 3.1. Công suất của dự án đầu tư
Dự án Nhà máy sản xuất hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa các loại có công suất 200.000 sản phẩm/năm.
3.2. Công nghệ sản suất của dự án đầu tư
Chi tiết quy trình sản xuất hộp đựng giấyvệ sinh bằng nhựa được thể hiện như sau:
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu là hạt nhựa các loại (ABS, PP, PE, POM, NYLON,…) đóng theo từng bao, được nhập về kho chứa nguyên liệu của Công ty.
Hạt nhựa được công nhân đổ thủ công vào máy trộn kèm với các hạt màu; một máy trộn trung bình từ 100 – 150 kg nhựa/lần trộn.
Nếu nguyên liệu ướt, sau khi trộn xong, nguyên liệu sẽ được chuyển sang máy sấy điện (85 – 90 oC). Nếu nguyên liệu khô hoàn toàn, nguyên liệu sẽ tiếp tục được đưa qua máy ép phun mà không cần bước sấy, nhà máy có 16 máy ép phun (210 – 240oC), quy trình ép khép kín do đó không phát sinh hơi nhựa.
Sau khi ép, sản phẩm tiếp tục được đi qua máy làm mát để thu được bán thành phẩm.
Các bán thành phẩm sẽ trải qua quy trình kiểm tra và lọc ra sản phẩm đạt yêu cầu, ba vớ và sản phẩm lỗi: ba vớ được đưa thủ công vào máy nghiền, rồi quay lại trở thành nguyên liệu của chu trình; các sản phẩm lỗi cũng được đưa vào máy nghiền rồi quay lại trở thành nguyên liệu của chu trình .
Các bán thành phẩm đạt yêu cầu sẽ được lắp ráp với các linh kiện, kim loại và các phụ kiện khác (được Công ty nhập về từ doanh nghiệp khác) và tiến hành đóng gói, lưu kho.
Nguyên liệu hạt nhựa ABS
Máy trộn nguyên liệu
Máy sấy
Máy ép phun
Máy nghiền
Hình 2. Một số hình ảnh về công nghệ sản xuất và sản phẩm của Công ty
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án là hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa các loại, được thể hiện trong bảng dưới đây:
Hình 3. Sản phẩm hộp đựng giấy vệ sinh của dự án
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1. Nguyên liệu sản xuất
Dự án “Nhà máy sản xuất hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa các loại - Công suất 200.000 sản phẩm/năm” có bảng tổng hợp các nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất như sau.
Bảng I.2. Các nguyên liệu sản xuất chính của công ty
Từ các nguyên liệu là hạt nhựa và hạt màu nêu trên, qua quá trình sản xuất, Công ty sẽ cho ra bán thành phẩm, bán thành phẩm sau khi được kiểm tra sẽ được lắp ráp với các bộ phận (được nhập về từ đơn vị khác) để hoàn thiện sản phẩm. Các bộ phận chính trong quá trình lắp ráp hoàn thiện sản phẩm được liệt kê trong bảng dưới đây.
Bảng I.3. Các bộ phận chính trong quá trình lắp ráp
4.2. Nhiên liệu sản xuất
Bảng I.4. Danh mục nhiên liệu dùng trong quá trình sản xuất
(Nguồn: Công ty TNHH Alwin Việt Nam, 2022) 4.3. Hóa chất sử dụng
Bảng I.5. Danh mục các hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động
4.4. Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn cung cấp:
Dự án sử dụng nguồn điện cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia thông qua hợp đồng mua bán điện với KCN Sóng Thần 3.
Nhu cầu sử dụng điện của toàn nhà máy chủ yếu phục vụ cho hoạt động máy móc và thắp sáng trung bình khoảng 105.000 kWh/tháng.
Công ty không sử dụng máy phát điện dự phòng. 4.5. Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn cung cấp: Nguồn nước sử dụng: Nước cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuấtcủaDự ánđược lấy từnguồn nướccấpcủaKhu công nghiệp Sóng Thần 3 thông qua hệ thống cấp nước chạy dọc theo các tuyến đường nội bộ của KCN. Nước sẽ sử dụng cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên; nước sử dụng cho hoạt động sản xuất; nước dùng cho tưới cây xanh và PCCC. Ước tính nhu cầu sử dụng nước như sau:
Nhu cầu sử dụng nước: Nước tại Dự án sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, nước làm mát máy móc, thiết bị, nước dùng cho tưới cây xanh và PCCC.
Dự kiến khi đi vào hoạt động sản xuất ổn định số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty khoảng 144 người.
- Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi công nhân viên làm việc tại nhà máy bình quân theo mục 2.10.2 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng – QCVN 01:2021/BXD là 80 lít/người/ngày với số ca làm việc là 1 ca/ngày.
Vì vậy, lượng nước cấp sinh hoạt khi dự án đi vào hoạt động là: Qcấp = 144 người x 80 lít/người.ngày = 11,52 m3/ngày.
- Nước làm mát máy móc, thiết bị (máy ép nhựa) cấp cho lần đầu tiên khoảng 2 m3, cấp bổ sung hằng ngày khoảng 0,5 m3/ngày.
- Nước sử dụng cho tưới cây xanh và PCCC: Tưới cây xanh:
Định mức sử dụng nước tưới cây theo mục 2.10.2 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng - QCVN 01:2021/BXD là 3 lít/m2.ngày, với diện tích cây xanh khoảng 1.764,35 m2, lưu lượng nước cần cho tưới cây là:
Nước tưới cây = 1.764,35 m2 x 3 lít/m2.ngày = 5.293,05 l/ngày = 5,3 m3/ngày. Nước cấp cho PCCC:
Lưu lượng nước cấp cho một đám cháy phải đảm bảo ≥15 l/s; số lượng đám cháy đồng thời cần được tính toán ≥ 2 (theo QCXDVN 01:2008/BXD). Tính lượng nước cấp chữa cháy cho 3 đám cháy đồng thời xảy ra trong thời gian 40 phút là:
Qcc = 15 lít/giây.đám cháy x 3 đám cháy x 40 phút x 60 giây/1.000 = 108 m3 Phương án cấp nước chữa cháy: Dự án đã được bố trí bể chứa nước chữa cháy với thể tích 400m3 thuận lợi cho quá trình chữa cháy khi có đám cháy xảy ra, đảm bảo lượng nước chữa cháy đủ cung cấp trong 3 giờ đầu khi có đám cháy xảy ra.
Như vậy: Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất vào thời điểm lớn nhất khoảng 18,82 m3/ngày. Cụ thể như sau:
5.1. Vị trí địa lý của dự án
Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất hộp đựng giấy vệ sinh bằng nhựa các loại - Công suất 200.000 sản phẩm/năm” được thực hiện tại khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Theo quy hoạch, diện tích cây xanh của dự án là 1.764,35 m2, chiếm 20,31 % tổng diện tích dự án. Cây xanh được bố trí tại những khu vực trống và xung quanh các hạng mục công trình như văn phòng, nhà xe, nhà vệ sinh, khu chứa chất thải, hồ PCCC và tạo hành lang cây xanh cách ly an toàn bao quanh nhà máy.
Cách bố trí các khu vực trong dự án được tính toán và sắp xếp khoa học nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động của dự án. Hình thức kiến trúc xây dựng của công trình mang kiểu dáng và kết cấu hiện đại, sinh động. Hình khối kiến trúc khúc chiết, gọn gàng đảm bảo lấy sáng và thông thoáng, rất phù hợp khí hậu nhiệt đới của khu vực. Vật liệu và màu sắc hoàn thiện được sử dụng hợp lý, hài hòa.
Các không gian phụ trợ như nhà ăn, vệ sinh chung, đường nội bộ,... đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt, giao thông và an toàn phòng cháy chữa cháy của dự án.
- Cây xanh, thảm cỏ
Diện tích cây xanh của dự án là 1.764,35 m2 , chiếm 20,31 % tổng diện tích đất dự án, đảm bảo diện tích cây xanh đạt theo quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD (≥ 20%). Hệ thống cây xanh, thảm cỏ của dự án có tác dụng tạo cảnh quan, điều hòa vi khí hậu cho khu vực dự án. Đồng thời, tạo dải phân cách, góp phần hạn chế bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của dự án phát tán ra môi trường xung quanh. Chủ dự án sẽ lựa chọn một số loại cây trồng thích hợp với đặc thù ngành nghề và cảnh quan chung của dự án để trồng như cây tràm, bàng Đài Loan, câybằng lăng, muồng hoàng yến, câytùng, cau vua, …vv.
Khu vực trồng cây xanh: trồng trên tuyến đường nội bộ, sân bãi, khu vực đất trống giữa các hạng mục công trình của dự án.
- Hệ thống giao thông nội bộ
Đường nội bộ bên trong khu vực dự án sẽ được tráng bê tông và trải nhựa, đường 1 làn xe chạy, chiều rộng đường chỗ hẹp nhất 3,5m, chỗ rộng nhất 10 m, chiều cao thông thủy của đường là 3,5m không có vật cản che chắn, đảm bảo cho xe chữa cháy và xe vận tải nặng, xe container ra vào vận chuyển hàng hóa một cách thuận tiện.
Hạ tầng giao thông của KCN Sóng Thần 3 đã được xâydựng hoàn chỉnh. Hệ thống hạ tầng giao thông của dự án được kết nối với hạ tầng giao thông của KCN Sóng Thần 3.
Các hạng mục công trình cấp nước, cấp điện và thông tin liên lạc
- Hệ thống cấp nước
Nguồn nước cấp cho hoạt động của dự án sẽ được đấu nối từ hệ thống cấp nước chung của KCN Sóng Thần 3 thông qua đồng hồ DN25. Từ đồng hồ DN25, nước được cấp lên bồn nước 1000L đặt trên mái nhà vệ sinh, hồ nước ngầm PCCC, nhà bảo vệ và cấp đến các van khóa Φ27 bố trí xung quanh các công trình tưới cây xanh.
Từ bồn nước 1.000L cấp xuống các nhà vệ sinh theo ống đứng PVC Φ34. Hệ thống cấp điện
Nguồn cấp điện cho hoạt động kinh doanh, sinh hoạt, thắp sáng của dự án là nguồn cấp điện chung của KCN Sóng Thần 3. Chủ dự án, sẽ tiến hành làm thủ tục đấu nối nguồn điện cấp chung của KCN đưa về Trạm điện của dự án để cấp điện cho hoạt động của dự án.
- Hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc của nhà máy được kết nối với hệ thống hạ tầng viễn thông của KCN Sóng Thần 3.
Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và PCCC Hệ thống thoát nước mưa
Nước mưa trên mái tập trung vào sê nô và thoát vào ống đứng PVC Φ90 xuống hố ga, mương bố trí xung quanh công trình.
Nước mưa trên đường, sân bãi thoát vào hố ga bố trí xung quanh công trình.
Toàn bộ nước thoát theo một hướng (Xem bản vẽ thoát nước tổng thể ở phần Phụ lục) bằng cống B.T.C.T Φ600 ra hố ga thoát nước mưa đô thị.
-Hệ thống thoát nước thải
Dự án không có phát sinh nước thải sản xuất, chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân viên. Hệ thống thu gom, thoát nước thải được xây dựng riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước mưa.
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, từ lavabo,…..được thu gom theo ống PVC Φ114, Φ90 về bể tự hoại ba ngăn, dự án bố trí 2 bể tự hoại 3 ngăn (bao gồm: ngăn chứa, ngăn lọc, ngăn lắng).
Bể tự hoại thứ nhất có kích thước 2,2m x 1,6m x1,2m. Bể tự hoại thứ 2 có kích thước 3,4m x 2,8m x 1,5m.
-Khu vực tập trung chất thải rắn
Dự án bố trí kho lưu giữ chất thải rắn có diện tích 35 m2. Kho được thiết kế có tường bao, mái che kín, nền sàn BTCT chống thấm, nền kho được thiết kế cao hơn mặt đường giao 20 cm, có gờ chống tràn để ngăn không cho nước mưa tràn vào khu vực kho. Bên trong kho được chia làm 03 ô riêng biệt (01 ô có diện tích 10m2 để để lưu chứa chất thải nguy hại, 01 ô có diện tích 20m2 để lưu chứa thành phần chất thải rắn công nghiệp và 01 ô có diện tích 5m2 để lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt), tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chức năng tới thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý theo đúng quy định.
-Hệ thống PCCC
Hệ thống PCCC tại dự án đươc thiết kế theo đúng tiêu chuẩn và đã được Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH – Công an tỉnh Bình Dương thẩm duyệt (Biên bản đính kèm ở Phụ lục).
Bố trí đường nội bộ phục vụ cho xe chữa cháy đạt yêu cầu (1 làn xe chạy, chỗ hẹp nhất 3,5m và chỗ rộng nhất 10m, chiều cao thông thủy của đường là 2,5m và không có vật cản che chắn)
Trạm bơm, bể nước chữa cháy: Chủ dự án bố trí 01 bể chứa nước ngầm phục vụ cho công tác PCCC có dung tích khoảng 400 m3. Cụm bơm chữa cháy được lắp đặt mới có 03 máy bơm (1 điện, 1 Diezel, 1 bơm duy trì áp lực)
Hệ thống chữa cháy bằng nước: Gồm hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (4 họng đôi, tại trụ có bố trí đầy đủ lăng, vòi chữa cháy), đường ống cấp nước chữa cháy (đường ống mạng vòng, đường ống chính DN125mm, DN114mm; đường ống nhánh DN50mm; đường ống nhánh Sprinkler DN34mm), họng nước chữa cháy vách tường (18 họng vách tường trong nhà, đầy đủ lăng và vòi chữa cháy) và 430 đầu phun Sprinkler.
- Tư vấn lập dự án xin chủ trương
- Tư vấn dự án đầu tư
- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư
- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án
- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
- Thi công Dự án Khoan ngầm
- Viết Hồ sơ Môi trường.
+ Giấy phép Môi trường.
+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.
+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782
Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com
GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn