Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Cơ sở Cảng hàng không

Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Cơ sở Cảng hàng không có diện tích 256ha, có công suất thiết kế 800 hành khách/giờ cao điểm, tương đương 2 triệu lượt khách mỗi năm với 12 quầy làm thủ tục lên máy bay, 4 cửa ra máy bay.

Ngày đăng: 24-06-2024

229 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................i

DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................................iv

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.........................................................1

1. Tên chủ cơ sở...................................................................................................1

2. Tên cơ sở ..........................................................................................................1

3. Công suất, quy trình vận hành của cơ sở......................................................1

3.1. Công suất của cơ sở .....................................................................................1

3.2. Quy trình vận hành.......................................................................................2

3.3. Sản phẩm của cơ sở......................................................................................5

4. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước, hóa chất của cơ sở...............5

4.1. Nhu cầu về nguyên liệu, hóa chất.................................................................5

4.2. Nhu cầu về điện ............................................................................................6

4.3. Nhu cầu về nước...........................................................................................6

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở ........................................................7

5.1. Việc thành lập và tình trạng hiện tại của cơ sở ...........................................7

5.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến cơ sở ....................................................8

5.3. Vị trí và ranh giới của cơ sở.........................................................................9

5.4. Các hạng mục công trình của cơ sở...........................................................10

5.5. Danh mục máy móc thiết bị........................................................................14

Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................................................................18

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch...........................................................18

2. Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải của môi trường ...................18

2.1. Khả năng chịu tải của môi trường không khí.............................................18

2.2. Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt .............................................19

Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................................................................20

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải ......20

1.1.Thu gom, thoát nước mưa............................................................................20

1.2. Thu gom, thoát nước thải ...........................................................................22

1.3. Xử lý nước thải ...........................................................................................24

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ...................................................29

2.1. Đối với khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông ...................................29

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............30

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại...........................31

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung .................................32

6. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường....................32

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.........................................34

8. Những nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi

trường chi tiết và Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi

trường chi tiết ............................................................................................................36

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ...........37

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.............................................37

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................38

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.........................38

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với không khí xung quanh,

nước ngầm và nước mặt ...........................................................................................39

3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo.....................44

Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..45

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.......................45

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.....................................................45

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình,

thiết bị xử lý chất thải..................................................................................................45

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy

định của pháp luật.....................................................................................................46

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ..............................................46

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải ...................................46

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác theo quy định của pháp luật .46

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................47

Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.....................................................................................48

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ........................................................48

Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Cảng hàng không ............ – CN Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (CTCP)

- Địa chỉ văn phòng: ............., Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Người đại diện: ............   Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ..........  Fax: ...........

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số ......... đăng ký lần đầu ngày 16/05/2012, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 17/05/2016, do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp;

2. Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Cảng hàng không...........

- Địa điểm cơ sở: T........, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết và các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định số 36/QĐ-STNMT ngày 09/03/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Mở rộng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột”.

+ Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Mở rộng Cảng hàng không .......” số 809/STNMT-BVMT ngày 12/06/2015 do Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk cấp.

+ Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 73/GP-UBND ngày 13/07/2017 do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp.

- Quy mô của cơ sở:

+ Quy mô phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Căn cứ khoản 1 điều 9, Luật đầu tư công cơ sở thuộc nhóm B.

+ Quy mô diện tích và phục vụ: Cơ sở “Cảng hàng không..........” có diện tích 256ha, có công suất thiết kế 800 hành khách/giờ cao điểm, tương đương 2 triệu lượt khách mỗi năm với 12 quầy làm thủ tục lên máy bay, 4 cửa ra máy bay.

3. Công suất, quy trình vận hành của cơ sở

3.1. Công suất của cơ sở

Hiện tại, Cảng hàng không ......... đã khai thác được các đường bay:

+ Buôn Ma Thuột – Tp. HCM;

+ Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng;

+ Buôn Ma Thuột – Vinh;

+ Buôn Ma Thuột – Hà Nội;

+ Buôn Ma Thuột – Hải Phòng;

+ Buôn Ma Thuột – Thanh Hóa;

+ Buôn Ma Thuột – Cần Thơ;

Đường HCC của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột cho phép khai thác xử dụng tốt các loại máy bay như A320, A321, B737, F70 và AT72.

Công trình nhà ga đáp ứng được nhu cầu của sự gia tăng khách du lịch và vui chơi giải trí, có thể phục vụ cho hành khách nội địa trong nhà ga 1 mái che và cho phép dễ dàng mở rộng quy mô trong tương lai.

Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột có công suất thiết kế 800 hành khách/giờ cao điểm, tương đương 2 triệu lượt khách mỗi năm với 12 quầy làm thủ tục lên máy bay, 4 cửa ra máy bay.

Theo số liệu thống kê số lượng chuyến bay và lượt hành khách tiếp nhận của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột như sau: năm 2019: 6.393 chuyến bay và 1.003.419 lượt hành khách; 2020: 6980 chuyến bay và 988.400 lượt hành khách; 2021:4788 chuyến bay và 591.077 lượt hành khách.

3.2. Quy trình vận hành

Sơ đồ công nghệ và quy trình vận hành của Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột được thể hiện trong 2 hình sau:

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ của Cảng Hàng không

Hình 1.2. Sơ đồ vận hành của Cảng Hàng không

3.2.1. Tổ chức hệ thống

a. Luồng giao thông đi

Sảnh đón được thiết kế giáp với đường tiếp cận. Từ sảnh đón, hành khách sẽ vào trực tiếp sảnh đăng ký máy bay để làm thủ tục, sau đó tiếp tục thủ tục kiểm tra an ninh ở phần chính giữa tòa nhà nằm giữa sân tiểu cảnh và hồ nước. Từ đây hành khách sẽ tiếp tục theo thang cuốn lên tầng lửng phía trên để tập trung khởi hành. Hành khách sẽ được chào đón bởi khu bán hàng giảm giá hướng tới cổng phòng chờ ở hai bên. Các khu vệ sinh được bố trí giữa các tiểu cảnh. Trong giai đoạn 1 cầu kết nối nhà ga với máy bay chưa được đầu tư nên tất cả luồng hành khách đi sẽ được tách ra. Thông qua thang cuốn và thang bộ hành khách sẽ ra cổng chờ cách ly và di chuyển ra máy bay bằng cách đi bộ hay bằng xe bus.

b. Luồng giao thông đến

Trong giai đoạn này cầu kết nối nhà ga với máy bay chưa được xây dựng, hành khách đến sẽ được đón và chuyển tới khu cách ly đến của nhà ga. Từ đây, họ sẽ đi băng qua sân trong và đến sảnh nhận hành lý. Người đón sẽ chào đón hành khách khi họ bước ra hành lang đón có mái che từ sảnh nhận hành lý.

c. Luồng giao thông VIP

Cũng giống như các hành khách khởi hành khác hành khách VIP sẽ đến sảnh đăng ký máy bay để làm thủ tục, sau đó tiếp tục thủ tục kiểm tra an ninh ở phần chính giữa tòa nhà nằm giữa sân tiểu cảnh và hồ nước. Gian đợi của khách VIP được thiết kế ngay phía trước sân tiểu cảnh nơi hành khách có thể đợi và nghỉ ngơi trước khi lên máy bay. Các tiện ích ăn uống vệ sinh được bố trí riêng trong phòng đợi VIP.

d.Tổ chức hệ thống giao thông

Hệ thống đường tiếp cận được thiết kế để phục vụ hành khách đến và đi một cách hiệu quả.

Hệ thống giao thông bên ngoài bao gồm hệ thống đường và hệ thống bãi đậu xe.

Hệ thống đường được chia làm hai đoạn gồm: đường tiếp cận nhà ga và đường hành lang của nhà ga.

- Đường tiếp cận nhà ga: Để thuận tiện cho việc di chuyển và tránh bối rối cho những hành khách lần đầu tiên đến khu vực này, đường một chiều dạng thòng lọng đã được thiết kế. Con đường này sẽ tiếp xúc trực tiếp với hành lang tiếp cận của nhà ga và bãi đậu xe giúp các phương tiện tiếp cận được các tiện ích khác nhau trong khu vực nhà ga hàng không.

- Đường hành lang của nhà ga: Đường hành lang trước nhà ga chia ra hai khu vực đến và khởi hành nhằm tách biệt khu đón khách và đưa khách phía trước ga hàng không. Đường phía trước song song với hành lang có 3 làn. Làn sát bên hành lang dành cho việc đón và đưa hành khách cho phép phương tiện giao thông có thể dừng vận chuyển hành khách và hành lý. Làn thứ hai là làn cho phép các phương tiện xe cộ có thể ra vào để đón và đưa ở làn 1. Làn thứ 3 là làn cho phép phương tiện di chuyển xuyên suốt và nhanh chóng qua hai làn 1 và 2.

Đường đi bộ được đánh dấu vạch trắng kết nối giữa ga hành khách và bãi đậu xe báo hiệu ưu tiên cho người đi bộ trước các phương tiện giao thông.

e. Hệ thống bãi đậu xe

Hệ thống bãi đậu xe bao gồm các không gian mở cho 146 xe ôtô, 10 xe khách, 36 taxi và 112 xe máy.

Tất cả các bãi đậu xe được quy hoạch trong khuôn viên đường thòng lọng và kết nối với nhà ga bằng những đường đi bộ.

f. Quá trình vận hành giao thông

- Xe ôtô

Đón khách đến: Người đón có thể đậu xe ở bãi đỗ và đi bộ đến nhà ga. Sau đó họ cũng có thể lái xe đến đón hành khách hay cùng đi bộ với hành khách trực tiếp từ nhà ga đến bãi đỗ xe.

Đưa khách đi: Người tiễn bằng xe riêng có thể dừng ở hành lang khởi hành để đưa khách. Sau đó họ có thể rời ga hàng không hay quay trở lại bãi giữ xe rồi đi bộ tới nhà ga gặp hành khách.

- Taxi

Đón khách: Xe taxi đón khách phải đợi ở bãi xe taxi. Xe sẽ đến hành lang đón khách khi có yêu cầu.

Đưa khách: Xe taxi sẽ đưa khách trực tiếp đến hành lang khởi hành để đưa khách đi. Sau đó họ có thể rời ga hàng không hay quay trở lại bãi giữ xe taxi bằng đường nội bộ.

- Xe bus

Đón khách: Xe bus đón khách sẽ đậu ở bãi xe bus và đợi đón khách tại đây.

Đưa khách: Xe bus có thể đưa khách trực tiếp đến hành lang khởi hành để đưa khách đi. Sau đó họ có thể rời ga hàng không hay quay trở lại bãi giữ xe bus bằng đường nội bộ.

- Bãi xe nhân viên: Nhân viên sân bay sử dụng xe ôtô hay xe máy có thể gửi ở bãi giữ xe và đi bộ đến nơi làm việc.

3.3. Sản phẩm của cơ sở

Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột cung cấp 07 loại hình dịch vụ hàng không bao gồm: Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, dịch vụ khai thác khu bay, dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa, dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không.

4. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước, hóa chất của cơ sở

4.1. Nhu cầu về nguyên liệu, hóa chất

a. Nhu cầu

Tính chất hoạt động của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột là không sản xuất tạo ra sản phẩm nên Cơ sở không sử dụng nguyên liệu. Nhiên liệu sử dụng chủ yếu là xăng, dầu cho các loại xe đặc chủng phục vụ bay, máy phát điện dự phòng. Nhiên liệu sử dụng trung bình năm 2020 khoảng 3.284 lít xăng và 18.540 lít dầu; năm 2021 khoảng 1.156 lít xăng và 20.556 lít dầu.

Ngoài ra, Cảng Hàng Không là nơi tiếp đáp máy bay của các hãng hàng không, do đó tại Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột có Tổ tra nạp xăng dầu thuộc Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không miền Nam sử dụng xe tra nạp nhiên liệu cho máy bay tại sân đỗ với nhu cầu nhiên liệu của từng hãng như sau:

- Vietnam Airlines: 294 tấn/ tháng.

- Bamboo Airways:: 124 tấn/ tháng.

- Vietjet Air: 200 tấn/ tháng.

* Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho PCCC

Nhiên liệu cho phục vụ môi trường chủ yếu là xăng, dầu cho xe cứu hỏa. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cơ sở không để xảy ra các vụ cháy nổ hoặc tràn xăng dầu, do đó lượng tiêu thụ không đáng kể.

* Hóa chất cho xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải sử dụng hóa chất khử trùng là Clorine, Clorine được bơm định lượng vào nước thải trước khi xả thải.

Lượng Clo hoạt tính cần thiết để khử trùng nước thải được tính như sau (tham khảo tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống XLNT Cảng hàng không Buôn Ma Thuột do Công ty TNHH cơ khí môi trường Ngọc Thy lập năm 2019):

- Tỷ lệ pha hóa chất và nước: 2kg Clorine/300 lít nước; - Lượng dung dịch Clorine sử dụng: 1,8 lít/h;

- Lượng Clorine cần dùng cho 1 ngày: 1,8 x 24 x 2/300= 0,288 kg/ngày = 8,64 kg/tháng.

b) Nguồn cung cấp

- Dầu phục vụ cho hoạt động của các xe ngoại trường của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột do Xí Nghiệp Xăng Dầu Hàng Không Miền Nam cung cấp.

- Xăng sử dụng cho máy bay do Xí Nghiệp Xăng Dầu Hàng Không Miền Nam - Công Ty TNHH Một Thành Viên Xăng Dầu Hàng Không Việt Nam cung cấp. Khu vực chứa xăng, dầu được bố trí cách đường Đam San khoảng 65m về hướng Nam, cách nhà ga 350m về hướng Tây Nam.

- Clorine khử trùng nước thải do Cảng hàng không Buôn Ma Thuột mua của các đơn vị cung cấp tại TP Hồ Chí Minh.

4.2. Nhu cầu về điện

a) Nhu cầu

Chủ yếu là điện cung cấp cho hoạt động bay, cho đèn đường HCC, nhà ga và sân đậu máy bay, sân đậu ô tô,…..mức sử dụng điện năm 2021 là 872.200 Kwh.

b) Nguồn cung cấp

Cảng Hàng Không được cung cấp điện từ lưới điện quốc gia bằng đường 22KV dẫn vào sân bay qua 2 trạm biến áp 160KVA và 2.000KVA. Hệ thống điện dự phòng có 5 máy phát dự phòng gồm: 312KW, 150KW và 37.5KVA và 2 máy phát điện 680KW.

4.3. Nhu cầu về nước

a) Nhu cầu

Có hai nguồn sử dụng nước chính đó là: nước dùng cho sinh hoạt, dịch vụ, ăn uống và nước sử dụng cho hoạt động tưới cây, thảm cỏ, PCCC.

Nước được cung cấp cho mọi khu vực trong nhà ga, các khu vệ sinh, phun tưới cây cảnh và cho máy bay qua các ống chuyên dụng.

+ Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt tại Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột được tính toán như sau:

- Với hành khách: Theo tiêu chuẩn 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn dùng nước của một dụng cụ vệ sinh là: 3 – 5 l/lần đối với chậu rửa mặt và 6 – 8 l/lần đối với bình xả của chậu xí. Như vậy, lượng nước nhiều nhất khi toàn bộ 2.271 hành khách và nhân viên sử dụng nhà vệ sinh 1 lần là: (5 x 2.271) + (8 x 2.271) = 29.523 (l/ngày) = 29,523 (m3/ngày)

- Với cán bộ công nhân viên: áp dụng tiêu chuẩn cấp nước cho cán bộ làm việc tại trụ sở cơ quan hành chính theo tiêu chuẩn 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế là 10 – 15 l/người.ngày. Với 120 cán bộ công nhân viên làm việc, lượng nước cấp nhiều nhất là: 15 x 120 = 1.800 (l/ngày) = 1,8 (m3/ngày)

- Với khu vực căn tin: Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột có lắp đặt đồng hồ nước riêng cho dịch vụ kinh doanh này, Cảng Hàng không có tất cả 3 căn tin. Theo đó, lượng nước trung bình căn tin sử dụng là: 4,5 x 3 = 13,5 (m3/ngày).

Như vậy, lượng nước ngầm sử dụng khoảng 44,8 m3/ngày cho sinh hoạt và khoảng 50-100m3/ngày cho tưới cây, thảm cỏ, PCCC.

Hiện Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất với lưu lượng khai thác tối đa là 190 m3/ngày.đêm, theo quyết định số 33/GP-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt ngày 01 tháng 12 năm 2014 (Quyết định được đính kèm chi tiết trong phụ lục A).

b) Nguồn cung cấp

Thông thường nguồn nước được lấy từ nguồn nước ngầm qua giếng khoan, chỉ trong những trường hợp gặp sự cố như máy bơm hỏng… không sử dụng được nước ngầm thì Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột mới sử dụng nguồn nước máy.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1. Việc thành lập và tình trạng hiện tại của cơ sở

- Sân bay Buôn Ma Thuột do người Pháp xây dựng năm 1950. Năm 1968 Quân đội Việt Nam Cộng Hòa phục hồi lại và đưa vào sử dụng năm 1970 với chức năng là căn cứ chỉ huy không quân để thay cho Sân bay L19 tại thị xã Buôn Ma Thuột - tỉnh Đăk Lăk (với tên gọi đầu tiên là Sân bay Phụng Dực hay Hòa Bình). Sân bay Buôn Ma Thuột là sân bay loại 2 theo phân cấp của Mỹ dùng cho các loại máy bay quân sự lúc bấy giờ là C130, C127, C7. Sức chịu tải (AUW) = 132 (tổng trọng lượng máy bay là 60 tấn) mặt đường hạ cất cánh là bê tông nhựa nóng có thể liên tục khai thác 8.000 lần cất hạ cánh mà không cần phải sửa chữa lớn.

Từ ngày 10/3/1977 (2 năm sau ngày giải phóng đất nước), Nhà nước cho khôi phục và khai thác trở lại sân bay Buôn Ma Thuột với chức năng sân bay dân dụng nối liền khu vực Tây Nguyên với các trung tâm lớn của đất nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM.

Trước năm 1997, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột có một đường hạ cất cánh với kích thước 1.800 m x 30 m được cải tạo từ tháng 7 năm 1997. Đường lăn nối giữa đường hạ cất cánh và sân đỗ máy bay với kích thước 250 m x 15 m được cải tạo từ tháng 1 năm 1997. Sân đỗ máy bay với kích thước 120m x 90m có thể tiếp nhận hai máy bay ATR 72 hoặc Fokker 70 được cải tạo từ tháng 1 năm 1997. Nhà ga hành khách nằm sát sân đỗ máy bay được cải tạo từ năm 1995 với kích thước 24 m x 64 m, đảm bảo tiếp nhận 120 hành khách/giờ.

Năm 2013, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tiếp tục đầu tư nâng cấp,cải tạo đường hạ cất cánh có chiều dài 3.000 mét, rộng 45 mét với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm, cũng như đầu tư mới thiết bị như xe thang, xe nâng hàng, xe băng chuyền đảm bảo cho cảng hàng không này đáp ứng việc khai thác của các máy bay A320, A321 và các loại máy bay quân sự hiện đại cả ngày và đêm, sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên.

Ngày 22 tháng 9 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số: 520/TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột giai đoạn 1995 đến 2010. Đến năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 978/QĐ-BGTVT phê duyệt quy hoạch tổng thể Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột giai đoạn 2015, định hướng đến năm 2025.

Năm 2010 Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột đã được Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Đắk Lắk phê duyệt đề án bảo vệ môi trường theo quyết định Số 59/QĐ-STNMT ngày 02 tháng 02 năm 2010. Đến năm 2015 cơ sở tiếp tục được Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Đắk Lắk phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Mở rộng Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột” theo quyết định Số 36/QĐ-STNMT ngày 09 tháng 03 năm 2015 và cấp giấy Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Mở rộng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột” số 809/STNMT-BVMT ngày 12/06/2015.

Đến thời điểm hiện nay, Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột thuộc đối tượng phải lập báo báo đề xuất cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Đắk Lắk.

5.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến cơ sở

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0311638525-010 đăng ký lần đầu ngày 16/05/2012, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 17/05/2016, do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 94201QSDĐ/A-T do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 22/03/1996.

- Quyết định số 36/QĐ-STNMT ngày 09/03/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Mở rộng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột”.

- Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Mở rộng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột” số 809/STNMT-BVMT ngày 12/06/2015 do Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk cấp.

- Công văn số 1839/UBND-QLĐT ngày 31/08/2016 của UBND Tp Buôn Ma Thuột về việc thỏa thuận vị trí đấu nối hệ thống thoát nước thải sau xử lý của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột vào hệ thống thoát nước chung của TP Buôn Ma Thuột.

- Giấy phép khai thác nước dưới đất số 33/GP-UBND ngày 01/12/2014 do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp.

- Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 73/GP-UBND ngày 13/07/2017 do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột số 730/Đk-PCCC do phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Đắk Lắk cấp.

5.3. Vị trí và ranh giới của cơ sở

Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 10 km về phía Đông Nam với các phía tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc: giáp thôn 10, thôn 11 xã Hòa Đông;

- Phía Tây: giáp thôn 3, xã Hòa Thắng;

- Phía Đông: giáp Buôn Ea Kmat, xã Hòa Thắng;

- Phía Nam: giáp thôn 7, xã Hòa Thắng;

Theo quyết định 409/QĐUB của Chủ Tịch UBND Tỉnh Đắk Lắk ngày 22/3/1996, Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột có diện tích 256 ha. Tuy nhiên, hiện tại trong ranh giới của Cảng Hàng Không, gần một nửa diện tích là những lô đất đang trồng cà phê và vẫn còn nhiều hộ dân đang sinh sống. Đến năm 2002, để thực hiện dự án kéo dài đường hạ cất cánh (HCC), UBND tỉnh Đăk Lăk đã có quyết định số 3437/QĐUB ngày 18/12/2002 cấp bổ sung cho sân bay 3,66 ha. Trước năm 2010, Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột đã đền bù giải tỏa để xây dựng được hơn 6.300m tường rào ranh giới sân bay, từ năm 2010 đến nay, đã giải tỏa đền bù thêm 4.245,5m2.

Ranh giới của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và tương quan với quy hoạch sử dụng đất của TP Buôn Ma Thuột đến năm 2030 được thể hiện ở hình 1.1.

Hình 1.3: Sơ đồ ranh giới của Cảng

* Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Cuối đường băng phía Tây có hồ Tòng Tọc, nằm cuối đường băng phía Đông (đầu 27) là suối Ea Cư Kăp. Nước suối có tổng độ khoáng hoá nhỏ, phản ứng trung tính, sử dụng tốt cho mục đích tưới tiêu..

- Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột có đường 1 chiều từ quốc lộ 27 đến cổng dài 1km mặt đường bê tông nhựa nóng rộng 24m nên rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hành lý cũng như đưa đón hành khách.

- Trong vòng bán kính 2km từ cơ sở chủ yếu là nhà dân, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ dọc quốc lộ 27, chợ Hòa Thắng, đất trồng cà phê, tiêu, hoa màu,…..thuộc các thôn của xã Hòa Thắng. Các hộ dân tập trung đông đúc dọc đường quốc lộ 27, đi sâu vào phía trong chủ yếu là đất trồng nông nghiệp.

- Đầu đường rẽ vào Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột là trường trung học cơ sở Nguyễn Chí Thanh đã đạt chuẩn quốc gia. Trường có 15 phòng học và 6 phòng chức năng, diện tích sân chơi là 7.000m2, vườn hoa 300m2, công trình vệ sinh 200m2, nhà để xe 200m2, tường rào 400m.

- Trong vòng bán kính 2 km từ cơ sở có trạm y tế xã Hòa Thắng.

5.4. Các hạng mục công trình của cơ sở

5.4.1. Các hạng mục công trình chính

a. Nhà ga

Diện tích sàn xây dựng là 7.960 m2 được thể hiện trong bảng sau:

- Đường HCC được xây dựng năm 1997 và sau đó được nâng cấp năm 2003 có kết cấu như sau:

+ 12 cm bê tông nhựa trên 10 cm lớp bê tông nhựa cũ. + 15cm móng đá kẹp đất. + 25cm đá 4 x 6. + Nền đất bazan.

- Đường HCC được mở rộng năm 2003: + 13 cm bê tông nhựa.

+ 35cm móng đá dăm cấp phối k = 0,98. + Nền đất bazan k = 0,98.

- Đường HCC kéo dài năm 2003: + 18 cm bê tông nhựa.

+ 30cm móng đá dăm cấp phối k = 0,98. + Nền đất bazan k = 0,98.

- Đường HCC của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột cho phép khai thác xử dụng tốt các loại máy bay như A320, A321 và các loại tương đương.

d. Các hạng mục khác

- Đường lăn: Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột có một đường lăn nối giữa đường HCC với sân đỗ kích thước 194m x 20m và có kết cấu như đường HCC được cải tạo hiện đang khai thác tốt.

- Sân đỗ máy bay: Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột có một sân đỗ máy bay kích thước 128 x 179,5 m và đang khai thác xử dụng tốt.

- Bảo hiểm đầu: Có hai dãi bảo hiểm đầu 27 và 09 kích thước 200m x 60m hiện đang khai thác xử dụng tốt.

- Bảo hiểm sườn: Có hai dãi bảo hiểm sườn của đường HCC rộng 52,5 m hiện đang khai thác, sử dụng tốt.

- Dãi hãm phanh: Có hai dãi hãm phanh đầu 27 và 09 kích thước 100m x 45m hiện đang khai thác, sử dụng tốt.

- Tĩnh không: Xét theo điều kiện địa hình tự nhiên, tĩnh không Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột cho phép máy bay cất hạ cánh cả hai đầu.

- Hệ thống quản lý điều hành bay, thông tin:

+ Trung tâm chỉ huy sân bay (ATC) và đài chỉ huy (TWR) của Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột cao khoảng 18m.

Hệ thống đài dẫn đường K1 – NDB cách nút HCC đầu 09 là 1.500m, công suất 100W có nhà ở và làm việc với diện tích 105 m2.

Hệ thống đài dẫn đường K2 – NDB cách nút HCC đầu 09 là 7.300m, công suất 1.000W có nhà ở và làm việc với diện tích 100m2.

+ Trạm VSAT do Trung tâm quản lý bay miền Nam triển khai tại sân bay với diện tích văn phòng làm việc: 100 m2.

+ Thiết bị quan trắc khí tượng bao gồm: Đo khí áp VAISALA; đo nhiệt độ thủy ngân; Cột đo gió; thu thông tin từ trung tâm khí tượng của ACC miền Nam đặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

- Cổng: có diện tích 50m2.

- Sâu đậu ôtô: có diện tích 7.621m2.

- Nhà để xe máy: nhà để xe máy có diện tích 600m2.

- Nhà xe máy ngoại trường: gồm 2 nhà, nhà 1 có diện tích 656m2; nhà 2 có diện tích 600m2.

- Nhà tổ kỹ thuật: có diện tích 100m2.

- Nhà kỹ thuật M&E: Diện tích xây dựng 770 m2;

- Kho xăng: Diện tích 880m2;

5.4.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

a. Hệ thống giao thông

Đường chính vào sân bay từ QL 27 đoạn KM7 rẽ vào dài 1 km, mặt đường đá thâm nhập nhựa rộng 12 m. Hệ thống giao thông của cơ sở được bố trí đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa, hành lý, đưa đón hành khách được thuận tiện và hợp lý.

b. Hệ thống cấp nước

Nguồn nước cấp phục vụ cho các hoạt động: nước sinh hoạt, nước chữa cháy, nước tưới cây và đường được lấy từ nước cấp và nguồn nước ngầm qua giếng khoan sâu 70m. Hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt bằng nhựa PVC hoặc HDPE có đường kính từ D21 – D114mm. Các bể chứa nước ngầm cho sinh hoạt và công cộng đặt ngoài công trình nhà ga. Bể chứa nước công nghiệp sẽ có đường ống dự phòng nối với nước sinh hoạt.

c. Hệ thống thoát nước

Thiết kế hệ thống thoát nước tách rời nước thải sinh hoạt và nước mưa. Với địa hình cơ sở nằm ở khu đất cao nên việc thoát nước bề mặt khá thuận lợi. Sau mấy đợt cải tạo hệ thống sân đường, lề bảo hiểm và hệ thống mương hở xây dựng từ năm 1997 đến nay vẫn hoạt động tốt.

Nước mưa tại khu vực đường hạ cất cánh được thu gom và dẫn theo mương hở về suối Ea Cư Kăp và hồ Tòng Tọc. Nước mưa tại nhà ga, sân bãi, văn phòng được dẫn theo mương có nắp đậy sau đó chảy ra cống thoát nước mưa chạy dọc đường Đam San.

Nước thải được thu gom từ các khu vực vệ sinh của văn phòng, nhà ga rồi tập trung về trạm XLNT. Trạm xử lý nước thải có diện tích 99 m2 được xây dựng phía Đông so với khu vực nhà ga, cách nhà ga khoảng 100m.

d. Hệ thống cấp điện

Cảng Hàng Không Buôn Ma Thuột được cung cấp điện từ lưới điện quốc gia bằng đường 15 KV dẫn vào qua trạm biến áp (15/0,4 KV) công suất 100 KVA.

e. Hệ thống điện chiếu sáng

Gồm hệ thống điện chiếu sáng cho nhà ga hành khách và hệ thống đường chiếu sáng đường và sân bãi.

+ Hệ thống điện chiếu sáng cho nhà ga hành khách: Tại những khu vực trần cao như khu vực sảnh khởi hành, đèn halogen kim loại áp lực cao được sử dụng để cung cấp ánh sáng đồng đều tại mọi chỗ. Những vị trí chiếu sáng sử dụng đèn huỳnh quang sẽ được lắp đặt tại những khu vực trần thấp hơn như trên quầy vé và trên khu vực băng chuyền hành lý. Hệ thống đèn ngoại thất phù hợp sẽ được lắp đặt chiếu sáng cho hành lang đến và đi của nhà ga. Việc bố trí đèn trong trường hợp khẩn cấp sẽ được lắp đặt cho tất cả các lối thoát hiểm, đèn hiệu lối ra khi có cháy. Những đèn chiếu sáng thông thường chiếm khoảng 50% được lắp đặt ở những khu vực di chuyển trong nhà ga, những khu vực tập chung lớn như khu vực sảnh đến, sảnh đi và phòng chờ khởi hành. Đèn chiếu sáng ở trên mái sẽ được cung cấp như đòi hỏi theo tiêu chuẩn ICAO.

+ Hệ thống điện chiếu sáng đường và sân bãi: Chiếu sáng đèn đường sẽ được cung cấp cho những đường dẫn vào công trình nhà ga bao gồm những đường nội bộ, đường chờ cho taxi và bãi đỗ xe. Đèn hơi Natri cao áp chiếu sáng đường sẽ được sử dụng để chiếu sáng một cách an toàn và dễ chịu cho người lưu thông. Tất cả đèn đường chiếu sáng được lắp đặt tuân theo tiêu chuẩn CIE.

f. Thu gom CTR thông thường và CTNH

Rác thải sinh hoạt phát sinh tại sân bay được thu gom vào các thùng rác có nắp đậy dung tích từ 100-120L, sau đó vận chuyển về khu vực tập kết rác nằm gần khu vực cổng Cảng hàng không, sau đó rác thải được Công ty TNHH Môi trường Đông Phương đến thu gom và vận chuyển tần suất 1 lần/ngày.

+ Nhà tập kết rác thải sinh hoạt: diện tích 52 m2; kết cấu: Móng tường xây đá hộc VXM mác 50; nền bê tông lót đá 1x2 VXM mác 50, dày 100mm, láng xi măng mác 75. Tường xây gạch ống VXM mác 75, trát tường bằng VXM mác 75 dày 15. Mái lợp tôn sóng vuông mạ màu.

+ Nhà kho CTNH: đặt cạnh nhà tập kết rác thải sinh hoạt có diện tích 26m2. Móng tường xây đá hộc VXM mác 50; nền bê tông lót đá 1x2 VXM mác 50, dày 100mm, láng xi măng mác 75. Tường xây gạch ống VXM mác 75, trát tường bằng VXM mác 75 dày 15. Mái lợp tôn sóng vuông mạ màu.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất dệt, may trang phục

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha