Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại tổng hợp

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp với các loại sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ thị trường. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất;

Ngày đăng: 24-04-2025

88 lượt xem

DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ii

DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... iii

1.   Thông tin chung về dự án...................................................................................... 1

1.1.  Tên dự án............................................................................................................. 1

1.2.  Tên chủ dự án....................................................................................................... 1

1.3.  Vị trí địa lý....................................................................................................... 1

1.4.  Hiện trạng quản lý, sử dụng đất....................................................................... 2

1.5.  Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.......... 2

2.   Các hạng mục công trình của dự án....................................................................... 3

2.1.  Các hạng mục công trình xây dựng:................................................................... 3

2.2.  Các hạng mục kỹ thuật......................................................................................... 5

2.3.  Hạng mục cấp, thoát nước:................................................................................... 6

2.4.  Hệ thống phòng cháy chữa cháy...................................................................... 7

2.5.  Hệ thống điều hoà không khí, thông gió:.......................................................... 7

3.   Các tác động môi trường chính của dự án.......................................................... 7

3.1.  Giai đoạn chuẩn bị dự án..................................................................................... 7

3.2.  Đánh giá các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.......................... 11

3.3.  Đánh giá các tác động trong giai đoạn vận hành.......................................... 13

4.   Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án................................... 17

5.   Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án... 18

6.   Cam kết của chủ dự án...................................................................................... 19

6.1.  Cam kết chung.............................................................................................. 19

6.2.  Cam kết thực hiện quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường................. 20

1.Thông tin chung về dự án

1.1.Tên dự án

Tên dự án: Đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Địa điểm: Tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

1.2.Tên chủ dự án

Họ và tên:......... 

Địa chỉ thường trú: Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Chỗ ở hiện tại: Xóm 4, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

1.3.Vị trí địa lý

* Vị trí dự án.

Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp tổng hợp” có diện tích tổng thể là 12.853,4m2 thuộc địa phận xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ranh giới khu đất cụ thể như sau:

+ Phía Đông Bắc và phía Tây Nam giáp đường quy hoạch;

+ Phía Tây Bắc giáp đất nông nghiệp;

+ Phía Đông Nam giáp rãnh xây.

* Tọa độ ranh giới của dự án

Bảng 1. 1. Tọa độ khép góc ranh giới dự án (VN2000 L0=105o00’, múi chiếu 3o)

STT

Tên điểm

X

Y

STT

Tên điểm

X

Y

1

M1

2218342.67

611189.88

3

M3

2218354.01

611231.65

2

M2

2218287.31

611190.23

4

M4

2218365.01

611221.12

Hình 1.1: Vị trí dự án trên địa bàn

1.4.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất.

Hiện trạng sử dụng đất:

Khu đất thực hiện dự án Đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp tổng hợp có tổng diện tích 12.853,4m2, thuộc địa giới hành chính xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trong đó hiện trạng đất thực hiện dự án phần lớn là đất trồng lúa hai vụ

-   Giao thông: Phía Bắc và phía Nam dự án là tuyến đường bê tông đã được quy hoạch có chiều rộng mặt đường là 12m.

1.5.Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án.

1.5.1.Mục tiêu.

Đầu tư xây dựng mô hình trang trại nông nghiệp tổng hợp với các loại sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ thị trường. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất; tạo thêm việc làm cho một số lao động địa phương, tăng nguồn thu cho nhà đầu tư, tăng đóng góp nghĩa vụ thuế vào ngân sách địa phương và góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn.

1.5.2.Loại hình dự án

Dựa vào danh mục các dự án tại Phụ lục IV Mục 6 của phụ lục đính kèm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 thì Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp tổng hợp” thuộc Nhóm dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa hai vụ với diện tích chuyển đổi là 12.853,4m2 thuộc thẩm quyền chấp thuận của hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về luật đất đai.

Dự án thuộc nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV, nhóm C.

Loại hình dự án: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới

1.5.3.Quy mô

Quy mô sử dụng sử dụng:

-  Diện tích đất phục vụ dự án: 12.853,4 m2;

-  Diện tích đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất: 12.853,4 m2. Quy mô công suất:

-  Thuỷ sản nước ngọt: 10 Tấn/năm

-  Hoa quả sạch, rau sạch các loại: 40 Tấn/năm

- Cây cảnh, cây giống: 20.000 cây/năm Quy mô xây dựng

Bảng 1.2. Quy mô xây dựng từng hạng mục công trình

STT

Hạng mục

Diện tích xây dựng (m2)

Diện tích sàn XD (m2)

1

Nhà điều hành + ăn nghỉ công nhân

200,0

200,0

2

Kho phân bón, dụng cụ

200,0

200,0

3

Khu thu gom xử lý nước thải

50,0

 

4

Cổng, hàng rào (L=459M)

101,0

 

5

Nhà bảo vệ, kiểm soát

45,0

45,0

6

Khu trồng cây cảnh + ươm giống

2.602,0

 

7

Khu trồng cây ăn quả

5.419,0

 

8

Khu nhà màng trồng rau sạch

1.120,0

 

9

Ao nuôi cá

1.895,0

 

10

Sân đường nội bộ

1.221,4

 

Tổng

12.853,4

445,0

Quy mô thiết bị

Bảng 1.3. Quy mô thiết bị sử dụng tại dự án

STT

Tên thiết bị

ĐVT

SL

Xuất xứ

Năm sản xuất

1

Thiết bị trồng trọt, ươm giống

TB

1

Việt Nam

 

 

 

Tại thời điểm lắp đặt

2

Kho bảo quản lạnh

TB

1

Việt Nam

3

Thiết bị nhà văn phòng điều hành

TB

1

Liên doanh

4

Thiết bị nhà ăn nghỉ công nhân

TB

1

Việt Nam

5

Thiết bị phòng cháy chữa cháy

TB

1

Liên doanh

6

Thiết bị điện, nước, tưới tiêu

TB

1

Việt Nam

7

Thiết bị khác (máy phát điện, an ninh giám sát,…)

Việt Nam

2.Các hạng mục công trình của dự án

2.1.Các hạng mục công trình xây dựng:

Nhà điều hành + ăn nghỉ công nhân

+ Cơ cấu diện tích:

  • Diện tích xây dựng:200 m2.
  • Diện tích sàn: 200 m2.

+ Mặt bằng công năng sử dụng: Được bố trí làm khu làm việc điều hành dự án và bố trí phòng ăn, nghỉ cho một số công nhận viên làm việc trong dự án.

+ Hình thức kiến trúc, kết cấu: Công trình được xây cao 01 tầng, nhà khung cột BTCT kiến trúc hiện đại, phù hợp với công năng sử dụng và cảnh quan chung của dự án.

Xây dựng Kho phân bón, dụng cụ

+ Cơ cấu diện tích:

  • Diện tích xây dựng:200 m2.
  • Diện tích sàn: 200 m2.

+ Mặt bằng công năng sử dụng:

Được bố trí làm kho chứa vật tư máy móc, dụng cụ phục vụ lao động sản xuất và phân bón, thức ăn chăn nuôi,...

+ Hình thức kiến trúc, kết cấu:

Công trình được xây cao 01 tầng, nhà kết cấu khung cột bê tông cốt thép, tường xây gạch 220, mái vì kèo xà gồ thép hình, kiến trúc phù hợp với cảnh quan chung của dự án và thuận tiện trong việc lưu trữ hàng hoá.

Xây dựng nhà bảo vệ, kiểm soát

+ Cơ cấu diện tích:

  • Diện tích xây dựng: 45 m2.
  • Diện tích sàn: 45 m2.

+ Mặt bằng công năng sử dụng: Được bố trí làm nơi bao vệ trông coi dự án.

+ Hình thức kiến trúc, kết cấu: Công trình được xây cao 01 tầng, nhà khung cột dầm sàn BTCT kiến trúc thuận tiện trong việc quan sát và phù hợp với cảnh quan chung của dự án.

Các hạng mục phụ trợ và vườn cây xanh, sân đường nội bộ:

Cây xanh, sân đường nội bộ, được thiết kế xen kẽ, hài hòa với các khu chức năng và tạo cảnh quan, làm nền cho các công trình kiến trúc khác. Ngoài ra tạo nên không gian xanh và một môi trường trong lành gần gũi với thiên nhiên. Các hạng mục phụ trợ, khu chức năng được bố trí xây dựng hợp lý đảm bảo về các tiêu chuẩn xây dựng, môi trường, tạo cảnh quan và công năng thuận lợi cho từng khu chức năng và tổng thể của dự án bao gồm các hạng mục sau:

+ Khu thu gom xử lý nước thải: 50 m2;

+ Cổng, hàng rào:101 m2;

+ Sân đường nội bộ:1.221,4 m.

2.2.Các hạng mục kỹ thuật

a. Hạng mục cấp điện:

- Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện cho dự án lấy từ nguồn điện của khu vực, không cần bố trí trạm biến áp. Nguồn điện sử dụng của công trình là nguồn điện xoay chiều 3 pha 4 dây 380V/220V, 50Hz.

-  Tính toán và bố trí cấp điện:

Chỉ tiêu cấp điện cho các công trình được tính theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số QCXDVN 01:2008/BXD “Quy hoạch xây dựng” ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng.

-  Nhu cầu điện sinh hoạt và chiếu sáng:

 

TT

 

Loại đất

Quy (m2)

Chỉ tiêu cấp

(W/m2)

Nhu cầu

sử dụng (KW)

1

Diện tích đất xây dựng công trình

596,0

20,0

11,92

2

Diện tích đất vườn cây, ao nuôi

11.036,0

2,0

22,07

3

Diện tích đất sân đường nội bộ

1.221,0

1,0

1,22

Tổng

12.853,4

 

35,21

-  Nhu cầu điện cho thiết bị sản xuất:

+ Trang thiết bị tạm tính khoảng 50% tổng nhu cầu sinh hoạt: 17,6 KW

+ Tổng lượng điện tiêu thụ:

Công suất đặt: Pđ = 35,21 + 17,6 = 52,81 KW Hệ số đồng thời: Kđt = 0,8 Hệ số cosj = 0,9 Sđ = (Pđ x Kđt) / cosj = 52,81 * 0,8 / 0,9 = 46,94 KVA

Từ số liệu tính toán công suất định danh cho máy biến áp như trên nguồn điện cung cấp cho dự án sẽ được lấy trực tiếp từ hệ thống lưới điện hiện trạng của địa phương. Bố trí các tủ phân phối điện hạ thế 380/220V để cung cấp riêng cho từng phụ tải:

-   Hệ thống điện chiếu sáng ngoài nhà: dùng đèn thủy ngân cao áp, lắp trên các cột điện chuyên dùng, cáp dùng loại lõi đồng chôn trực tiếp trong đất;

-   Hệ thống máy móc và thiết bị chuyên dùng: Các thiết bị đều có các Aptomat bảo vệ. Dây dẫn điện tới các thiết bị dùng loại dây lõi đồng vỏ bọc nhựa và có hệ thống nối đất bảo vệ đảm bảo Rnđ ≤ 4ῼ.

-  Các hệ thống và thiết bị khác.

Để đảm bảo nguồn điện liên tục cho những phụ tải quan trọng khi gặp sự cố ở lưới điện khu vực. Bố trí máy phát điện Diesel công suất 50 KVA dự phòng và thiết bị chuyển mạch đổi nguồn tự động.

Dây dẫn cung cấp điện đến các phụ tải phải được đi kín trong các hộp kỹ thuật, luồn dây trong ống nhựa đi ngầm trong tường, trần, sàn (đối với phụ tải trong nhà) và đi ngầm dưới đất (đối với phụ tải ngoài nhà).

Bố trí hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị, máy móc tiêu thụ điện. Tất cả các vỏ máy tủ điện và các phần kim loại của hệ thống điện đều phải nối đất. Hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị được thiết kế đi độc lập với hệ thống nối đất chống sét. Điện trở nối đất của hệ thống an toàn cho các thiết bị phải đảm bảo nhỏ hơn 4W. Các ổ cắm điện trong công trình đều dùng loại ổ cắm 3 cực có màn che và dập hồ quang.

-  Hệ thống chống sét và nối đất: Bố trí hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị, máy móc tiêu thụ điện. Tất cả các vỏ máy tủ điện và các phần kim loại của hệ thống điện đều phải nối đất. Hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị được thiết kế đi độc lập với hệ thống nối đất chống sét. Điện trở nối đất của hệ thống an toàn cho các thiết bị phải đảm bảo nhỏ hơn 4W. Các ổ cắm điện trong công trình đều dùng loại ổ cắm 3 cực có màn che và dập hồ quang.

2.3.Hạng mục cấp, thoát nước:

- Tính toán nước cấp: Chi tiết cấp nước cho các công trình được tính theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số TCXDVN 33:2006/BXD.

STT

Mục đích sử dụng

ĐVT

Định mức (lít)

Lưu lượng (m3/ngày)

I

Nước cấp cho sinh hoạt

 

 

1,25

1

Nước cấp cho sinh hoạt 10 lao động

Lít/người/ngày

100

1,0

2

Nước cấp cho 10 khách hàng

Lít/người/ngày

25

0,25

II

Nước vệ sinh sân đường

10% lượng nước sinh hoạt

0,1

III

Nước cấp cho PCCC

Lấy từ ao nuôi

Tổng lượng nước sử dụng

1,35

- Giải pháp cấp nước:

+ Nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước máy khu vực cung cấp trực tiếp từ hệ thống cấp nước sạch của địa phương và bơm trực tiếp vào téc chứa nước dự trữ của dự án để trực tiếp sử dụng.

+ Các đường ống sau khi lắp đặt xong đều phải thử áp lực nước và khử trùng trước khi sử dụng.

+ Nước tưới cây và nước cấp cho PCCC được bơm từ mương nước của khu vực. Nước cấp cho chăn nuôi được lấy từ nước mưa và mương nước của khu vực.

- Tính toán thoát nước:

+ Nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại của từng khu chức năng, sau đó theo hệ thống đường ống dẫn ra bể thu gom xử lý nước thải, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực.

+ Toàn bộ hệ thống đường ống thoát nước trong nhà đều sử dụng ống nhựa loại chịu được áp lực và chống ăn mòn.

+ Hệ thống thoát nước ngoài (nước mặt, nước mưa từ mái các công trình...) là hệ thống gồm: rãnh thoát nước 400x500 và các hố ga thu nước. Thoát nước ra mương thoát nước khu vực.

+ Hệ thống nước cấp cho nuôi trồng thuỷ sản được được luân chuyển liên tục bố trí hố ga xử lý nước ở đầu nguồn lấy và thoát nước, có hệ thống chắn rác ở đầu các cống cấp và thoát nước.

2.4.Hệ thống phòng cháy chữa cháy:

Hệ thống phòng cháy chữa cháy có công trình gồm:

-  Thiết bị báo cháy tự động;

-  Thiết bị chữa cháy tự động và bán tự động bằng khí và nước;

-  Thiết bị cấp nước chữa cháy vách tường;

-  Thiết bị chữa cháy bình xách tay. Bình chữa cháy xách tay là phương tiện trang bị tại chỗ để kịp thời dập tắt đám cháy mới phát sinh. Các bình chữa cháy xách tay được đặt tại các vị trí phù hợp như sảnh, kho, hành lang.

2.5.Hệ thống điều hoà không khí, thông gió:

-   Hệ thống điều hòa: Các phòng làm việc, phòng nghỉ, bố trí lắp đặt điều hoà cục bộ.

-   Hệ thống thông gió: Bố trí hệ thống thông gió cho các khu vực tập trung đông người, kho chứa, các khu vệ sinh, bếp nấu, phòng ăn.

3.Các tác động môi trường chính của dự án

3.1.Giai đoạn chuẩn bị dự án

a.Đánh giá tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và danh lam thắng cảnh

Theo khảo sát hiện trạng cho thấy, khu vực dự án chủ yếu là đất trồng lúa, đất nghĩa trang… với hệ sinh thái dưới nước, trên cạn. Quá trình thực hiện dự án sẽ có tác động trực tiếp đến hệ sinh thái này. Việc chiếm dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất thủy lợi, đất đồi núi,...sẽ có những tác động nhất định đến hệ sinh thái khu vực dự án như sau:

-   Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất thủy lợi,...thành đất xây dựng làm thay đổi tính chất cơ lý của đất, làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp dẫn tới giảm năng suất sản lượng nông nghiệp và ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại khu vực Dự án. Việc phá dỡ mặt bằng sẽ làm mất nơi sinh sống, trú ẩn của một số loài động vật, một số loài sẽ phải di chuyển địa điểm sống và một số loài bị chết như các loài côn trùng, giun đất…. Tuy nhiên khu vực dự án thu hồi diện tích đất trồng lúa, có năng suất thấp, và hệ sinh thái nghèo nàn và thường xuyên chịu tác động đào sới từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người nên khả năng thích ứng với môi trường mới nhanhà nên tác động từ việc chiếm dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên hệ sinh thái là không đáng kể.

-   Tiếng ồn, độ rung gây ra bởi tiếng động cơ xe, máy, máy cưa, các hoạt động khác của con người cũng là một nguyên nhân để xua đuổi một số loài động vật nhạy cảm với tiếng ồn ở khu vực lân cận. Tuy nhiên, khu vực dự án đi qua không có động vật quý hiếm nào, các loài động vật khu vực này hầu hết là động vật nhỏ, động vật lưỡng cư,... và đã thích nghi được với sự thay đổi của môi trường sống hiện tại.

Khu vực dự án đi qua không gây ảnh hưởng đến cấu trúc, giá trị danh lam thắng cảnh, thiên nhiên tại khu vực xung quanh. Dự án không đi qua khu bảo tồn thiên nhiên nào cần được bảo vệ.

b.Tác động của việc chiếm dụng đất vĩnh viễn, …

Căn cứ Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án, diện tích đất bị ảnh hưởng khoảng 12.853,4m2. Diện tích đất khu vực quy hoạch dự án chủ yếu là đất trồng lúa và đất nghĩa trang dự án sẽ thu hồi, chiếm dụng vĩnh viễn và thực hiện GPMB. Việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của dự án sẽ gây ra những tác động chủ yếu đối với môi trường kinh tế - xã hội của khu vực dự án, bao gồm:

Tác động do thu hồi và đền bù và chiếm dụng đất nông nghiệp vĩnh viễn

Nguồn gốc, quy mô tác động:

+ Quy mô đền bù đất nông nghiệp: Theo số liệu thống kê về khối lượng và quy mô đền bù đất nông nghiệp của dự án khoảng 12.853,4m2, khiến các hộ dân thuộc xã Quang Thiện bị chiếm dụng đất canh tác nông nghiệp

+ Vị trí: Toàn bộ diện tích đất nằm trong địa bàn hành chính xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Việc đền bù thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 01 hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.

+ Thời gian: Đền bù giải phóng mặt bằng triển khai trong Quý I năm 2024. Tuy nhiên thời gian khắc phục hậu quả các ảnh hưởng do đền bù sẽ kéo dài sau tác động.

Đánh giá tác động đến các đối tượng:

Việc thu hồi đất lúa sẽ phát sinh các tác nhân gây ra những tác động môi trường xã hội, bao gồm: Suy giảm diện tích đất lúa; Mất đất canh tác, thay đổi việc làm; Phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp cộng đồng, ….

- Tác động đến hệ sinh thái lúa nước:

+ Trong hệ sinh thái lúa nước có các mối quan hệ phức tạp gồm các mối quan hệ cộng sinh, mối quan hệ cạnh tranh, mối quan hệ kí chủ…việc thu hồi và chiếm dụng vĩnh viễn đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái lúa nước, làm mất nơi sinh sống, trú ẩn của một số loài sinh vật, một số loài sẽ phải di chuyển địa điểm sống và một số loài bị chết như các loài côn trùng, giun đất…. Thảm thực vật bị chặt hạ làm giảm mức độ đa dạng sinh học của khu vực. Như vậy, việc tác động này là thay đổi toàn bộ hệ sinh thái tại khu vực và không có khả năng phục hồi.

+ Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp thu hồi thực hiện dự án không nhiều khoảng 12.853,4m2và Hệ sinh thái nhân tạo luôn bị tác động bởi yếu tố con người do có hiện tượng cày xới, canh tác lúa nên hệ sinh thái này dễ thích nghi, sinh sản phát triển nhanh và đây được coi là hệ sinh thái nhân tạo nhưng được duy trì dựa trên các quy luật tự nhiên. Nên tác động đến các hệ sinh thái lúa nước trong quá trình thi công dự án là không đáng kể.

- Tác động chuyển đổi diện tích đất canh tác nông nghiệp, suy giảm năng suất nông nghiệp và an ninh lương thực:

+ Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác sẽ gây ra sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp và những tác động theo khác về kinh tế xã hội của địa phương.

+ Mức độ tác động và phạm vi tác động được đánh giá là cục bộ, gây suy giảm diện tích đất nông nghiệp của các xã. Các tác đông này được đánh giá là chắc chắn xảy ra và không thể phục hồi do quỹ đất của của các xã hạn chế nên không thể phục hồi diện tích đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi.

+ Với sự suy giảm về diện tích đất trồng lúa sẽ dẫn đến việc suy giảm năng suất chung của các xã về lúa.

+ Với khối lượng lúa suy giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương, cũng như có ảnh hưởng đến an ninh lương thực Quốc gia.

+ Giảm thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất do mất 12.853,4m2 đất canh tác nông nghiệp thuộc xã Quang Thiện. Theo điều tra khảo sát tại khu vực, ngoài công việc trồng lúa nước, các hộ dân còn làm thêm các ngành nghề khác như: xây dựng, làm công nhân, kinh doanh dịch vụ,… để kiếm thêm thu nhập. Do khu đất thực hiện Dự án là khu đất trũng có năng suất lúa thấp, thu nhập của các hộ bị thu hồi đất không bị phụ thuộc nhiều, ngoài trồng lúa các hộ dân còn làm tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm để đảm bảo cuộc sống.

c.Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng

Tác động liên quan đến chất thải

Tác động do bụi, khí thải

-   Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thu dọn thảm thực vật:

+ Trong quá trình dọn dẹp mặt bằng dự án, yếu tố tác động môi trường không khí chủ yếu do bụi khuếch tán từ hoạt động thu dọn thảm thực vật gây ra. Tuy nhiên khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, nên thảm thực vật chủ yếu là cây nông nghiệp, thảm cỏ, cây bụi; khi thực hiện thu dọn mặt bằng dự án, các hộ dân có diện tích đất thuộc diện giải tỏa đã tận thu các sản phẩm nông nghiệp trên toàn bộ diện tích đất canh tác. Do đó, quá trình thu dọn mặt bằng diễn ra đối với các loại thảm cỏ, cây bụi nhỏ, cây nông nghiệp (cây lúa), nên khả năng phát tán bụi là rất hạn chế và các tác động được đánh giá là không đáng kể đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

+ Ngoài ra, còn kể đến khả năng tác động do bụi, khí thải từ ống khói thải của các trang thiết bị, máy móc tham gia. Tuy nhiên do dự án chủ yếu thực hiện dọn dẹp mặt bằng bằng biện pháp thủ công nên các tác động từ nguồn này là không lớn.

- Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng để thi công dự án có sử dụng các loại máy móc, phương tiện thi công như máy gặt, máy tuốt,… chạy bằng nhiên liệu dầu diesel nên khi hoạt động sẽ làm phát sinh bụi và khí thải, ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực Dự án và khu vực dân cư gần dự án.

- Đối tượng chịu tác động: cán bộ công nhân làm việc trực tiếp, người dân sống lân cận dự án.

- Tuy nhiên, Chủ đầu tư sẽ tiến hành theo hình thức nhanh gọn, trong thời gian ngắn. Ngoài ra, cùng với các biện pháp giảm thiểu mà Chủ đầu tư sẽ áp dụng khi tiến hành đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tới môi trường và con người tại khu vực dự án và các khu vực lân cận.

Nước thải trong giai đoạn GPMB

-   Trong quá trình giải phóng mặt bằng thi công dự án, với việc sử dụng khoảng 30 công nhân lao động – chủ dự án lựa chọn thuê nhân công là người lao động địa phương, các lao động có đất thuộc diện đền bù, giải phóng mặt bằng ở các khu vực xung quanh dự án.

-   Việc sử dụng lao động trong giai đoạn này được thực hiện với chế độ làm việc 01 ca/ngày, chủ trương không tổ chức lán trại công nhân và toàn bộ số công nhân này sẽ đi về theo buổi làm việc. Do vậy không phát sinh nước thải trong giai đoạn GPMB.

Nước mưa trong giai đoạn GPMB

-   Nước mưa trên khu vực dự án: Khi có mưa, nước mưa có thể cuốn theo nhiều loại chất bẩn như bùn cát; thực vật và chất thải nguy hại (dầu mỡ rơi vãi từ xe, máy thi công), tạo thành dòng nước bẩn, gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh dự án.

-   Tuy nhiên, do thời gian giải phóng mặt bằng ngắn, hoạt động GPMB được bố trí thực hiện vào ngày nắng, khô ráo để hạn chế đến mức tối đa các tác động đến môi trường.

Tác động do chất thải rắn

Tác động do phế thải trong quá trình phát quang, dọn dẹp mặt bằng

+ Nguồn gốc phát sinh:

Lượng sinh khối thực vật phát sinh chủ yếu là từ quá trình phát quang, thu dọn thảm thực vật để phục vụ thi công các hạng mục công trình. Sinh khối thực vật phát sinh do hoạt động phát quang thảm thực vật bao gồm cây lúa nước, các loại cây bụi, cỏ dại,… tại khu vực Dự án. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, các hộ dân sẽ thu hoạch và tận thu nông sản tại diện tích cánh đồng lúa mùa nhà mình. Nên khối lượng rác thải phát sinh trong giai đoạn giải phóng mặt bằng không đáng kể

Đánh giá tác động đến các đối tượng:

Sinh khối thực vật phát quang chủ yếu là các chất hữu cơ từ xác thực vật dễ phân hủy tạo thành các chất hữu cơ dễ bay hơi gây mùi hôi khó chịu; các chất hòa tan trong nước và khả năng tạo mùn cao,... có khả năng gây ra các tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng khu vực dự án.

+ Đối tượng và phạm vi bị tác động:

-   Tác động đối với môi trường nước: Sinh khối phát quang khi không được thu gom triệt để có nguy cơ bị cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn bề mặt gây ô nhiễm độ đục dòng chảy, bồi lấp hệ thống cống thoát nước gây ngập úng cục bộ, …

-   Tác động đối với môi trường không khí: Sinh khối thực vật phát quang chủ yếu là các chất hữu cơ từ xác thực vật dễ phân hủy tạo thành các chất hữu cơ dễ bay hơi gây mùi hôi khó chịu; ảnh hưởng đến không khí xung quanh khu vực thực hiện.

-  Tác động cản trở giao thông: Sự tồn tại của các loại phế thải phát quang sẽ gây cản trở giao thông, gia tăng nguy cơ tai nạn lao động, tai nạn giao thông và làm tăng nguy cơ sụt lún, sạt lở công trình sau này.

+ Quy mô bị tác động: Tác động tới toàn bộ dự án và các khu vực dân cư lân cận. Tuy nhiên tác động có xác suất xảy ra thấp, cường độ tác động nhỏ, thời gian tác động ngắn và các đối tượng có khả năng phục hồi nhanh sau tác động.

Tác động không liên quan đến chất thải

Tác động do tiếng ồn

-  Tiếng ồn, rung trong chuẩn bị dự án chủ yếu do các hoạt động phát quang dọn dẹp mặt bằng; Hoạt động của các phương tiện, máy móc tham gia,… Vị trí phát sinh tiếng ồn, rung được xác định trên toàn bộ các khu vực phát quang, phá dỡ dọn dẹp mặt bằng. Tuy nhiên mức độ phát sinh đáng kể nhất tại khu vực phát quang thảm thực vật, phá dỡ các công trình có các loại máy móc tham gia.

-   Tiếng ồn trong phát quang thảm thực vật chủ yếu do vận hành máy gặt, máy tuốt lúa.

+ Quy mô tác động: Do phát quang thảm thực vật chủ yếu nằm rải rác trên toàn bộ diện tích dự án nên mức độ tác động do tiếng ồn loại này là không đáng kể.

Đánh giá chung về mức độ tác động:

Tác động tiêu cực được đánh giá là NHỎ và có thể giảm thiểu được. Tuy nhiên, Chủ dự án và Nhà thầu sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các bước thực hiện nhằm đảm bảo công trường an toàn trước khi thi công. Ngoài ra, Chủ đầu tư và các nhà thầu sẽ thực hiện theo các văn bản hưởng dẫn của huyện Kim Sơn và tỉnh Ninh Bình để thu gom lượng sinh khối và vận chuyển đổ thải đúng quy định.

3.2.Đánh giá các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.

Các tác động có liên quan đến chất thải

a.Tác động do bụi, khí thải

+ Trong hoạt động thi công xây dựng sẽ phát thải từ 02 nguồn, nguồn đường (từ hoạt động giao thông vận chuyển) và nguồn mặt (từ hoạt động đào đắp, tập kết nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công xây dựng, thi công xây dựng các công trình)

+ Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị, phương tiện, máy móc thi công cơ giới

+ Bụi và khí thải độc hại: SO2, CO, NOx... từ hoạt động hàn cắt kim loại trên công trường.

b.Tác động từ nước thải

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước: Nước thải sinh hoạt phát sinh do tập trung công nhân lao động trên công trường; Nước thải từ khu vực cầu rửa xe và vệ sinh máy móc; Nước thải thi công xây dựng các hạng mục công trình; Nước mưa chảy tràn bề mặt cuốn trôi chất bẩn.

-   Nước thải thi công: Nước thải từ quá trình thi công xây dựng trên công trường có sử dụng nước cho các công việc xây lắp, từ khu lán trại thi công như: Trộn vữa, rửa đá, sỏi, tưới gạch, bảo dưỡng bê tông tại chỗ, đúc bê tông, bãi tập kết vật liệu... Dựa trên thực tế tại những dự án tương đương, lượng nước thải từ quá trình này ước tính khoảng 30% tổng nhu cầu nước cấp cho hoạt động này. Lượng nước cấp cho quá trình thi công xây dựng theo tính toán là khoảng 160,303m3/dự án, dự án thi công trong khoảng thời gian 300 ngày. Do đó lượng nước thải thi công phát sinh khoảng 30% x (160,303/300) = 0,16m3/ngày.

-  Nước thải quá trình rửa xe khoảng 0,322m3/ngày.

-  Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt của 20 công nhân làm việc trên công trường, lượng nước cấp trung bình cho mỗi công nhân hàng ngày khoảng 45 lít/ngày. Theo tính toán,(nước thải = nước cấp) tổng lượng nước thải hàng ngày sẽ là 0,9 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công phát sinh không nhiều. Nhưng có chứa thành phần chất gây ô nhiễm như: pH, TSS, BOD5, Nitrat (NO3-),(PO43), Dầu mỡ, Chất hoạt động bề mặt và Coliform. Như vậy, nếu không được thug om và có biện pháp xử lý trước khi xả vào hệ thống mương thoát nước thì nước thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước tiếp nhận

-   Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công dự án có thể kéo theo các chất bụi, cặn lắng, đất cát xuống nguồn nước mặt khu vực tiếp nhận. Lưu lượng phát sinh khoảng 143,22 (l/s).

c.Tác động của chất thải rắn

Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt do tập trung công nhân lao động trên công trường, chất thải rắn xây dựng ,...

Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn nguy hại: Chất thải rắn nguy hại từ khu vực thi công; chất thải rắn nguy hại từ khu vực điều hành công trường.

- Chất thải sinh hoạt của công nhân có chứa chủ yếu là các chất hữu cơ, thức ăn thừa, túi nilon… khoảng 20 người *0,5kg/người/ngày = 10kg/ngày.

- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm đất, cát, sỏi rơi vãi, xi măng, vôi vữa, cốp pha, thép xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra còn một lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường tạo ra. Theo Quyết định số 1329/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 19/12/2016, hao hụt nguyên vật liệu trong thi công xây dựng áp dụng vào dự án thì định mức hao hụt dao động từ 0 -5%. Lấy định mức hao hụt trung bình là 3%: 3% x 7.206,95= 216,21tấn. Thời gian thi công là 300 ngày, do đó trung bình mỗi ngày phát sinh 0,7207tấn/ngày, tương đương 720,7kg/ngày.

Các tác động không liên quan đến chất thải.

-    Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: Tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, các phương tiện máy móc tham gia lắp dựng công trường, các hoạt động thi công. Tác động đến đời sống kinh tế- xã hôi, hệ sinh thái, an toàn lao động, an toàn giao thông khu vực dự án,...

- Các đối tượng bị tác động:

+ Môi trường đất.

+ Môi trường nước.

+ Môi trường không khí: chất lượng không khí khu vực dự án; chất lượng không khí khu vực dọc tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, đất thải và khu vực xung quanh dự án.

+ Môi trường kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: các hộ dân sống cạnh dự án; công nhân thi công xây dựng.

3.3.Đánh giá các tác động trong giai đoạn vận hành.

Bảng 1. 4. Nguồn phát sinh chất thải và các tác động môi trường trong quá trình hoạt động của dự án

Các hoạt động

(nguồn gây tác động)

Các chất ô nhiễm

chính

Đối tượng bị

tác động

Phạm vi và mức độ

tác động

A. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

1. Ô nhiễm không khí

-      Từ hoạt đông giao thông ra vào trường học

-    Khí thải từ máy điều hòa không khí

-     Mùi hôi từ rác thải sinh hoạt tại trang trại

Bụi,     SO2,      NO2,

CO…

- Môi trường không khí tại khu vực dự án

-    Trong khu đất dự án và khu vực xung quanh.

-    Mức độ: tác động lớn đến người trực tiếp  tham  gia  sản

xuất tại trang trại

2. Ô nhiễm nước

- Quá trình sinh hoạt của người trực tiếp tham gia sản xuất tại

trang trại

Nước thải sinh hoạt: BOD, COD, TSS, Amoni,

Coliform…

-Môi     trường nước

-    Trong khu đất dự án và khu vực xung quanh.

-    Mức độ: tác động lớn đến môi trường nước, môi trường đất tại dự án và xung

quanh dự án

- Nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án

 

Nước mưa cuốn theo các chất bẩn

 

Các hoạt động

(nguồn gây tác động)

Các chất ô nhiễm

chính

Đối tượng bị

tác động

Phạm vi và mức độ

tác động

 

3. Ô nhiễm do chất thải rắn

 

 

 

 

-    Trong quá trình sinh hoạt của người trực tiếp tham gia sản xuất tại trang trại

-     Trong quá trìn chăn nuôi, trồng trọt lại trang trại

- Rác thải sinh hoạt (bao bì, thực phẩm,  giấy vụn,

…)

-     Môi trường đất

-     Môi trường nước

-    Tác động đến đất đai, nước ngầm tại dự án

Mức độ: trung bình

Chất thải rắn: Bao bì thức ăn, bao bì phân  bón,  xác động vật,…

- Chất thải nguy hại (dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu, vỏ bao bì thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ

thực vật…)

B. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

-      Hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào dự án

-   Hoạt động nuôi trồng tại trang trại

-  Tiếng ồn

-  An ninh trật tự

-  Tai nạn gia thông

-  Tai nạn lao động

người trực tiếp tham gia sản xuất tại trang trại

Mức độ: Nhỏ

Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải

a.Tác động của bụi và khí thải

Trong quá trình dự án đi vào hoạt động khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; mùi phát sinh từ khu vực chứa chất thải rắn. Khí thải phát sinh từ giai đoạn này chủ yếu ảnh hưởng tới người trực tiếp tham gia chăn nuôi và khu dân cư lân cận.

b.Tác động tới môi trường nước

Nước thải sinh hoạt

Theo tính toán tổng lượng cấp cho giai đoạn hoạt động là 1,35 m3/ngày đêm, trong đó nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt của các hộ dân cư là 1,25m3/ngày đêm. Căn cứ theo Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2020 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải, thì lượng nước thải được tính bằng 100% lượng nước cấp, do đó lượng nước thải phát sinh của dự án khi đi vào hoạt động là 1,25m3/ngày đêm.

Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi khuẩn gây bệnh.

-  Tác động của một số chất gây ô nhiễm môi trường nước:

+ Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải có khả năng xảy ra sự cố ô như hư hỏng các thiết bị như bơm định lượng nước thải, máy thổi khí bị nghẹt đường ống, vận hành không đúng quy định. Nếu sự cố xảy ra thì hiệu quả xử lý nước thải sẽ không đạt yêu cầu theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (k=1,0), ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận. Nếu không kiểm soát và xử lý tốt nguồn nước thải này sẽ làm lan truyền ô nhiễm trong nguồn nước như nước mặt, nước ngầm dẫn đến gây ô nhiễm môi trưởng nghiêm trọng khu vực, gây dịch bệnh cho vùng bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cuộc sống của dân cư xung quanh khu vực dự án. Một số tác động đến môi trường nước như sau:

+ Các chất hữu cơ: Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ làm nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước giảm đi nhanh chóng do vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành H2O, CH4, N2... Nếu nồng độ DO dưới 3 mg/l sẽ kìm hãm sự phát triển của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái thủy vực. Loại nước thải này nếu bị ứ đọng ngoài môi trường sẽ gây mùi hôi thối khó chịu do các chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành. Mặt khác, do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ sẽ làm cho các hợp chất Nitơ và Phosphor khuyếch tán trở lại trong nước, sự gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng này trong nước có thể dẫn đến hiện tượng phủ dưỡng hóa.

-  Các chất rắn lơ lửng:

+ Các chất rắn lơ lửng khi thải ra môi trường nước sẽ nổi lên trên mặt nước tạo thành lớp dầy, lâu dần lớp đỏ ngả màu xám, không những làm mất vẻ mỹ quan mà quan trọng hơn chính lớp vật nổi này sẽ ngăn cản quá trình trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng kỵ khí. Mặt khác một phần cặn lắng xuống đáy sẽ bị phân hủy trong điều kiện kỵ khí, sẽ tạo ra mùi hôi cho khu vực xung quanh. Chất rắn lơ lửng sẽ làm giảm khả năng quang hợp, đồng thời làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của thực vật trong nước.

+ Các chất dinh dưỡng (N, P): Sự dư thừa các chất dinh dưỡng dẫn đến sự bùng nổ của những loài tảo. Sự phân hủy của tào hấp thụ rất nhiều oxy. Thiếu oxy, các thành phần trong nước sẽ lên men và bốc mùi hôi thối. Ngoài ra, quá trình nổi lên trên bề mặt nước của tảo tạo thành lớp màng khiến cho tầng nước phía dưới không có ánh sáng, thiếu oxy. Lúc này quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị suy giảm. Nồng độ Nitơ cao hơn 1 (mg/l) và Photpho cao hơn 0,01 (mg/l) tại các dòng chảy chậm là điều kiện gây nên sự bùng nổ của tảo gây hiện tượng phú dưỡng hóa. Phú dưỡng làm giảm sút chất lượng nước do gia tăng độ đục, tăng hảm lượng hữu cơ và có thể có độc tố do tảo tiết ra gây cản trở đời sống của thủy sinh.

-   Vi sinh vật: Làm lây lan dịch bệnh, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và động vật khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Nước có lẫn các loại vi khuẩn gây bệnh thưởng là nguyên nhân của các dịch bệnh thương bản, phó thương bản, lỵ, tả. Tùy điều kiện mà vị khuẩn có sức chịu đựng mạnh hay yếu. Các nguồn nước thiên nhiên thường có một số loài vi khuẩn thường xuyên sống trong nước hoặc một số vi khuẩn từ đất nhiễm vào.

Nước mưa chảy tràn

Vào mùa mưa, nước cuốn trôi bề mặt qua mặt bằng khu vực Dự án sẽ cuốn theo các chất cặn bã, đất cát rơi vãi trên mặt bằng. Lưu lượng nước mưa và lượng chất bẩn tích tụ giai đoạn hoạt động tương tự lượng nước mưa giai đoạn xây dựng dự án:

Q = 430,087 x 0,3 x 1,28 = 143,22 (l/s)

G = Mmax .[1 - exp (-kz.T)]. F = 5*[1 - exp (- 0,8.15)] * 1,28 = 5,55 (kg).

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì thành phần các chất ô nhiễm trong nước cuốn trôi bề mặt thông thường chứa 0,5 – 1,5 mgN/l; 0,004 – 0,003 mgP/l; 10 – 20 mg COD/l và 10 – 20 mg TSS/l.

Với lưu lượng nước cuốn trôi bề mặt như vậy vẫn cần phải có biện pháp thu gom hợp lý.

Nhận xét: Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường, tuy nhiên nước mưa có thể cuốn theo các loại rác và chất thải rắn xuống các vùng trũng của khu vực. Các chất có thể bị nước mưa rửa trôi tại mặt bằng dự án chủ yếu là đất, cát, bụi trôi theo vào nguồn nước tiếp nhận gây ô nhiễm đời sống thủy sinh.

c.Tác động của chất thải rắn

Chất thải sinh hoạt tại khu dân cư chủ yếu là thức ăn thừa, giấy ăn, bao bì, vỏ lon nước ngọt, vỏ lon nước bia, túi nilon bỏ, …

Ước tính lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi người là 0,9 kg/người/ngày (Theo nguồn Giáo trình “Quản lý chất thải rắn” - NXB xây dựng - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ). Vậy khối lượng rác thải đối với khu dân cư 20 người là: 0,9 * 20 = 18 kg/ngày.

Chất thải rắn này bao gồm các chất hữu cơ, giấy các loại, nilon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng khi thải vào môi trường mà không được thu gom xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Khi thải vào môi trường đất, các chất thải này sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại...làm ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, nguồn nước mặt, gây hại cho người dân khu vực và hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong nước.

Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải

- Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: Tiếng ồn, độ rung từ phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường. Tác động đến đời sống kinh tế- xã hội, rủi ro sự cố sụt lún trong quá trình tuyến đường hoạt động,....

4.Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Bảng 1. 5. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính

Giai đoạn

Các hoạt động của

dự án

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn thi công xây dựng

-   Giải phóng mặt bằn

-  Vận chuyển nguyên  vật

liệu xây dựng và xây dựng các công trình

-   Môi trường không khí

-  Môi trường nước

-  Môi trường đất

- An toàn, sức khỏe người lao động và người dân khu vực xung quanh

-   An ninh trật tự xã hội

-   Bố trí công nhân dọn dẹp tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá…

-   Che phủ xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và CTR

-   Xây dựng 02 hố lắng 2m3 (1m x 2m x 1m) tạm thời để xử lý nước thải xây dựng

-   Sử dụng tấm lưới quây khu vực công trường thi công

-   Thu gom và phân loại CTR, CTNH tại điểm

tập kết và 02 khu lưu giữ chất thải có tổng diện tích khoảng 25 m2

 

 

Sinh       hoạt

của        công nhân

 

-   Môi trường không khí

-  Môi trường nước

-  Môi trường đất

- Sức khỏe công nhân và người dân

-    Sử dụng 02 nhà vệ sinh di động 3 buồng, dung tích chứa 2m3 /nhà

-   Định kỳ 4 ngày /lần thuê đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, vận chuyển chất thải của nhà vệ sinh di động.

-  Thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt

-  Định kỳ thuê đơn vị xử lý có đủ chức năng đến 1 ngày/lần vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt đúng

theo quy định .

 

 

-       Chất thải rắn xây dựng

-       Chất thải nguy hại

 

 

 

-  Môi trường đất

-   Môi trường nước mặt, nước ngầm

-  Bố trí 01 khu lưu trữ CTNH diện tích 10 m2

-  Bố trí 01 khu lưu trữ CTR diện tích 15 m2

-  Trước khi tiến hành thi công dự án, Nhà thầu thi công sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại theo đúng quy định về quản lý chất thải tại thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ tài nguyên và Môi trường, vả Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

 

-     Nước thải xây dựng

-  Nước mưa

-   Môi trường nước mặt

- Hệ thống tưới tiêu thủy lợi

-  Đào 02 hố lắng 2m3 (1m x 2m x 1m) tạm thời để xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải xây dựng.

-  Định kỳ nạo vét hố lắng.

-   Định kỳ khơi thông, nạo vét mương nội đồng khu vực dự án.

- Tiếng ồn, thay đổi môi trường, sinh

cảnh, hạ tầng khu vực

-  Môi  trường không khí

-   Hệ sinh thái, sinh vật

-  Quản lý chặt chẽ phương tiện vận chuyển, thi công xây dựng dự án

-  Thi công vào thời gian hợp lý, tránh thời gian nghỉ ngơi của người dân xung quanh.

Giai

Hoạt      động

- Môi trường không

- Giới hạn tốc độ ra vào dự án

Giai đoạn

Các hoạt động của

dự án

Các tác động môi trường

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

đoạn hoạt động

của           các phương tiện

giao thông

khí, tiếng ồn

- Rủi ro giao thông

- Quy định tải trọng xe được di chuyển vào dự án

Hoạt      động

chăn      nuôi,

trồng      chọt tại dự án

-   Môi trường không khí

-  Môi trường nước

-  Chất thải sinh hoạt

-    Nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoạt sau đó đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung của khu dân cư xã Quang Thiện

-   Bố trí các thùng rác có nắp đậy bố trí quanh trong khu vực trang trại để thu gom chất thải rắn.

Mưa

- Môi trường nước

- Hệ thống thoát nước ngoài (nước mặt, nước mưa từ mái các công trình...) là hệ thống gồm: rãnh thoát nước 400x500 và các hố ga thu nước. Thoát nước ra mương thoát nước khu vực

5.Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án.

a.Chương trình quản lý môi trường của dự án

Nội dung cơ bản của chương trình quản lý môi trường của Dự án bao gồm:

+ Các hoạt động của dự án trong quá trình thi công xây dựng và trong quá trình hoạt động;

+ Các tác động môi trường dự án trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động;

+ Các biện pháp bảo vệ môi trường (Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, các công trình xử lý và quản lý chất thải, các công trình xử lý môi trường đối với các yếu tố khác ngoài chất thải);

+ Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

+ Chương trình giáo dục, đào tạo về môi trường;

+ Thời gian thực hiện và hoàn thành các công trình xử lý;

+ Cơ quan thực hiện và cơ quan giám sát thực hiện chương trình quản lý môi trường của Dự án

b.Chương trình giám sát môi trường

Giám sát môi trường của dự án là việc theo dõi định kỳ các yếu tố lý học, hóa học và sinh học trong thành phần môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm và đất tại khu vực dự án. Kết quả của quá trình giám sát chất lượng môi trường một cách liên tục và lâu dài có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện những thay đổi về môi trường tại khu vực dự án để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời những ảnh hưởng đến môi trường. Mặt khác, giám sát môi trường góp phần đánh giá mức độ chính xác của các dự đoán tác động môi trường được đề cập đến trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Theo điểm b khoản 2 Điều 111 Luật BVMT 2020 Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ, dự án “Đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” không thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện quan trắc và giám sát môi trường, vì vậy để giảm thiểu chi phí thi công cũng như vận hành dự án chủ đầu tư sẽ không tiến hành quan trắc và giám sát môi trường dự án.

Bảng 1. 6. Tóm tắt chương trình giám sát môi trường

Đối tượng

Các thông số giám sát

Tiêu chuẩn, quy chẩn so sánh

Vị trí giám sát

Kí hiệu

Tần suất

Chất thải rắn

- Giám sát việc thu gom, phân loại, quản lý CTR xây dựng, CTNH

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT

- Tại các điểm tập kết CTR, CTNH

-CTSH CTXD CTNH

 

 

Hàng ngày

6.Cam kết của chủ dự án

6.1.Cam kết chung

Chủ dự án dự án cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện dự án: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ tài nguyên và Môi trường.

Chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường trong giai đoạn xây dựng Dự án theo nội dung đã trình bày trong chương 3 của báo cáo này.

Các hoạt động của dự án chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của UBND Tỉnh Ninh Bình và của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Ninh Bình, UBND huyện Kim Sơn, UBND xã Quang Thiện nhằm đảm bảo phát triển dự án và bảo vệ môi trường.

Chủ dự án cam kết công khai nội dung Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ở UBND xã Quang Thiện và khu vực dự án để giám sát công tác tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Chủ dự án cam kết sẽ tuân thủ phương án quy hoạch theo đúng đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thiết kế công trình đối với các vấn đề về kiến trúc, cảnh quan các công trình, quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống thoát nước mặt và nước thải, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, các phân khu chức năng trong khu vực dự án.

Chủ dự án cam kết đảm bảo hệ thống hạ tầng của khu vực dự án bao gồm: hệ thống cấp nước, hệ thống thu gom và thoát nước mưa, hệ thống thu gom và thoát nước thải, hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện trước khi bàn giao cho ban quản lý dự án quản lý.

Chủ dự án cam kết chịu trách nhiệm đối với các khu vực dân cư trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ dự án.

Chủ dự án kết đánh giá đền bù, chuyển đổi nghề đối với các hộ dân bị mất đất.

6.2.Cam kết thực hiện quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường

Chủ dự án cam kết công khai nội dung của dự án và tiến độ thực hiện dự án tại khu vực dự án và UBND xã Quang Thiện.

Chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự án theo đúng các nội dung đã trình bày tại chương 3 của báo cáo.

Chủ dự án cam kết đảm bảo nguồn lực về tài chính, nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường của dự án từ khi hoạt động cho đến khi kết thúc dự án.

Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, các yêu cầu và quy định được nêu tại Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và báo cáo ĐTM của dự án. Khi có sự thay đổi nội dung báo cáo ĐTM, Chủ dự án sẽ có văn bản báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình theo đúng quy định.

Chủ dự án cam kết thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các luật liên quan đến môi trường, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và các luật liên quan.

Chủ dự án cam kết chịu mọi trách nhiệm, bồi thường và khắc phục ô nhiễm môi trường theo đúng quy định của pháp luật nếu để xảy ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng dân cư và môi trường ở các khu vực xung quanh dự án.

Chủ dự án cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc xây dựng, thực hiện báo cáo ĐTM và toàn bộ nội dung quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.

>>> XEM THÊM: Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng cây cảnh quan

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha