Báo cáo đánh giá tác dộng môi trường của Dự án xây dựng Nhà máy Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu

Báo cáo đánh giá tác dộng môi trường của Dự án xây dựng Nhà máy Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Công ty tiếp tục sử dụng các công trình hiện hữu và bổ sung thêm máy móc, thiết bị để nâng công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm lên 8.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 27-06-2024

165 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT......................................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................ix

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

1. Xuất xứ của dự án ................................................................................................. 1

1.1. Thông tin chung về dự án................................................................................... 1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư... 2

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng,

quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự

án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan............................... 3

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) .............................................. 4

2.1. Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM...................... 4

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án.....

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM.............................. 7

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường ................................................. 7

3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM......................................... 7

3.2. Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM................................................... 8

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường......................................................... 9

4.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường:.............................................. 9

4.2. Các phương pháp khác..................................................................................... 10

5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM......................................................... 11

5.1. Thông tin về dự án ................................................. 11

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường....................... 15

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án ........... 17

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường theo các giai đoạn của dự án:................... 20

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án.......................... 39

Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN............................................... 51

1.1. Thông tin về dự án ........................................................................................... 51

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án........................................... 55

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,

nước và các sản phẩm của dự án.............................. 58

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành.......................................................................... 64

1.5. Biện pháp tổ chức thi công: ............................................................................. 69

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án: ...................... 69

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN........................ 73

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................................. 73

2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 73

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án...................................................... 90

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án: ................ 96

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường:................................. 96

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học...................................................... 106

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án....... 110

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án....................................... 110

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.................... 112

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng:............ 112

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động:................................................................... 112

3.1.1.1. Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái........................................ 112

3.1.1.2. Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư............. 112

3.1.1.3. Đánh giá tác động đến môi trường của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án......... 112

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện

pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường........................ 13

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn vận hành (sau nâng nâng công suất): ..................... 155

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................................ 155

3.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải................. 155

3.2.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải.............................. 164

3.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành............... 167

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành (sau khi nâng công suất)................. 169

3.2.2.1. Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải................................. 169

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: ................. 182

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.................. 182

3.3.2. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ............................... 18

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo:.......................... 183

Chương 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,

PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC....................... 185

Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...... 186

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ cơ sở ........................................... 186

5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ cơ sở.......................................... 193

Chương 6 KẾT QUẢ THAM VẤN..................................................................... 197

I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG............................................................................. 197

1.1.Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng........................................... 197

1.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử:......................... 197

1.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến....................................................... 197

1.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định....................................................... 197

1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng.......................................................................... 197

II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN....... 198

2.1. Tham vấn ý kiến bằng văn bản theo quy định............................................... 198

2.2. Kết quả tham vấn chuyên gia, nhà khoa học.................................................. 198

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT................................................ 199

1. Kết luận:............................................................................................................ 199

2. Kiến nghị:.......................................................................................................... 199

3. Cam kết: ............................................................................................................ 200

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO......................................................... 202

PHỤ LỤC.............................................................................................................. 203

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế thuận lợi nuôi trồng thủy sản. Nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy sản đã góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Chính vì vậy, việc thành lập các nhà máy chế biến thủy sản nhằm tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong khu vực và thị trường quốc tế là hết sức cần thiết.

Bạc Liêu có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng ven biển, đặc biệt là nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với vị trí địa lý có bờ biển dài 56km rộng trên 40.000km2 và trãi dài trên tuyết Quốc lộ 1A. Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước là phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.

Từ những thế mạnh sẵn có, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh những năm qua cũng đã đưa ra định hướng, mục tiêu phát triển Bạc Liêu trở thành đầu mối của ngành tôm, cụ thể như Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt “Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”. Định hướng đến năm 2025 phát triển năng lực chế biến, đưa tổng công xuất thiết kế đạt 160.000 tấn/năm. Phấn đấu đến năm 2025 Bạc Liêu đứng ở vị trí hàng đầu về công nghệ chế biến tôm cả nước. Phù hợp với mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030 theo Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.

Trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí đã đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất 3.000 tấn thành phẩm/năm (10 tấn thành phẩm/ngày) và đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 16/04/2010. Nhu cầu sử dụng nước dưới đất với công suất sản xuất hiện tại của nhà máy tối đa là 197m3/ngày.đêmvà đã được UBNDtỉnhcấp giấyphépkhaithác nước dướiđất (theo giấy phép số 72/GP-UBND ngày 23/11/2022). Do nhu cầu phát triển của công ty trong thời gian tới cần thiết phải tăng công suất lên 8.000 tấn thành phẩm/năm (27 tấn thành phẩm/ngày) trên tổng diện tích 1.335,4 m2, theo đó với các hạng mục công trình hiện hữu, nhà máy chỉ đầu tư mua sắm mới thiết bị cho dây chuyền chế biến tôm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng năng lực của ngành chế biến thủy sản của tỉnh, góp phần vào sự phát triển của ngành tôm Bạc Liêu, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện thu nhập cho nhân dân địa phương, từ đó đảm bảo một phần an sinh - xã hội khu vực. Việc tăng quy mô công suất từ 3.000 tấn thành phẩm/năm lên 8.000 tấn thành phẩm/năm là thuộc trường hợp trình cấp thẩm quyền điều chỉnh chủ trương và đã được UBND tỉnh cho phép theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 04/12/2023 về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí. Đồng thời, khi tăng công suất thì lưu lượng khai thác nước dưới đất sẽ tăng là 230m3/ngày đêm, vượt quá lưu lượng đã được UBND tỉnh cấp phép, do đó chủ dự án sẽ lập hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất với lưu lượng tối đa là 230m3/ngày.đêm (theo quy định tại khoản 3, Điều 23-Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/2/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên Nước).

Căn cứ điểm a, khoản 4, điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và điểm a, khoản 2, điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và căn cứ điểm b khoản 1 Điều 30 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và mục số 9 Phần III Phụ lục IV ban hành theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định thì dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí khi nâng công suất thiết kế từ 3.000 tấn thành phẩm/năm lên 8.000 tấn thành phẩm/năm, đồng thời tăng lưu lượng khai thác nước dưới đất là thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định.

Do đó, Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Gia Linh Bạc Liêu tiến hành lập bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu” (nâng công suất 8.000 tấn thành phẩm/năm) để trình bày một cách chi tiết về các nội dung của dự án, những tác động môi trường cũng như đưa ra các biện pháp thích hợp để hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Chương 1

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án:

- Tên dự án: Dự án Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu (nâng công suất 8.000 tấn thành phẩm/năm).

- Địa chỉ: Khóm 3, Phường Láng Tròn, Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí.

+ Địa chỉ liên hệ: Khóm 3, Phường Láng Tròn, Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

+ Điện Thoại: 0299 3620779

+ Người đại diện: Ông Đỗ Ngọc Tài; Chức vụ: Giám đốc.

+ Số giấy CMND: 365706264 do Công an tỉnh Sóc Trăng cấp.

+ Địa chỉ thường trú: 187 Nguyễn Huệ, Phường 1, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

1.1.2. Tiến độ thực hiện dự án:

Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư là 5 tháng (từ tháng 08/2023 – 01/2024). Dự kiến thời gian thực hiện dự án cụ thể như sau:

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án:

+ Vị trí địa lý: Dự án được đầu tư xây dựng tại khóm 3, phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí địa điểm xây dựng dự án có giáp ranh cụ thể như sau:

- Phía Bắc: giáp Quốc lộ 1A

- Phía Nam: giáp kênh Xáng Bạc Liêu – Cà Mau

- Phía Đông: Giáp hộ dân

- Phía Tây: Giáp hộ dân

+ Sơ đồ vị trí địa lý của dự án:

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực dự án

- Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án.

+ Các đối tượng tự nhiên

Hệ thống giao thông đường bộ

Phía trước dự án là tuyến đường Quốc lộ 1A, đây là tuyến giao thông chính của khu vực đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, rất thuận lợi về vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa theo đường bộ lẫn đường thủy.

Hệ thống kênh, rạch

Phía sau dự án là kênh Xáng Bạc Liêu - Cà Mau, là tuyến giao thông thủy quan trọng của vùng, đồng thời cũng là nguồn cấp thoát nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy của người dân tại địa phương. Ngoài ra, xung quanh dự án còn có một số các kênh, mương thủy lợi.

+ Các đối tượng sản xuất, kinh doanh:

Xung quanh dự án nhiều cơ sở đang hoạt động như: Công ty TNHH MTV Thủysản Châu Bá Thảo, Công Ty TNHH MTV Chế Biến Thủy Hải Sản XNK Thiên Phú, Công Ty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Âu Vững, Công Ty TNHH MTV Thủy Sản Thuận Phát Bạc Liêu,… cùng với các cơ sở sản xuất, mua bán nhỏ, lẻ phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.

- Các đối tượng kinh tế - xã hội:

Dự án giáp đường Quốc lộ 1A khu vực phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai, cách chợ Láng Tròn khoảng 2 km, cách UBND thị xã Giá Rai khoảng 4,5 km. Xung quanh dự án chủ yếu là dân cư sinh sống tập trung ven đường lộ giao thông.

- Các công trình văn hóa, tôn giáo:

Trong bán kính 1km cách khu vực thực hiện Dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo trong khu vực.

1.1.4. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Phía Đông và phía Tây dự án giáp nhà dân. Xung quanh dự án chủ yếu là dân cư sinh sống ven tuyến đường đường giao thông Quốc Lộ 1A. Trong phạm vi khu vực dự án không có các khu dân cư tập trung.

* Đối với yếu tố nhạy cảm về môi trường (theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

Khu vực dự án không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường, cụ thể như sau:

+ Dự án không sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

+ Dự án không sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác.

+ Khu đất xây dựng dự án không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai, do đó không ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

+ Trong bán kính 1km xung quanh dự án là nhà dân, các hộ kinh doanh buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh, không có các công trình về tôn giáo mang tính tâm linh và các công trình di tích lịch sử, văn hóa cần được bảo vệ.

1.1.5. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án:

Diện tích đất xây dựng Dự án Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu” là 1.335,4 m2 thuộc thửa đất số 60, 75 tờ bản đồ số 37, kèm theo 02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 839328 do UBND Huyện Giá Rai cấp ngày 13/11/2009; số AM 682887 do UBND huyện Giá Rai cấp ngày 12/12/2008; thuộc ấp 3, Xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay thuộc khóm 3, phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Phần diện tích này thuộc quyền sử dụng đất của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí và mục đích sử dụng đất là cơ sở sản xuất kinh doanh.

1.1.6. Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình của dự án:

+ Mục tiêu hoạt động: chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

+ Thực trạng sản xuất, kinh doanh của nhà máy hiện hữu: Hiện tại công suất hoạt động của nhà máy là 3.000 tấn thành phẩm/năm, tương đương 10 tấn thành phẩm/ngày đêm theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 902/QĐ-UBND ngày 16/04/2010

+ Quy mô: Diện tích sử dụng đất của dự án là 1.335,4 m2.

+ Công suất sau khi nâng công suất: 8.000 tấn thành phẩm/năm, tương đương 27 tấn thành phẩm/ngày.

+ Công nghệ sản xuất:

Với mục tiêu là đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Ngọc Trí hiện đại, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; được cung cấp từ các nhà thầu có uy tín trong nước với mức độ tự động hóa cao, đảm bảo vệ sinh, làm tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất. Hệ thống băng chuyền lưới thẳng IQF, băng chuyền cấp đông IQF, máy cấp đông, máy lột vỏ tôm, máy phân cỡ camera, thiết bị khác,... Để đảm bảo nhà máy hoạt động liên tục, hạn chế thiết bị gặp sự cố hư hỏng nặng do chạy quá tải làm ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Loại hình dự án: Dự án mua sắm thiết bị để nâng công suất sản xuất của nhà máy hiện hữu.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình hiện hữu

Theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 902/QĐ-UBND ngày 16/04/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, các hạng mục công trình của dự án như sau:

Bảng 1.2. Các hạng mục công trình của dự án theo ĐTM được phê duyệt

Thời điểm lập ĐTM năm 2010, nhà máy chưa đi vào hoạt động. Tổng diện tích dự kiến xây dựng được bố trí trên tổng diện tích đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.335,4m2 (tại thửa đất số 60 và 75) và chưa thể hiện cụ thể diện tích của một số hạng mục. Đến nay, chủ dự án có điều chỉnh và cập nhật lại đầy đủ diện tích các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trên cơ sở phù hợp với điều kiện sản xuất tại nhà máy và phù hợp với diện tích đất được sử dụng (trừ đất hành lang bảo vệ an toàn kênh Bạc Liêu-Cà Mau và hành lang bảo vệ an toàn đường Quốc Lộ 1A), cụ thể như sau:

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình hiện hữu

1.2.2. Các hạng mục công trình của dự án sau nâng công suất

Công ty tiếp tục sử dụng các công trình hiện hữu và bổ sung thêm máy móc, thiết bị để nâng công suất từ 3.000 tấn sản phẩm/năm lên 8.000 tấn sản phẩm/năm.

1.2.3. Các máy móc, thiết bị phục vụ dự án:

Các máy móc, thiết bị giai đoạn vận hành thư sau:

Bảng 1.4. Trang thiết bị, máy móc trong giai đoạn vận hành

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1. Các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng trong giai đoạn vận hành

a. Nhu cầu nguyên liệu

Nhu cầu nguyên liệu tại dự án như sau:

Bảng 1.5. Tổng công suất sản xuất của từng loại trong năm

b. Nhu cầu nhiên liệu, vật liệu, hóa chất

Bảng 1.6. Nhu cầu nhiên liệu, vật liệu và hóa chất trong giai đoạn vận hành

1.3.3. Nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án.

1.3.3.1. Nhu cầu sử dụng điện:

* Nguồn cung cấp điện:

Để phục vụ nhu cầu sản xuất và chiếu sáng, nguồn điện sử dụng chủ yếu từ mạng lưới điện quốc gia do điện lực thị xã Giá Rai cung cấp. Nhà máy có trang bị 01 máy phát điện phục vụ sản xuất với công suất 1.000 kVA.

* Nhu cầu dùng điện như sau:

- Giai đoạn thi công lắp đặt thiết bị:

 Phần thi công lắp đặt thiết bị:

Điện phục vụ lắp bổ sung máy móc, thiết bị khoảng 40 - 50 KWh/ngày chủ yếu là điện cấp cho công tác chiếu sáng và vận hành máy móc, thiết bị.

Phần hoạt động hiện hữu:

Theo định mức điện của ngành chế biến thủy sản thì khi sản xuất 1 tấn thành phẩm thì tiêu thụ 120 KWh điện.

Điện sản xuất: 120 KWh/tấn SP x 10 tấn SP = 1200KWh

Như vậytổng lượng điện năng tiêu thụ cho dự án là: 1.250 KWh/ngày(37.500 KWh/tháng).

- Giai đoạn vận hành sau khi nâng công suất:

Theo định mức điện của ngành chế biến thủy sản thì khi sản xuất 1 tấn thành phẩm thì tiêu thụ 120 KWh điện.

Điện sản xuất: 120 KWh/tấn SP x 27 tấn SP = 3.240KWh

Như vậy tổng lượng điện năng tiêu thụ cho dự án là: 3.240 KWh/ngày (97.200 KWh/tháng).

1.3.3.2. Nhu cầu sử dụng nước:

* Nguồn cung cấp nước: Nhà máy sử dụng nước giếng khoan với công suất tối đa 197m3/ngày đêm để cung cấp cho quá trình hoạt động theo giấy phép khai thác nước dưới đất đã được UBND tỉnh cấp (giấy phép số 72/GP-UBND ngày 23/11/2022). Khi tăng công suất sẽ tăng lưu lượng khai thác nước dưới đất là 230m3/ngày đêm, chủ dự án sẽ lập hồ sơ xin cấp phép mới giấy phép khai thác nước dưới đất theo đúng quy định.

* Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn lắp bổ sung thiết bị.

Phần lắp bổ sung máy móc, thiết bị:

- Nước cấp cho sinh hoạt cho công nhân: Số lượng công nhân lắp máy móc thiết bị khoảng 5 người. Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, lượng nước cấp cho công nhân sinh hoạt thường xuyên sử dụng khoảng 120 lít/người/ngày; công nhân tại dự án sinh hoạt tự túc, không tắm giặt tại dự án nên được tính bằng ½ tiêu chuẩn cấp nước, do đó lượng nước cần cung cấp khoảng: 5 người * 120 lít/người/ngày *1/2 = 0,3 m3/ngày.

Phần hoạt động hiện hữu:

- Nước cấp sinh hoạt:

Tổng số công nhân viên trong nhà máy giai đoạn hiện hữu là 200 người và công nhân tại nhà máy làm việc theo ca (mỗi ca làm việc là 08 giờ). Theo TCXDVN 33 - 2006: Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế (25 lít/người/ca), vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt là: Q1= 200 người x 25 lít/người/ca = 5.000lít/ngày.đêm = 5 m³/ngày đêm

- Nước cấp cho sản xuất chế biến thủy sản:

Theo thực tế hoạt động của nhà máy thì lượng nước cấp cho 1 tấn thành phẩm chế biến trực tiếp tại nhà máy tối đa là 15 m3/tấn thành phẩm (bao gồm: nước cấp cho quá trình chế biến, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh mặt bằng,...); đối với nguồn nguyên liệuđầu vàođược gia côngcho các nhà máykhác thìlượngnước cấp sửdụngkhoảng 1m3 cho 1 tấn sản phẩm.

Hiện tại, sản phẩm của dự án với 50% nguyên liệu được chế biến trực tiếp tại nhà máy, 50% là thu mua từ các cơ sở gia công khác. Do đó lượng nước cấp cho quá trình sản xuất, như sau: Q2= (5 tấn thành phẩm/ngày x 15 m3 nước/tấn thành phẩm) + (5 tấn thành phẩm/ngàyx 1 m3 nước/tấnthànhphẩm)= 80m3/nyđêm

- Nước cấp trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị: định kỳ 03 tháng/lần sẽ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, lượng nước cấp cho quá trình này khoảng 0,5m3/lần bảo trì (Q3).

Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất chế biến thủy sản giai đoạn hiện hữu: 80 + 5 + 0,5 = 85,5 m3/ngày đêm.

- Nước rửa đường

Theo QCVN 01:2021/BXD thì định mức cấp nước cho tưới cây, rửa đường bằng 8,0% lượng nước sinh hoạt. Lượng nước tưới cây, rửa đường ước tính: Q4 = 5 m3/ngày x 8% = 0,4 m3/ngày đêm.

- Nước cứu hỏa: Q5 = 15lít/s x 1.080s (giả sử có 01 đám cháy xảy ra trong vòng 3 giờ) = 16,2 m3/ln cháy.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Bệnh viện đa khoa - Bình Thuận

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha