Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 3.000 heo nái sinh sản (trong đó, có 2.400 nái sinh sản và 600 con hậu bị thay thế). Sản phẩm của dự án là heo con cai sữa.
Ngày đăng: 20-03-2023
673 lượt xem
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO THEO MÔ HÌNH TRẠI LẠNH KHÉP KÍN, QUY MÔ 3.000 HEO NÁI SINH SẢN (2.400 HEO NÁI SINH SẢN + 600 HẬU BỊ THAY THẾ)”
Dự án trang trại chăn nuôi heo theo mô hình khép kín
MỤC LỤC
1. Xuất xứ của dự án
1.1 . Thông tin chung về dự án
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án.
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM
3.2. Các bước lập báo cáo ĐTM
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM
5.1. Thông tin về dự án
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
5.3. Dự báo các tác động mii trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
5.3.1. Quy mô, tính chất của nước thải
5.3.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải
5.3.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường
5.3.4. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
5.3.5. Tiếng ồn, độ rung
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với nước thải
5.4.2. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với bụi từ quá trình sản xuất
5.4.3. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường
5.4.4. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải nguy hại
5.4.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, nhiệt
5.4.6. Công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ Dự án
5.5.1. Chương trình quản lý môi trường của Dự án
5.5.2. Chương trình giám sát môi trường của Dự án
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung về dự án
1.2. Các hạng mục công trình của dự án
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
1.5. Biện pháp tổ chức thi công
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.2. Hiện trạng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhảy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
giai đoạn dự án đi vào vận hành
3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
3.4. Nhận xét về các mức độ chị tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá,
dự báo
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
4.1. Chương trình quản lý môi trường
4.2. Chương trình giám sát môi trường
4.2.1. Chương trình giám sát giai đoạn xây dựng
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THAM VẤN
I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
5.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng
II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ
3. CAM KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Thông tin về dự án.
− Tên dự án: “Dự án đầu tư tr ang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 3.000 heo nái sinh sản”
− Quy mô, công suất:
Dự án trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín, quy mô 3.000 heo nái sinh sản (trong đó, có 2.400 nái sinh sản và 600 con hậu bị thay thế)”. Như vậy, Sản phẩm của dự án là heo con cai sữa. Với quy mô 2.400 heo nái, mỗi con heo nái đẻ 10-12 heo con, chu kỳ sinh sản khoảng 6 tháng, trung bình 01năm sinh sản dự kiến 57.600con/năm, 1 lứa heo 20 ngày xuất chuồng; 57.600 x 20/365 = 3156 con heo con cai sữa cung cấp cho các trang trại chăn nuôi heo.
− Công nghệ sản xuất.
Quy trình chăn nuôi heo nái sinh sản.
- Heo nái nhập từ Công ty
- Tiêm ngừa, cung cấp thức ăn cho heo
- Nuôi heo khoảng 3 tháng thì phối giống.
- Cung cấp thức ăn cho heo
- Khoảng 114 ngày heo nái sinh sản
- Cung cấp thức ăn cho heo
- Chuẩn bị dụng cụ để đỡ cho heo đẻ.
- Nuôi heo con khoảng 20-30 ngày thì xuất chuồng.
- Cung cấp thức ăn cho heo
- Tiêm ngừa cho heo con lẫn heo mẹ.
− Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.
Hạng mục công trình được thể hiện theo bảng sau:
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường.
Các hoạt động của dự án trong giai đoạn dự án đi vào sản xuất và khả năng tác động đến môi trường như sau:
Sử dụng mô hình trang trại chăn nuôi khép kín công nghệ cao
Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh
- Nước thải chăn nuôi phát sinh từ hoạt động rửa chuồng, vệ sinh dụng cụ, nước thải của heo, nước xả đáy vệ sinh hệ thống làm mát, nước vệ sinh tấm làm mát,…
- Nước thải sinh hoạt:
- Khí thải từ lò đốt xác heo, từ hầm biogas, mùi hôi từ quá trình chăn nuôi,…
- Chất thải rắn không nguy hại: phân heo, xác heo chết không do dịch bệnh, nhau thai, bùn thải, tấm làm mát,..
- CTNH: Giẻ lau, bao tay dính hóa chất dầu mỡ; thùng, bao bì cứng thải bằng nhựa; bao bì mềm,….
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án.
Các tác động môi trường chính trong quá trình thực hiện dự án trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín được trình bày tóm tắt như sau:
* Trong giai đoạn thi công xây dựng:
Dự án trang trại chăn nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng, chất thải rắn xây dựng thông thường, chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, chất thải nguy hại.
* Trong giai đoạn vận hành:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân, nhân viên lao động trong giai đoạn vận hành Dự án.
- Nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động chăn nuôi: Nước thải của heo, rửa chuồng, vệ sinh dụng cụ….
- Bụi, khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên liệu và máy phát điện dự phòng của Dự án.
- Mùi từ: Khu lưu trữ phân; quạt hút thông gió tại các dãy chuồng; từ các loại thuốc thú y, thuốc sát trùng; vệ sinh chuồng trại, thức ăn; Từ các công trình thu gom và xử lý
- Hơi clo, flo phát sinh từ khâu khử trùng chuồng trại
- Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình vận hành của Dự án.
5.3.1. Quy mô, tính chất của nước thải.
* Trong giai đoạn thi công xây dựng:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 4 m3/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: TSS, BOD5, COD, Nitơ (N), Phốt pho (P), coliforms,...
- Nước thải thi công xây dựng phát sinh khoảng 01 m3/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: TSS, BOD5, COD, coliforms,...
* Trong giai đoạn vận hành:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 5 m3/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: TSS, BOD5, COD, Nitơ (N), Phốt pho (P), coliforms,...
- Nước thải chăn nuôi phát sinh từ hoạt động rửa chuồng, vệ sinh dụng cụ, nước thải của heo, nước xả đáy vệ sinh hệ thống làm mát, nước vệ sinh tấm làm mát ….với lưu lượng khoảng 150 m3/ngày.đêm (lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp). Thành phần chủ yếu gồm: SS, BOD5, COD, NH4+, E.coli, S.feacalis, Coliform, Coli phân, ….
5.3.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải.
* Trong giai đoạn thi công xây dựng:
- Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình chặt cây: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như: Bụi, SO2, NOx, CO, VOC.
- Bụi phát sinh do quá trình cưa xẻ cây: Lượng bụi phát sinh trong quá trình cưa xẻ cây khoảng 0,86 mg/m3.
- Bụi từ quá trình san nền, đào móng: Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình đào đất san nền dao động trong khoảng: 0,001 mg/m3 - 0,024 mg/m3.
- Khí thải từ hoạt động vận chuyển gỗ: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như: Bụi, CO, HC, NOx.
- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như: Bụi, COx, SOx, bụi.
- Bụi, khí thải từ các máy móc thi công: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như: Bụi, NO2, CO.
- Bụi, khí thải từ các hoạt động cơ khí: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như: khói hàn, CO, NOx.
- Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình chà nhám, sơn tường: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như: VOCs, toluene, benzene.
* Trong giai đoạn vận hành:
- Bụi, khí thải phát ra từ các phương tiện vận tải ra vào trang trại: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như bụi, NOx, CO, HC.
- Bụi, khí thải máy phát điện dự phòng: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như bụi, SO2, NOx, CO, VOC.
- Bụi, khí thải từ ló đốt xác heo: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như bụi, SO2, NOx, CO, VOC.
- Khí thải từ hầm Biogas: Lượng khí CH4 sinh ra từ hầm Biogas khoảng 125,02 m3/ngày. Thành phần chính của khí Biogas là CH4 (58% đến 60%) và CO2 (>30%) còn lại là các chất khác như hơi nước, O2, H2S, CO.
- Mùi từ quá trình xử lý nước thải, nhà để phân, hầm hủy xác và khu chăn nuôi: Thường chứa các thành phần như NH3, H2S, mecaptan và các amin hữu cơ, andehyde hữu cơ, axit béo dễ bay hơi,…
5.3.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường
* Trong giai đoạn thi công xây dựng:
- Chất thải rắn xây dựng: Khối lượng phát sinh khoảng 254,07 tấn trong suốt quá trình xây dựng, chủ yếu là các loại nguyên vật liệu xây dựng thải, rơi vãi như xi măng, gạch vỡ, sắt thép vụn, bao bì đựng vật liệu…
- Chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng phát sinh khoảng 32 kg/ngày; thành phần bao gồm rác thực phẩm, giấy, xương, nilong, vỏ đồ hộp,… Chất thải sinh hoạt có chứa 60 – 70% chất hữu cơ và 30 – 40% các chất khác
* Trong giai đoạn vận hành:
- Phân heo sau ép: Tổng lượng phân heo phát sinh khoảng 4.420,1kg/ngày; thành phần phân heo chủ yếu gồm nước (56% - 83%) và các chất hữu cơ, ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng như N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vô cơ.
+ Xác heo chết không do dịch bệnh và nhau thai: Tổng khối lượng heo chết do bệnh thông thường, giai đoạn heo nái phối, mang thai và heo con chết do ngạt hoặc còi cọc phát sinh khoảng 95,08 kg/ngày; thành phần chủ yếu gồm các chất hữu cơ, ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vô cơ.
- Bùn thải: Khối lượng bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải khoảng 34,13 kg/ngày; thành phần chủ yếu là nước và các chất hữu cơ ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ.
- Tấm làm mát thải bỏ: Khối lượng tấm làm mát thải bỏ khoảng 160 kg/năm≈ 0,44kg/ngày.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng phát sinh khoảng 40 kg/ngày; thành phần bao gồm rác thực phẩm, giấy, xương, nilong, vỏ đồ hộp,… Chất thải sinh hoạt có chứa 60 – 70% chất hữu cơ và 30 – 40% các chất khác.
5.3.4. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại
* Trong giai đoạn thi công xây dựng:
Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 2,5 kg/tháng bao gồm giẻ lau dính dầu nhớt thải, dầu nhớt thải, bóng đèn huỳnh quang thải, cặn sơn thải,.,…
* Trong giai đoạn vận hành:
Lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 55,5kg/tháng bao gồm giẻ lau, bao tay dính hóa chất dầu mỡ; thùng, bao bì cứng thải bằng nhựa; bao bì mềm (bao gồm bao bì thuốc thú y); bóng đèn huỳnh quang; dầu nhớt thải, chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn); chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại (bao bì mềm thải chứa thành phần nguy hại từ quá trình sát trùng xe, chuồng trại); pin thải; hộp mực in thải,…
5.3.5. Tiếng ồn, độ rung:
Các nguồn tạo ra tiếng ồn và độ rung phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư trang trại heo công nghệ cao
bao gồm:
- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển gia súc, nguyên vật liệu,…;
- Hoạt động của các máy móc thiết bị như: máy phát điện, quạt công nghiệp,…;
- Tiếng kêu của heo đặc biệt là khi có sự chuyển giao heo,..
Tác động do nhiệt thừa: Phát sinh từ quá trình vận hành của các động cơ, máy móc, thiết bị điện.
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
5.4.1. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với nước thải
* Trong giai đoạn thi công xây dựng:
- Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải từ quá trình thi công xây dựng: Nước thải từ quá trình thi công xây dựng được thu gom vào hố lắng tạm, lót bạt HDPE, có dung tích 3m3, kích thước: D x R x C = 2m x 1m x 1,5m. để lắng các chất rắn lơ lửng. Nước thải sau khi lắng cặn được tái sử dụng cho quá trình trộn bê tông, tưới đường để giảm bụi.
- Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt: Được thu gom và xử lý qua 05 bể tự hoại 03 ngăn được xây dựng tại Dự án với thể tích 2 m3/bể. Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại 3 ngăn được đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Dự án để tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn theo quy định trước khi thải ra môi trường.
* Trong giai đoạn vận hành:
- Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại 03 ngăn được được dẫn về Hồ xử lý nước thải 1 bằng đường ống uPVC Ø90mm để xử lý. Công ty xây dựng 05 bể tự hoại 03 ngăn với thể tích mỗi bể là 2m3/bể được bố trí tại nhà bảo vệ, khu nhà cách ly, nhà ở công nhân, khu nhà điều hành.
- Biện pháp giảm thiểu tác động do nước sát trùng người và xe: Được thu gom và dẫn về Hồ xử lý nước thải 1 bằng ống uPVC Ø60mm để xử lý.
- Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi phát sinh từ Dự án được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý. Chủ Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 200 m3/ngày.đêm có quy trình công nghệ như sau:
Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại 03 ngăn → Hồ xử lý nước thải 1; Nước sát trùng xe và công nhân và nước tắm, giặt → Hồ xử lý nước thải 1; Nước thải chăn nuôi khu cách ly → Hầm biogas 2 → Hồ xử lý nước thải 1 → Bể thiếu khí 1, 2 (T01-A/B). Nước thải chăn nuôi khu chăn nuôi → Hố thu phân (Hố Citi) → Hầm biogas 1 → Hồ xử lý nước thải 2 → Bể thiếu khí 1, 2 (T01-A/B) → Bể hiếu khí 1,2,3 (T02-A/B/C) → Bể lắng sinh học → Bể keo tụ → Bể tạo bông → Bể lắng hóa lý → Bể khử trùng → Hồ chứa nước sau xử lý. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B và QCVN 01-14:2010/BNNPTNT được tái sử dụng để làm mát, vệ sinh chuồng trại và tưới cây trong khu vực trang trại.
Kích thước các hạng mục công trình xử lý nước thải của Dự án:
Đào hố đất, lót bạt taluy thống thấm
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của Dự án đạt cột B, QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi; QCVN 01-14:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học trước khi tái sử dụng để làm mát, vệ sinh chuồng trại và tưới cây trong khu vực trang trại.
Xem thêm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nông nghiệp công nghệ cao tổng hợp
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn