Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư khai thác và chế biến mỏ đá xây dựng Ka Rôm. Dự án thuộc nhóm C (khoản 1 Điều 10 Luật Đầu tư công và IC Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công).
Ngày đăng: 21-03-2023
634 lượt xem
Chương 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ dự án:
2. Tên dự án: Dự án đầu tư khai thác và chế biến mỏ đá xây dựng Tây Kà Rôm
- Địa điểm dự án: tỉnh Ninh Thuận.
Dự án thuộc nhóm C (khoản 1 Điều 10 Luật Đầu tư công và IC Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công).
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở
- Công suất khai thác: 115.000 m3 đá nguyên khối/năm.
- Công suất chế biến: 164.000 m3 sản phẩm/năm.
3.2. Công nghệ khai thác và chế biến
3.2.1. Công nghệ khai thác:
- Ô nhiễm không khí: bụi, khí thải (NOx, SO2, CO2, CO…) sinh ra trong quá trình khoan nổ mìn, pha bổ đá hộc, xúc đá, nghiền, sàng...
- Tiếng ồn, độ rung phát ra từ máy móc thiết bị, quá trình khoan nổ mìn…
- Dầu nhớt thải
- Chất thải rắn (thực vật thải trong quá trình san gạt, đất cát, bột đá khi chế biến…)
Hình 1-4: Quy trình công nghệ khai thác
- Bóc tầng phủ tạo mặt bằng khai thác bằng cách dùng máy gạt đề gạt bỏ các lớp phủ thực vật, đất đá trên bề mặt, sau đó, dùng máy xúc xúc lên xe ô tô để vận chuyển đến bãi thải.
- Khoan nổ mìn: Công tác khoan nổ mìn trong quá trình khai thác sử dụng máy khoan BMK5 đường kính 105 mm, khoan nổ mìn làm đường, phá mô chân tầng sử dụng máy khoan con lắp cần 36 - 42 mm. Sử dụng mạng nổ mìn hình tam giác đều, 3 hàng mìn với phương pháp nổ mìn vi sai qua hàng. Sử dụng kíp vi sai điện rải mặt, sử dụng dây nổ xuống lỗ. Quá trình này làm phá vỡ cấu trúc đá phát sinh bụi, đá văng gây chấn động rất nguy hiểm cho con người và môi trường.
- Phân loại đáhộc bóc lên xe ô tô: Sau khi nổ mìn sẽ tạo ra các loại đá có kích thước khác nhau, đá quá cỡ sẽ dùng búa thủy lực trọng lượng 2,8 tấn lắp trêm máy xúc thủy lực để phá đá tạo ra những đá có kích thước phù hợp mang đi chế biến. Do đó, trong quá trình phá đá sẽ gây phát tán bụi và tạo ra nhiều đá dăm kèm theo tiếng ồn do va đập.
- Xúc đá hỗn hợp lên xe ô tô: Các loại đá hỗn hợp đạt yêu cầu sẽ được máy xúc thủy lực gàu ngược dung tích gàu 1,2 m3 xúc và chất tải lên xe ô tô tự đổ tải trọng 15 tấn vận chuyển về trạm nghiền sàng hoặc vận chuyển đi tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng. Quá trình xúc đá và vận chuyển sẽ tạo ra bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc.
3.2.1.Công nghệ chế biến:
- Ô nhiễm không khí: bụi, khí thải (NOx, SO2, CO2, CO…) sinh ra trong quá trình khoan nổ mìn, pha bổ đá hộc, xúc đá, nghiền, sàng...
- Tiến ồn, độ rung phát ra từ máy móc thiết bị, quá trình khoan nổ mìn…
- Dầu nhớt thải
Hình: Quy trình công nghệ chế biến
Thuyết minh dây chuyền công nghệ chế biến đá:
Áp dụng quy trình nghiền hai giai đoạn, đá nguyên khai từ boongke cấp liệu được chuyển trực tiếp vào máy nghiền thô (nghiền má) nhờ băng chuyền xích. Sau đó, đá nghiền được cho qua băng tải để chuyển vào máy sàng. Sau khi sàng, đá được đưa qua máy nghiền côn, tiến hành nghiền tạo ra đá có kích thước nhỏ hơn. Tiếp tục được chuyển sang hệ thống băng tải đưa lên hệ thống sàng phân loại để tách cácloại đácó kích thước đồng dạng nhau thành từng nhóm, chủ yếu sản xuất 4 loại đá chính phẩm là đá 4x6, đá 1x2, đá 2x4 và mi bụi. Do đặc thù của dây chuyền công nghệ chế biến đá luôn luôn tạo ra bụi, kèm theo tiếng ồn do hoạt động của máy móc nên gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Hình 1-7: Máy nghiền sàng
Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:
1.1. Nguồn phát sinh nước thải:
Nước thải sinh hoạt: Nguồn phát sinh chủ yếu từ nước thải sinh hoạt của 47 công nhân viên.
Nước thải sản xuất: Chủ yếu từ hoạt động phun nước giảm bụi đoạn đường vận chuyển, phun nước tại hàm nhai và vào đá nguyên liệu trước khi đưa vào máy nghiền.
Lượng nước phun tại hàm nhai và vào đá nguyên liệu trước khi đưa vào máy nghiền này được giữ lại toàn bộ trong cá khối đá sau khi nghiền và đá nguyên liệu trước khi nghiền để tạo ẩm. Do đó lượng nước này không chảy tràn ra bên ngoài và gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Đối với lượng nước phun tạo ẩm mặt đường giảm thiểu bụi đường do quá trình vận chuyển đá thành phẩm của các phương tiện giao thông, lượng nước này tạo ẩm mặt đường nên không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Do đó, không có nước thải ra ngoài môi trường, nguồn nước sản xuất không gây tác động cực đến môi trường xung quanh.
1.2. Lưu lượng xả nước thải sinh hoạt tối đa:
Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân viên phát sinh khoảng: 47 người x 25 lít/người/ngày » 1,2 m3/ngày.
1.3. Dòng nước thải: Nước thải sinh hoạt của công nhân viên được thu gom xử lý bằng bằng bể tự hoại 3 ngăn đạt cột B, QCVN 14:2008/BTNMT.
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn cácchất của nước thải.
Bảng 4-1 : Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất của nước thải
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:
1.5.1.Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt sauxử lý đạt cột B QCVN14:2008/BTNMT.
1.5.2.Nước thải sản xuất:
Nước tưới ẩm vào đá nguyên liệu trước khi đưa vào máy nghiền và lượng nước phun giảm bụi đoạn đường vận chuyển, phun nước tại hàm nhai không thải ra môi trường khu vực dự án.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi:
Do nhu cầu cung cấp đá xây dựng trên thị trường, Công ty đầu tư lắp đặt 1 trạm nghiền sàng hoạt động nghiền sàng với công suất 50% so với báo cáo ĐTM được phê duyệt tại Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 03/11/2016. Vì vậy, Công ty đề nghị cấp phép đối với hạng mục công trình xử lý đối với 01 trạm nghiền sàng và các công trình phụ trợ khác.
2.1.Nguồn phát sinh bụi: Chủ yếu từ hoạt độngđào, bốctầng phủ; khoan, nổ mìn; hoạt động chế biến nghiền đá; bốc xúc, vận chuyển đất đá trong khu vực khai thác; bốc xúc đá thành phẩm và vận chuyển đá từ khu vực chế biến ra tỉnh lộ 706 tới đoạn QL 1A.
2.2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:
Thành phần hàm lượng bụi trong không khí.
Bảng 4-2 : Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất của khí thải
Stt | Thông số | Đơn vị | QCVN |
01 | TSP | µg/m3 | 300 |
QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, áp dụng cột Trung bình 1 giờ.
2.3. Vị trí quan trắc, phương thức xả khí thải: Vị trí quan trắc: 04 vị trí
- Vị trí 1: Tại ranh giới trên hướng gió khu vực sân Công Nghiệp (về hướng Tây Nam); Tọa độ: x = 1303988; y = 0588841.
- Vị trí 2: Tại ranh giới dưới hướng gió khu vực sân Công Nghiệp (về hướng Đông Bắc); Tọa độ: x = 1303946; y = 0589058.
- Vị trí 3: Tại ranh giới trên hướng gió khu vực khai thác (về hướng Tây Nam); Tọa độ: x = 1304339; y = 0588491.
- Vị trí 4: Tại ranh giới dưới hướng gió khu vực khai thác (về hướng Đông Bắc); Tọa độ: x = 1304154; y = 0588806.
Phương thức xả khí thải: Thải trực tiếp ra môi trường không khí.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn:
3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn: Chủ yếu từ hoạt động đào, bốc tầng phủ; khoan, nổ mìn; bốc xúc, vận chuyển đất đá trong khu vực khai thác; nghiền sàn; bốc xúc đá thành phẩm và vận chuyển đá từ khu vực chế biến ra tỉnh lộ 706 tới đoạn QL 1A.
3.2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:
Thành phần tiếng ồn trong không khí.
Bảng 4-3 : Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất của tiếng ồn
QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, áp dụng cột từ 6 giờ đến 21 giờ khu vực thông thường.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn