Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất gỗ xẻ và viên nén gỗ

Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất gỗ xẻ và viên nén gỗ. có tổng diện tích là 4,606118 ha, có tổng mức đầu tư là 141.854.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi mốt tỷ, tám trăm năm mươi bốn triệu đồng). Căn cứ khoản 3 điều 9, Luật đầu tư công dự án thuộc nhóm B.

Ngày đăng: 21-06-2024

275 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................i

DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.....................vi

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........................1

1. Tên chủ dự án đầu tư..............................................1

2. Tên dự án đầu tư......................................................1

2.1. Tên dự án.......................................................................1

2.2. Địa điểm thực hiện dự án.......................................................................1

2.3. Quy mô dự án.........................................................................................4

2.3.1. Quy mô của dự án.............................................................................4

2.3.2. Mục tiêu, các hạng mục công trình của dự án đầu tư......................4

3. Công suất, công nghệ và sản phẩm của dự án..........................................7

3.1. Công suất................................................................................................7

3.2. Công nghệ sản xuất................................................................................7

3.3. Sản phẩm..............................................................................................12

4. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước của dự án.........................13

4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng.............................................13

4.2. Nhu cầu hóa chất..................................................................................15

4.3. Nhu cầu sử dụng nước .........................................................................15

4.4. Nhu cầu về điện....................................................................................16

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.....................................16

5.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án ............................................16

5.2. Điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn .................................................16

5.2.1. Địa hình, địa mạo ...........................................................................17

5.2.2. Địa chất công trình.........................................................................17

5.2.3. Thủy văn..........................................................................................17

5.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật..............18

5.3.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất.....................................................18

5.3.2. Hiện trạng hạ tầng xã hội và kỹ thuật ............................................19

5.4. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.....................23

5.4.1. Tiến độ thực hiện ............................................................................23

5.4.2. Vốn đầu tư.......................................................................................23

5.4.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án................................................24

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.............................................26

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư................................................................26

2.2. Khả năng chịu tải của môi trường........................................................27

Chương III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC

HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................................................................28

3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật...................28

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án..........................28

3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường không khí nơi thực

hiện dự án...........................................................................................................28

3.3.1. Hiện trạng chất lượng không khí ......................................................28

3.3.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm....................................................29

3.3.2. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực dự án trước

khi triển khai dự án..............................................................................................30

3.3.3. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc

điểm môi trường tự nhiên khu vực dự án............................................................31

Chương IV: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ

ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG....................................................32

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi

trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư............................32

4.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án..........32

4.1.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ...................32

4.1.1.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .............41

4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện......44

4.1.2.1. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải......................44

4.1.2.2. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn.................45

4.1.2.3. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường về bụi, khí thải....46

4.1.2.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác.......................................47

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi

trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.......................................48

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động..........................................................48

4.2.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải .....................................49

4.2.1.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .............56

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện......60

4.2.2.1. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải......................60

4.2.2.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu khí thải, bụi............................63

4.2.2.3. Công trình, biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn.................74

4.2.2.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ...................75

4.2.2.5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng

phó sự cố môi trường khác................................................................75

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường......80

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ........................81

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình.......................................................84

4.3.3. Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ....84

4.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường85

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự

báo...............................................86

Chương V: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.....90

5.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải..........................90

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải............................................90

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................92

Chương VI: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ

LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN ......................................................................................................93

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án..93

6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm...........................................93

6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công

trình, thiết bị xử lý chất thải................................................................................93

6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo

quy định của pháp luật......................................................94

6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.....................................94

6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải ...........................95

6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác .................................95

6.3. Kinh phí dự kiến cho công tác giám sát môi trường hàng năm ........96

Chương VII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ .......................97

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH ........

- Địa chỉ văn phòng: ....... , xã Cư M’Ta, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

- Người đại diện: ......   - Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ..........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên số .......... đăng ký lần đầu ngày 21/03/2022; đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 07/11/2022, do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp;

2. Tên dự án đầu tư

2.1. Tên dự án

Tên dự án: “Nhà máy sản xuất gỗ xẻ và viên nén gỗ

Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư: UBND tỉnh Đắk Lắk (theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 18165/QĐ-UBND ngày 20/09/2023 của UBND tỉnh Đắk Lắk).

2.2. Địa điểm thực hiện dự án

Khu vực thực hiện dự án có tổng diện tích 4,606118 ha thuộc lô 1, 2, 3 thuộc khu chức năng HH – 03 - CCN M’Đrắk, xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.

Ranh giới như sau:

- Phía Đông Bắc giáp: đường quy hoạch số 2 – CCN M’Đrắk.

- Phía Đông Nam giáp: hàng rào phía Đông Nam của CCN M’Đrắk.

- Phía Tây Bắc giáp: đường quy hoạch số 6 - CCN M’Đrắk.

- Phía Tây Nam giáp: Lô 1, 2 thuộc khu chức năng LN – 05 - CCN M’Đrắk.

a. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

- Hiện trạng quản lý đất: Diện tích đất thực hiện dự án đang do phòng Kinh tế Hạ tầng huyện M’Đrắk quản lý.

- Mục đích sử dụng đất: Đất xây dựng cụm công nghiệp

- Hiện trạng tài sản trên đất của dự án: Khu vực dự án hiện đang là đất trống, đất trồng hoa màu; trồng mía và 1 ít cây keo.

b. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

* Các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực dự án - Điều kiện giao thông:

+ Cách dự án 450m về phía Tây Bắc là trục đường chính của CCN, đường nhựa rộng 30m, tuyến đường này nối ra tuyến Quốc lộ 26. Còn lại các tuyến đường nội bộ trong CCN một số đang được thi công, một số chưa được đầu tư. Xung quanh khu vực dự án có quy hoạch đường giao thông nhưng hiện nay CCN chưa triển khai xây dựng xong hạ tầng đường giao thông nên hiện trạng chỉ có các tuyến đường mòn do các phương tiện giao thông đi lại.

+ Nằm cách dự án 250 m theo hướng Tây Nam là Quốc lộ 26, đây là trục đường giao thông chính đã được nhựa hóa từ lâu, nối trung tâm tỉnh Đắk Lắk với các huyện phía Đông của tỉnh, nối liền Đắk Lắk với Nha Trang.

- Mạng lưới sông suối: Khu vực dự án không có nguồn nước mặt nào, nằm gần dự án khoảng 150m theo hướng Nam là nhánh suối nhỏ (suối cạn) đổ vào sông Krông H'ding chảy ra hệ thống sông Ba, dòng suối nhỏ này dự kiến là 01 điểm tiếp nhận nước mưa phía Đông Nam của CCN.

- Hệ thống rừng, khu dự trữ sinh quyển: Khu vực xung quanh dự án không có diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên. Trong phạm vi 2,0 km từ dự án cũng không có khu bảo tồn, rừng nguyên sinh,...

* Các đối tượng kinh tế - xã hội

- Dân cư: Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư gần nhất là 2,9km về phía Đông Nam là khu dân cư thuộc Buôn Tai, xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; cách UBND xã Krông Jing khoảng 4,3 km về hướng Đông Nam. Xung quanh dự án là đất CCN chưa sử dụng và một số nhà máy đang hoạt động trong CCN.

* Tương quan với các nhà máy đang hoạt động trong CCN M’Đrắk:

- Cách dự án 50m về hướng Tây Bắc là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrắk.

- Cách dự án 630m về hướng Tây Bắc là Nhà máy sản xuất gỗ ván ép của Công ty TNHH Tam Phát.

- Cách dự án 960m về hướng Tây Bắc là Nhà máy chế biến gỗ của Công ty CP chế biến gỗ Trường Thành.

* Các đối tượng khác: Qua khảo sát cho thấy, tại khu vực không có nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Xung quanh khu vực dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2020 gồm:

+ Nguồn nước mặt trong vùng gần dự án không sử dụng cho cấp nước sinh hoạt mà chỉ sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp. Bên cạnh đó dự án không có hoạt động xả nước thải ra nguồn nước mặt.

+ Diện tích đất xây dựng dự đã được quy hoạch là đất xây dựng cụm công nghiệp.

2.3. Quy mô dự án

2.3.1. Quy mô của d án

Dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất gỗ xẻ và viên nén gỗ ” có tổng diện tích là 4,606118 ha, có tổng mức đầu tư là 141.854.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi mốt tỷ, tám trăm năm mươi bốn triệu đồng). Căn cứ khoản 3 điều 9, Luật đầu tư công dự án thuộc nhóm B.

2.3.2. Mục tiêu, các hạng mục công trình của dự án đầu tư

a. Mục tiêu

- Tận dụng các nguồn nguyên liệu từ các dự án trồng rừng trên địa bàn để sản xuất sản phẩm gỗ xẻ và viên nén gỗ chất lượng cao xuất khẩu ra nước ngoài.

- Tạo công ăn việc làm cho lượng công nhân tại địa phương, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh thông qua các khoản thuế.

b. Quy mô các hạng mục công trình b.1. Cơ cấu sử dụng đất

Tổng diện tích đất của dự án là 46.061,18 m2. Cơ cấu sử dụng đất của dự án dự kiến như sau:

Bảng 1.2. Quy hoạch sử dụng đất của dự án

Dựa vào công suất dự án, phương án kỹ thuật công nghệ, bố trí dây chuyền sản xuất, dự án đã xác định được quy mô và khối lượng các hạng mục công trình chính như bảng sau:

Các hạng mục công trình chính

· Nhà xưởng băm dăm và xẻ gỗ

- Loại, cấp công trình: Công trình công nghiệp, cấp III;

- Số tầng: 01 tầng;

- Diện tích xây dựng: 6.375,6 m2

- Cấu trúc: Móng, cột dầm sàn bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn harderner, kèo thép, xà gồ mạ kẽm, cửa cuốn lá thép, cửa đi cửa sổ nhôm kính. Mái tôn.

· Nhà xưởng nghiền thô và sấy

- Loại, cấp công trình: Công trình công nghiệp, cấp III

- Số tầng: 01 tầng;

- Diện tích xây dựng: 4.830 m2

- Cấu trúc: Móng, sàn bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn harderner. Cột dầm kèo thép, xà gồ mạ kẽm, cửa cuốn lá thép, cửa đi cửa sổ nhôm kính. Mái tôn.

· Nhà xưởng ép viên và nghiền tinh

- Loại, cấp công trình : Công trình công nghiệp, cấp III

- Số tầng: 01 tầng;

- Diện tích xây dựng: 4.830 m2

- Cấu trúc: Móng, sàn bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn harderner. Cột dầm kèo thép, xà gồ mạ kẽm, cửa cuốn lá thép, cửa đi cửa sổ nhôm kính. Mái tôn.

· Nhà si lô thành phẩm

- Loại, cấp công trình: Công trình công nghiệp, cấp III

- Số tầng: 01 tầng;

- Diện tích xây dựng: 1.380 m2

- Cấu trúc: Móng, sàn bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn harderner. Cột dầm kèo thép, xà gồ mạ kẽm, cửa cuốn lá thép, cửa đi cửa sổ nhôm kính. Mái tôn.

· Nhà quản lý

- Loại, cấp công trình: Công trình dân dụng, cấp IV;

- Số tầng: 01 tầng

- Diện tích xây dựng: 574,5 m2

- Cấu trúc: Móng, giằng bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn lát gạch ceramic, cửa đi cửa sổ nhôm kính. Mái tole.

Các hạng mục công trình phụ trợ

· Nhà vệ sinh chung: Diện tích xây dựng: 32 m2; cấu trúc: Móng, cột sàn bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn lát gạch Ceramic. Mái tôn.

· Trạm biến áp máy ép viên: Diện tích xây dựng: 160m2; cấu trúc: Móng bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn BTCT xoa phẳng, cột sắt hộp, vách, cửa lưới thép.

· Phòng bảo trì: Diện tích xây dựng: 104m2; Cấu trúc: Móng, cột dầm sàn bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn BTCT xoa nhám, lát gạch ceramic, kèo thép , xà gồ mạ kẽm, cửa đi cửa sổ nhôm kính. Mái tôn.

· Phòng gia công cơ khí: Diện tích xây dựng: 104m2; Cấu trúc: Móng, cột dầm sàn bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn BTCT xoa nhám, kèo thép , xà gồ mạ kẽm, cửa đi cửa sổ thép. Mái tôn.

· Trạm bơm, bể PCCC: Diện tích xây dựng: 200 m2; Cấu trúc: Móng, giằng bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn BTCT xoa nhám, kèo thép , xà gồ mạ kẽm, cửa đi cửa sổ thép. Mái tôn.

· Trạm biến áp khu băm dăm: Diện tích xây dựng: 32m2; cấu trúc: Hoàn thiện sàn BTCT xoa phẳng, cột sắt hộp, vách, cửa lưới thép.

· Bàn cân: Diện tích xây dựng: 90 m2; cấu trúc: Đáy, thành, nắp BTCT.

· Nhà quản lý: Diện tích xây dựng: 574,5 m2; cấu trúc : Móng, cột dầm sàn bê tông cốt thép, hoàn thiện sàn lát gạch ceramic, cửa đi cửa sổ nhôm kính. Mái tole.

· Nhà bảo vệ: Diện tích xây dựng: 18 m2; cấu trúc: Móng bê tông đá, hoàn thiện sàn BTCT xoa nhám, cột kèo thép , xà gồ mạ kẽm .Mái tôn.

· Nhà để xe: Diện tích xây dựng: 175,25 m2; cấu trúc: Móng bê tông đá, hoàn thiện sàn BTCT xoa nhám, cột kèo thép , xà gồ mạ kẽm .Mái tôn.

* Các hạng mục phụ khác:

- Xây dựng đường giao thông nội bộ bê tông cốt thép theo yêu cầu thực tế.

- Hệ thống cây xanh nội bộ.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: tường rào; cấp nước; thoát nước; PCCC; chống sét,…

- Hệ thống xử lý nước thải; hệ thống thu gom xử lý bụi, khí thải...

3. Công suất, công nghệ và sản phẩm của dự án

3.1. Công suất

+ Viên nén gỗ:

- Công suất: 3-5 tấn thành phẩm/giờ/máy ép viên; 25-30 tấn thành phẩm/giờ.

- Thời gian hoạt động: 16 giờ/ngày (2 ca); 300 ngày/năm. - Sản lượng: 150.000 tấn/năm.

+ Gỗ xẻ:

- Công suất: 30-35 m3/ngày (08h/ngày/02 line).

- Thời gian hoạt động: 8 giờ/ngày (1 ca); 300 ngày/năm.

- Sản lượng: 10.000 m3/năm.

3.2. Công nghệ sản xuất

a. Công nghệ sản xuất viên nén gỗ

- Công ty áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, với máy móc thiết bị đầu tư cho dự án hoàn toàn mới 100%, đảm bảo tính hiện đại và hiệu quả trong hoạt động sản xuất của Dự án. Hệ thống máy ép viên được nhập khẩu chính hãng từ Andritz (Áo) - Công ty hàng đầu thế giới cung cấp về máy móc thiết bị Viên nén gỗ. Hệ thống máy băm gỗ được lắp ráp bởi nhà cung cấp chất lượng và uy tín. Hệ thống máy nghiền thô được nhập khẩu chính hãng từ Woodmizer (Mỹ). Các máy móc còn lại xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

- Dây chuyền sản xuất và máy móc hiện đại được bố trí hợp lý theo từng khâu trong cả dây chuyền, đảm bảo độ chính xác cao nhằm hạn chế việc dịch chuyển nguyên vật liệu và tăng tính tự động hóa của dây chuyền sản xuất.

Quy trình chế biến viên nén của dự án như sau

Hình 1.2: Quy trình sản xuất viên nén kèm theo dòng thải của dự án

* Thuyết minh quy trình

Quy trình sản xuất viên nén của dự án gồm các công đoạn chính như sau:

- Nguyên liệu gồm: nguồn gỗ từ khai thác rừng trồng, củi từ chăm sóc rừng trồng hàng năm và phế phẩm từ các xưởng chế biến gỗ (không bao gồm mùn cưa) được thu mua về nhà máy và được đưa vào hệ thống máy băm tạo thành dăm gỗ có kích thước cỡ nhỏ hơn, sau đó được máy xúc lật vận chuyển dăm đến các gàu tải đưa vào công đoạn nghiền thô. Lượng dăm băm ra sử dụng hết trong ngày đảm bảo không lưu chứa dăm tại bãi chứa gỗ.

- Công đoạn nghiền thô: Sau khi qua công đoạn băm, các mảnh gỗ, dăm bào có kích thước lớn sẽ được nghiền thành các hạt có kích thước nhỏ hơn cỡ 5mm x 25mm x 25mm trọng lượng cỡ 150 - 350 kg/m3, với lượng tạp chất thấp hơn 0,4%, để đạt kích thước đồng đều nhằm mục đích tạo ra viên nén đẹp và có tỷ trọng cao.

- Công đoạn sấy: Là công đoạn điều chỉnh độ ẩm cho nguyên liệu sau khi nghiền thô vì độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm. Độ ẩm nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất viên nén là 09-11%. Đa số nguyên liệu tạo ra khi sử dụng máy nghiền gỗ vụn, dăm bào thường có độ ẩm cao từ 35 -40 % do đó dự án phải sử dụng hệ thống sấy để làm giảm độ ẩm của khối nguyên liệu sau đó theo đường băng tải kín để vào kho.

- Công đoạn nghiền tinh: Nguyên liệu sau khi sấy hỗn hợp này được đưa qua công đoạn nghiền tinh, tại công đoạn này nguyên liệu là mùn cưa được đưa bằng đường ống hút đưa vào các gàu tải của máy nghiền tinh, sau đó nguyên liệu sẽ được phối trộn để tạo thành một hỗn hợp thống nhất về thành phần và độ

ẩm có kích thước cỡ 5mmx10mmx10mm, độ ẩm 09-11%, trọng lượng cỡ 100 -200 kg/m3, với lượng tạp chất thấp hơn 0,4%.

- Công đoạn tạo viên nén:

Sau khi nguồn nguyên liệu đầu vào được nghiền và sấy đạt kích thước và độ ẩm thích hợp thì được đưa đến bộ phận ép viên. Nguyên liệu được đưa vào miệng nạp nguyên liệu của máy ép viên bằng các hệ thống băng tải, vít tải, nhờ hệ thống này để cung cấp nguyên liệu một cách đều đặn vào miệng nạp nguyên liệu của máy nén viên. Nguyên liệu sau khi được đưa vào sẽ được nén với áp suất cao sẽ cho ra viên có kích thước đồng đều và cứng mà không cần dùng phụ gia hay hóa chất.

Đối với mùn cưa được vận chuyển từ bằng các xe từ các đơn vị thu mua về nhà máy sau đó đưa về kho, đối với kho được xây dựng cao và đảm bảo kín, nhằm mục đích không để bụi phát tán ra bên ngoài nhưng vẫn thông thoáng cho công nhân làm việc.

Các sản phẩm viên nén hư hỏng và bụi thu gom từ quá trình ép viên được thu gom và tái sản xuất viên nén.

- Công đoạn làm nguội và sàng tuyển phân loại:

Viên nén sau khi được tạo ra có nhiệt độ khá cao sẽ được đưa qua băng tải để đưa vào hệ thống làm mát, tại đây sản phẩm viên nén sẽ được làm nguội nhằm giảm nhiệt độ của viên nén. Viên nén sau khi làm mát sẽ được sàng tuyển lần cuối trước khi đưa về kho thành phẩm qua hệ thống băng tải.

Layout 3D dây chuyền sản xuất viên nén

a. Công nghệ sản xuất gỗ xẻ

Quy trình công nghệ sản xuất gỗ xẻ như sau:

Hình 1.3: Quy trình sản xuất gỗ xẻ của dự án

* Thuyết minh quy trình

- Nguyên liệu sản xuất là gỗ keo tròn (có độ ẩm khoảng 40-45%) được thu mua từ các dự án rừng trồng được vận chuyển về bãi chứa nguyên liệu để chuẩn bị đưa vào sản xuất.

- Từ những cây gỗ keo tròn thu hoạch được thu mua về nhà máy sẽ được đưa vào máy cắt theo kích thước cần sơ chế (dài từ 1,2m – 2m).

- Sau đó, gỗ khúc theo băng tải để dẫn qua máy xẻ gỗ tròn để tạo ra khúc gỗ vuông và bìa gỗ (nửa gỗ tròn):

+ Gỗ hộp vuông sẽ được đưa vào máy xẻ gỗ hộp để tạo thành các thanh gỗ có kích thước theo đơn đặt hàng (rộng 60- 100mm; dày 16mm-29mm).

+ Bìa gỗ (nửa gỗ tròn) sẽ được đưa vào máy xẻ bìa nửa gỗ tròn và máy rong thẳng bìa gỗ để tạo thành các thanh gỗ thành phẩm.

- Tiếp theo, các thanh gỗ sẽ được kiểm tra để loại bỏ các lỗi trong khâu xẻ gỗ như thanh gỗ bị thiếu kích thước, thanh gỗ bị mắt chết su đó sẽ đóng kiện lưu kho và chờ chuyển giao cho khách hàng.

- Phụ, phế phẩm là các phần cắt bỏ trong quá trình cắt khúc, xẻ gỗ; sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được thu gom để chuyển qua sản xuất dăm gỗ, viên nén.

- Bụi thu gom từ công đoạn cưa/xẻ gỗ sẽ được thu gom để làm nguyên liệu sản xuất viên nén gỗ.

c. Máy móc, thiết bị phục vụ dự án

Máy móc, thiết bị sử dụng tại dự án như sau:

3.3. Sản phẩm

+ Viên nén gỗ:

Sản phẩm viên nén gỗ được sản xuất đạt các thông số kỹ thuật như sau:

- Nhiệt lượng: 17+ GJ/MT;

- Độ ẩm: 9-11%; - Độ tro: <1,5%;

- Độ cứng: >98%;

- Đường kính: 6-10mm;

- Thành phần: củi keo, bạch đàn, các loại gỗ khác…

Sản phẩm của dự án là viên nén gỗ có độ ẩm thấp, lượng tro sinh ra thấp nên quá trình đốt cháy tiêu tốn ít năng lượng. Ngoài ra, quá trình đốt không phát sinh khí CO do nguyên liệu có độ ẩm thấp, cháy hoàn toàn, không tạo khói đen nên được xem là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.Thành phẩm viên nén gỗ của dự án chủ yếu xuất khẩu thị trường Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu.

+ Gỗ xẻ:

Sản phẩm gỗ xẻ được sản xuất đạt các thông số kỹ thuật như sau:

- Gỗ keo xẻ dày 16, 19, 24, 29mm…tùy theo yêu cầu của khách hàng.

- Độ rộng: 60,80,100mm.

- Độ ẩm: 10-12%.

Thành phẩm gỗ xẻ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

4. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước của dự án

4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng

a. Nguồn nguyên liệu

- Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất tại nhà máy chủ yếu là gỗ tròn, cành củi, gỗ tạp… có độ ẩm tự nhiên 45-50% được thu mua trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nguồn cung cấp chủ yếu là từ các dự án trồng rừng:

+ Đối với nguồn nguyên liệu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, chủ dự án xác định sử dụng 90% là cây keo, còn lại là cây cao su, cây thông, các gỗ nhỏ, cành nhỏ trong thu hoạch lâm sản, từ các vườn trồng cây lâu năm khi cắt tỉa, chặt cây, củi vụn, các sản phẩm phụ của ngành chế biến gỗ (dăm bào, mùn cưa, bột gỗ, vụn gỗ bỏ).

+ Không sử dụng các loại nguồn gỗ rừng tự nhiên không hợp pháp để làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất tại dự án.

b. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng

- Sản xuất viên nén: Để sản xuất 01 tấn thành phẩm viên nén, cần có khoảng 1,3 - 1,5 tấn nguyên liệu với độ ẩm tự nhiên. Như vậy, với công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm cần tối đa là 225.000 tấn nguyên liệu/năm, với hoạt động của dây chuyền này 300 ngày/năm thì lượng gỗ nguyên liệu sử dụng là 750 tấn nguyên liệu/ngày.

- Sản xuất gỗ xẻ: Nguyên liệu gỗ xẻ là gỗ keo, để sản xuất 1 m3 gỗ xẻ cần 1,6m3 gỗ keo tròn. Như vậy, với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm cần tối đa là 16.000 m3 nguyên liệu/năm = 12.320 tấn nguyên liệu/năm (tỷ trọng gỗ nguyên liệu là khoảng 0,77 tấn/m3), với hoạt động của dây chuyền này 300 ngày/năm thì lượng gỗ nguyên liệu sử dụng là 41,06 tấn nguyên liệu/ngày. Gỗ thải sau khi xẻ được tận dụng để sản xuất viên nén với khối lượng là: 4.620 tấn/năm.

- Nhiên liệu sử dụng cho quá trình đốt lò: Lò đốt khu vực xưởng sản xuất viên nén dùng nhiên liệu là dăm gỗ, dăm đốt có kích thước nhỏ hơn 50mm; với khối lượng định mức thực tế 1.800 kg/h/lò; thời gian làm việc 16 giờ/ngày; nên khối lượng nhiên liệu là dăm gỗ sử dụng trong 1 ngày là 28,8 tấn/ngày. Nhà máy có 2 lò sấy công suất 32 tấn/h/lò, hai lò hoạt động luân phiên mỗi lò 8 tiếng/ngày; do đó 01 lò sử dụng 14,4 tấn dăm gỗ/ngày.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Sản xuất kinh doanh thực phẩm

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha