Dự án trồng rừng kinh doanh cây lấy gỗ và mua bán chứng chỉ cacbon quy trình kinh doanh chứng chỉ các bon từ dự án đầu tư trồng rừng phát triển du lịch sinh thái công đồng
Ngày đăng: 04-04-2024
382 lượt xem
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 6
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 6
I.6. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 8
I.7. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng 9
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 10
II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2022 10
II.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam năm 2022 10
II.2. Tình hình phát triển lĩnh vực lâm nghiệp tại Việt Nam giai đoạn hiện nay 12
II.3. Lâm nghiệp đô thị và lĩnh vực kinh doanh lâm nghiệp đô thị 15
II.5. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Long An 20
II.5.3. Điều kiện xã hội vùng thực hiện dự án 22
II.5.8. Long An phát huy thế mạnh về tài nguyên đất 25
II.5.9. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Long An 27
II.5.10. Quy hoạch Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 27
II.6.1. Khí hậu thời tiết huyện Đức Huệ 28
II.6.2. Tài nguyên đất huyện Đức Huệ 29
II.7.1. Khí hậu thời tiết huyện Thạnh Hóa 31
II.7.2. Tài nguyên đất huyện Thạnh Hóa 32
II.8.1. Sự hình thành và phát triển của đất phèn 33
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 38
III.1. Môi trường thực hiện dự án 38
III.1.1. Môi trường huyện Đức Huệ và huyện Thạnh Hóa 38
III.2. Chính sách về hỗ trợ lâm nghiệp 42
III.3. Sự cần thiết phải đầu tư dự án 42
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN 47
IV.1.1. Các nguyên tắc chọn địa điểm đầu tư dự án 47
IV.1.2. Địa điểm lựa chọn để đầu tư đề án 47
IV.2. Mô tả địa điểm đầu tư phát triển đề án trồng cây cảnh quan 47
IV.3.2. Khí hậu thời tiết tỉnh Long An 47
IV.3.3. Tài nguyên thiên nhiên 49
IV.3.4. Hiện trạng hạ tầng cơ sở 51
IV.4. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 51
IV.5. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 51
IV.6. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng 51
IV.7. Nhận xét chung về hiện trạng 51
CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 53
V.6.1. Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ 55
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 57
VI.1. Khu trồng cây cảnh quan 720 ha giải pháp trồng cây 57
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC KINH DOANH SẢN PHẨM CÂY CẢNH QUAN TỪ ĐỀ ÁN 66
VII.1. Tác dụng của cây xanh cảnh quan đối với môi trường xung quanh 66
VII.1.1. Tình hình cây xanh cảnh quan tại Việt Nam 70
VII.1.2. Tình hình cây xanh cảnh quan ở tỉnh Long An 71
VII.1.3. Dự báo nhu cầu cây xanh cảnh quan tỉnh Long An 73
VII.2.1. Căn cứ khoa học và thực tiễn 74
VII.3.1. Xác định viễn cảnh, sứ mệnh và mục tiêu của Công ty 76
VII.3.3. Phân tích ngành và cạnh tranh 77
VII.3.4. Phân tích các yếu tố bên trong Công ty TNHH SXKD XNK tổng hợp Long An - LADFECO 78
VII.3.5. Kế hoạch tạo lại rừng trồng cây cảnh quan sau khai thác 79
VII.4.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 79
VII.5.4. Kết luận về chiến lược kinh doanh sản phẩm cây xanh cảnh quan của Công ty 85
CHƯƠNG VIII: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TRỒNG CÂY CẢNH QUAN 86
VIII.1. Quy hoạch trồng cây cảnh quan và bảo tồn hệ động thực vật rừng 86
VIII.1.1. Pháp luật Việt Nam - Quy định quản lý 86
VIII.2. Thiết kế hệ thống đường ranh cản lửa 87
VIII.3. Phòng cháy, chữa cháy rừng 87
VIII.4. Giải pháp khai thác, tỉa thưa rừng trồng xen cây rừng 88
VIII.4.1. Tỉa thưa rừng trồng 88
VIII.4.2. Tiêu chí lựa chọn cây tỉa thưa 88
VIII.5. Giải pháp bảo vệ, trồng cây cảnh quan 89
VIII.5.1. Biện pháp tổ chức 89
VIII.5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác lâm sinh 1.000m2 89
VIII.5.3. Kỹ thuật trồng cây cảnh quan 90
CHƯƠNG IX: XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG 99
IX.1. Nội dung thực hiện triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của chủ đầu tư 99
IX.1.3. Các giải pháp phòng cháy rừng 106
IX.1.4. Hệ thống hồ đập, đê bao, kênh mương giữ ẩm và phục vụ chữa cháy rừng trồng cây cảnh quan 109
IX.1.5. Hệ thống chòi canh phát hiện cháy rừng trồng cây cảnh quan 110
CHƯƠNG X: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 111
X.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 111
X.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 111
X.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 111
X.4. Phương án trồng cây cảnh quan và bảo vệ rừng 113
X.5. Giải pháp thi công xây dựng 113
X.6. Hình thức quản lý dự án 113
CHƯƠNG XI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 114
XI.1. Đánh giá tác động môi trường 114
XI.2.1. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 114
XI.2.2. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 115
XI.2.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 117
CHƯƠNG XII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 125
XII.1. Nội dung tổng mức đầu tư 125
XII.2. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 125
XII.3. Mục đích Tổng mức đầu tư 126
XII.3.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 126
XII.3.3. Chi phí quản lý dự án 127
XII.3.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 127
XII.3.7. Lãi vay của dự án 128
XII.5. Nguồn vốn đầu tư của dự án 131
XII.6. Tiến độ sử dụng vốn 132
XII.8. Phương án trả nợ ngân hàng 135
CHƯƠNG XIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 136
XIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 136
XIII.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 136
XIII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 136
XIII.5. Hiệu quả kinh tế - xã hội 137
CHƯƠNG XIV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lập đề án trồng cây cảnh quan tại tỉnh Long An diện tích 720ha
Trong những năm gần đây, thị trường cây cảnh quan đang được các nhà đầu tư chú trọng triển khai trồng với mục đích kinh doanh cho thị trường tiêu thụ dựa trên thị hiếu bảo vệ và chăm sóc mảng xanh, cải thiện điều hòa môi trường sinh thái trên các công trình xây dựng và kiến trúc. Chương trình trồng các loại cây xanh cảnh quan đã và đang làm một hình thức được Chính phủ, các bộ ngành và địa phương quan tâm, khuyến khích các nhà đầu tư lĩnh vực này tham gia phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội. Vì vậy, việc phát triển trồng và kinh doanh các loại cây cảnh quan như sao đen, giáng hương, bàng đài loan,…là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính xã hội hóa cao. Những giá trị mà các loại cây xanh cảnh quan đem lại hiệu quả rất to lớn, thiết thực và mang tính đa dụng, không chỉ mang giá trị về mặt kinh tế, có giá trị về mặt xã hội là tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương tỉnh Long An, mà còn mang giá trị to lớn về mặt văn hóa, kiến trúc và đặc biệt quan trọng là giá trị về mặt môi trường trong việc phòng hộ sinh thái, tạo cảnh quan và cải thiện môi sinh, góp phần tận dụng triệt để quỹ đất của nhà đầu tư.
Cây xanh cảnh quan còn có vai trò quan trọng trong kiến trúc cảnh quan, mật độ cây xanh cảnh quan tại các đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong một thời gian dài, và quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, đô thị tập trung,... được xây dựng ngày càng nhiều, cùng với đó là sự bùng nổ dân số ở các khu đô thị. Dưới tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên đang dần bị mất đi, phát sinh nhiều nguồn ô nhiễm (đất, nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…), áp lực của đời sống hiện đại gây ra cho con người những bất lợi về sức khỏe và tinh thần. Trong những năm qua, biến đổi khí hậu, thiên tai đã và đang diễn ngày càng phức tạp, với những yếu tố thời tiết hết sức cực đoan, bất thường đã ảnh hưởng rộng khắp đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, môi trường và các hệ sinh thái, đe dọa đến phát triển bền vững đất nước. Đây là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư triển khai công tác trồng cây cảnh quan nhằm mục đích cung ứng cho thị trường thực tế đang trên đà phát triển trên và cân bằng lại mảng xanh của các khu vực.
Xã Bình Hòa Hưng huyện Đức Huệ và xã Thuận Bình huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An là một trong những xã có diện tích đất tự nhiên lớn, có những điều kiện thuận lợi để phát triển trồng các loại cây cảnh quan lâu năm, được trồng một lần, sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm nhằm tạo bóng mát và cung cấp thêm nguồn oxi, hấp thụ các bụi bẩn độc tố không khí, góp phần tạo nên không gian sống và sinh hoạt bền vững, cải thiện sức khỏe con người. Trong những năm qua ý thức được tầm quan trọng của việc trồng cây cảnh quan đưa lại hiệu quả kinh tế cao giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong xã nhà nên các nhà đầu tư có phương án xúc tiến và triển khai mô hình đầu tư loại cây này với quy mô diện tích trồng lớn. Tuy nhiên vấn đề phát triển khu vực trồng, khai thác hiệu quả kinh tế từ các loại cây trên trong những năm qua ở địa bàn hai xã trên vẫn còn một số hạn chế. Diện tích khu vực trồng phát triển chưa đồng đều, bên cạnh đó là vấn đề một số diện tích trồng có năng suất và độ bền vững chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng, xuất phát từ tình hình đó CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP LONG AN (LADFECO) tiến hành triển khai thực hiện đề án trồng cây cảnh quan tỉnh Long An với giai đoạn hiện nay là vô cùng thích hợp với thực tế chung tại địa phương và của cả nước, mang lại tiềm năng giá trị lớn cho nhà đầu tư và cung ứng ra thị trường tiêu thụ như: cho các công ty nhà máy trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, công viên cây xanh, công trình công cộng, khu đô thị, khu dân cư, cung cấp cho các đối tác lớn mua với giá sỉ về vận chuyển và bán lẻ lại, trang trí cảnh quan tạo mảng xanh cho các trục đường vỉa hè, khu du lịch sinh thái,…Ngành kinh doanh cây cảnh quan là lĩnh vực tiềm năng để phát triển lâu dài và bền vững với hiệu quả kinh tế lớn và góp phần mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
Dự án trồng rừng kinh doanh cây lấy gỗ và mua bán chứng chỉ cacbon quy trình kinh doanh chứng chỉ các bon từ dự án đầu tư trồng rừng phát triển du lịch sinh thái công đồng
- Đầu tư triển khai mới đề án trồng cây cảnh quan tỉnh Long An bằng hình thức đầu tư lâm nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng cây cảnh quan kinh doanh, ...
- Tính chất quy hoạch: là đề án trồng cây cảnh quan tỉnh Long An.
Đề án trồng cây cảnh quan tỉnh Long An được đầu tư trên tổng diện tích: 720ha. Trong đó bao gồm:
+ Trồng cây lâm nghiệp bao gồm cây sao đen, giáng hương nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhanh chóng tạo lập được khu rừng sản xuất, làm hàng rào ngăn lửa phân phối hợp lý để chặn đứng nạn xói mòn đất nhất là vào mùa mưa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì của đất, tạo ra thảm xanh cải tạo khí hậu trong vùng. Các loại cây xanh cảnh quan sẽ được tập trung trồng tại những khu đất cao, khô cằn tại vùng dự án vừa phù hợp với điều kiện sinh thái của cây.
TT |
Hạng mục chi phí |
ĐV |
Khối lượng |
I |
Phần xây dựng chính |
|
|
1 |
Nhà bảo vệ |
m2 |
21.9 |
2 |
Nhà để xe |
m2 |
90 |
3 |
Nhà điều hành |
m2 |
250 |
4 |
Nhà ăn |
m2 |
97.50 |
5 |
Nhà nghỉ công nhân |
m2 |
140 |
6 |
Hồ nước sinh hoạt và PCCC |
m2 |
1,000 |
7 |
Kho nguyên liệu phân loại đầu vào cây cảnh quan |
m2 |
1,000 |
8 |
Kho nguyên liệu phân bón |
m2 |
1,000 |
8 |
Kho nguyên liệu phân bón |
m2 |
40 |
9 |
Trạm bơm nước |
m2 |
36 |
10 |
Nhà vệ sinh |
m2 |
30 |
11 |
Giao thông nội bộ và đất phát triển |
HT |
16,294.60 |
Trang thiết bị phục vụ điều hành, quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trồng cây cảnh quan |
|||
TT |
Hạng mục |
ĐVT |
KL |
1 |
Trang thiết bị điều hành, QLBV |
Vp |
1 |
2 |
Bàn ghế làm việc |
Bộ |
4 |
3 |
Tủ đựng tài liệu |
Chiếc |
4 |
4 |
Máy tính để bàn |
Chiếc |
4 |
5 |
Máy tính xách tay |
Chiếc |
1 |
6 |
Máy in |
Chiếc |
1 |
7 |
Máy photocopy |
Chiếc |
1 |
8 |
Máy ảnh kỹ thuật số |
Chiếc |
1 |
9 |
Máy định vị GPS |
Chiếc |
3 |
10 |
Ống nhòm |
Chiếc |
4 |
11 |
Máy phát điện 150 KVA |
Chiếc |
2 |
12 |
Xe ô tô |
Chiếc |
2 |
13 |
Xe máy |
Chiếc |
8 |
14 |
Đồng phục |
Bộ |
60 |
15 |
Loa tuyên truyền |
Cái |
2 |
16 |
Địa bàn cầm tay |
Cái |
4 |
Trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy, BV |
|
||
TT |
Hạng mục |
ĐVT |
KL |
1 |
Trang thiết bị, dụng cụ PCCC, BV |
TB |
1 |
2 |
Máy cưa xăng |
Chiếc |
4 |
3 |
Máy bơm nước có ống thoát hơi |
Chiếc |
6 |
4 |
Máy bơm nước khoác vai |
Chiếc |
6 |
5 |
Máy cắt thực bì |
Chiếc |
6 |
6 |
Bình xịt chữa cháy |
Chiếc |
120 |
7 |
Bàn cào dập lửa |
Chiếc |
60 |
8 |
Câu liêm |
Chiếc |
40 |
9 |
Xẻng đa năng |
Chiếc |
40 |
10 |
Dao phát |
Chiếc |
60 |
11 |
Can đựng nước |
Chiếc |
250 |
12 |
Trang bị bảo hộ chữa cháy(lều, bạt, mũ, găng, ủng) |
Chiếc |
60 |
13 |
Vòi chữa cháy cuộn 20m-D50 |
Bộ |
420 |
14 |
Bồn chứa nước di động |
cái |
6 |
15 |
Máy thổi lá |
Cái |
6 |
|
|
|
|
Trang thiết bị, dụng cụ trồng cây cảnh quan |
|
||
TT |
Hạng mục |
ĐVT |
KL |
1 |
Trang thiết bị, dụng cụ |
VU |
1 |
2 |
Nhiệt kế cầm tay |
Cái |
1 |
3 |
Cân điện tử |
Cái |
1 |
4 |
Dụng cụ pha chế thuốc |
Bộ |
1 |
5 |
Âm nhiệt kế |
Cái |
1 |
6 |
Máy phun thuốc |
Cái |
1 |
7 |
Máy cắt cỏ |
Cái |
1 |
8 |
Bình xịt tay Inox |
Cái |
1 |
9 |
Máy ép thẻ cây giống |
Cái |
1 |
10 |
Máy bấm thẻ |
Cái |
1 |
11 |
Máy đục lỗ |
Cái |
1 |
12 |
Máy ép túi PE |
Cái |
1 |
13 |
Máy mài dụng cụ |
Cái |
1 |
14 |
Xe cải tiến |
Cái |
4 |
15 |
Xe cút kít |
Cái |
2 |
16 |
Máy nông nghiệp, trạm điện |
Bộ |
1 |
Bảng cân bằng đất đai
STT |
Loại đất |
Diện tích |
Tỉ lệ |
I |
Đất trồng cây |
698 |
97.2% |
1 |
Đất trồng cây sao đen |
350 |
48.6% |
2 |
Đất trồng giáng hương |
348 |
48.3% |
II |
Đất công trình phụ trợ |
2 |
0.3% |
III |
Đất đường giao thông, hệ thống kênh tưới |
20 |
2.8% |
Tổng cộng |
720 |
100.0% |
- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Cung cấp các loại cây xanh cảnh quan như: sao đen, giáng hương,… cho thị trường của các khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái,…
- Tổng diện tích: 720ha, sản lượng và quy mô triển khai từng hạng mục bao gồm cả hệ thống tưới tiêu dự kiến cụ thể như sau:
Nhà điều hành: 250 m2.
- Kết cấu nhà xưởng: Móng, cột, đà giằng, đà kiềng bằng kết cấu BTCT, cao độ 6 m. Sàn tầng 1 kết cấu sàn dự ứng lực. Khung cột, kèo thép tiền chế vượt khẩu độ 60 m, xà gồ bằng thép C200x65x20x2mm, trần thạch cao khung nổi, mái lợp tole mạ màu dày 0,45mm.
- Tường bao xây gạch tuynel chiều dày t = 200mm, bả mastíc, sơn nước, nền lát gạch men Ceramic.
- Cửa đi, cửa sổ bằng sắt kính có khung sắt (lam gió) bảo vệ.
· San nền: Cao độ san nền trung bình (+ 3.6m đến 3.8m) được căn cứ theo bản vẽ .
Khu đất san nền có diện tích khoảng 24.000 m2. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc. Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.
- Trước khi san nền cần bóc lớp đất dày trung bình 30 cm trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan, một phần đất được cung cấp cho các dự án có nhu cầu san lấp trong thời gian sau này.
- Khối lượng đào nền khu nhà nguyên liệu sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9.
· Đường giao thông:
- Hệ thống đường nội bộ khu trồng cây cảnh quan : đầu tư hệ thống đường nhựa cho khu vực trồng với bề rộng mặt đường là 5 m.
- Hệ thống đường lô: đường lô bao quanh các khu vực trồng cây cảnh quan (đường đất rộng khoảng 4m, để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển).
· Hệ thống xử lý nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải từ các hạng mục qua công trình được thoát vào hệ thống bể tự hoại sau khi qua xử lý được thoát ra hệ thống ga, cống bê tông cốt thép D300 và chảy vào hệ thống xử lý nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.
- Các tuyến cống nhánh thoát nước thải có tiết diện D160 mm xây dựng từ hố ga chờ đấu nối ra hố ga thăm trên tuyến thu gom ngoài đường D300. Độ dốc đặt cống chủ yếu là 1/D, một số tuyến đặt theo độ dốc đường (i=1/D), độ sâu chôn cống tại các điểm đầu 1m, dẫn nước thải tự chảy về tuyến cống chính.
· Hệ thống tưới nước phun mưa Isarel:
Trong việc trồng các loài cây thân gỗ với khoảng thời gian 3 năm công ty sẽ đầu tư hệ thống tưới nước phun mưa cho các diện tích trồng, hệ thống này lấy nước từ các kênh mương chính của khu vực đề án. Đặc tính nổi bật của hệ thống tưới nước Israel là vô cùng tiết kiệm nước. Hệ thống bao gồm bộ lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải và bộ phận phân bón đi kèm. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân cho vùng trồng cây cảnh quan diện tích 720ha.
· Hệ thống xử lý chất thải rắn: Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung. Chất thải nông lâm nghiệp được đưa về hệ thống xử lý chất thải nhưng sẽ qua giai đoạn tách phân (tiền xử lý) trước khi đưa vào bể trung hòa của hệ thống xử lý nước thải chung.
· Hệ thống nối đất và chống sét:
Hệ thống nối đất là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng.
Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D50.
Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.
· Hệ thống PCCC: Lắp đặt hệ thống đường ống cứu hỏa cung cấp đủ lượng nước, đủ áp lực cho hệ thống chữa cháy phun nước và các họng cứu hỏa.
Hệ thống đường ống được lắp chìm ngầm. Các ống được nối với nhau bằng phương pháp hàn và mặt bích. Lắp đặt các hộp chữa cháy tại các cửa ra vào các khu làm việc.
Hiện nay, đối với đa số người dân cụm từ “tín chỉ carbon” vẫn còn khá xa lạ và việc mua bán tín chỉ carbon tại Việt Nam lại càng ít được biết đến. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề đang được quan tâm từ Chính phủ khi mà nó có thể giải quyết phần nào vấn đề ô nhiễm môi trường đang xảy ra.
"Mua bán tín chỉ carbon" là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả quá trình giao dịch giữa các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc mua và bán các đơn vị tín chỉ carbon.
Tại Việt Nam, hoạt động mua bán tín chỉ carbon được quy định tại Điều 19, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP. Theo đó, hoạt động mua bán tín chỉ carbon được thực hiện trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc. Hoạt động mua bán tín chỉ carbon tự nguyện. Hoạt động mua bán tín chỉ carbon tự nguyện được thực hiện giữa các bên tham gia thị trường carbon, bao gồm:
Bên phát thải: là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận tải,... có lượng phát thải khí nhà kính vượt quá mức quy định của pháp luật.
Bên giảm phát thải: là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận tải,... có các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính được xác nhận bởi tổ chức chứng nhận tín chỉ carbon.
Các bên tham gia thị trường carbon tự nguyện có thể mua bán tín chỉ carbon với nhau thông qua các sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Quy định về mua bán tín chỉ carbon tại Việt Nam
Hoạt động mua bán tín chỉ carbon bắt buộc. Hoạt động mua bán tín chỉ carbon bắt buộc được thực hiện giữa các bên phát thải thuộc đối tượng phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo quy định của pháp luật. Các bên phát thải thuộc đối tượng phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính được yêu cầu mua tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng phát thải vượt quá mức quy định. Nguồn cung tín chỉ carbon cho hoạt động này là từ các bên giảm phát thải.
Để có tín chỉ carbon, cá nhân hoặc tổ chức có thể tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính như: Trồng rừng, Áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, Sử dụng năng lượng tái tạo, Giảm thiểu chất thải, Tái chế…Làm sao để có tín chỉ carbon
Giá 1 tín chỉ carbon : Tín chỉ carbon có nhiều mức giá khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí và môi trường mà chúng được giao dịch. Năm 2019, giá một tín chỉ carbon trung bình là 4,33 USD. Đến năm 2020, con số này tăng vọt lên đến 5,60 USD một tín chỉ carbon trước khi giảm xuống mức trung bình 4,73 USD một tín chỉ carbon vào năm 2021.
Cách bán tín chỉ Carbon - Cách bán tín chỉ carbon
Các bên giảm phát thải có thể bán tín chỉ carbon thông qua các sàn giao dịch tín chỉ carbon, bao gồm:
Sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia (VNETS) - Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA)
Ngoài ra, các bên giảm phát thải cũng có thể bán tín chỉ carbon trực tiếp cho các bên phát thải.
Các bước bán tín chỉ carbon trên sàn giao dịch tín chỉ carbon
Bước 1: Đăng ký tài khoản trên sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Bước 2: Tải lên hồ sơ xác nhận tín chỉ carbon.
Bước 3: Chờ phê duyệt hồ sơ xác nhận tín chỉ carbon.
Bước 4: Đặt lệnh bán tín chỉ carbon.
Bước 5: Theo dõi quá trình giao dịch.
Tín chỉ carbon là một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường carbon, tương đương với việc giảm phát thải 1 tấn khí nhà kính. Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, các doanh nghiệp, tổ chức có thể tham gia thị trường carbon bằng cách mua hoặc bán tín chỉ carbon.
Minh Phuong Corp đi đầu trong việc áp dụng công nghệ vào tính tín chỉ carbon. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, Minh Phuong Corp cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tính tín chỉ carbon nhanh chóng, chính xác, uy tín.
Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997. Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán, cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.
Nhằm tạo cơ chế, chính sách cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường các-bon; sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo công ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, ngày 7/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Theo lộ trình phát triển, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; giai đoạn từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức; quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới.
Để từng bước hiện thực hóa chiến lược này, ngày 22/10/2020, thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã được ký kết giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đối với 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2018-2024. Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon cho Ngân hàng Thế giới với tổng giá trị là 51,5 triệu USD, tương đương 1.200 tỷ đồng.
Từ thành công đầu tiên trong chuyển nhượng tín chỉ carbon của rừng, với tiềm năng thương mại lớn, thị trường tín chỉ carbon được hình thành sẽ giúp bổ sung thêm nguồn tài chính phục vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng hệ sinh thái rừng. Qua đó cũng giúp giảm áp lực cho ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp.
Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã quy định dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng là một trong 5 loại hình dịch vụ môi trường rừng. Ngày 16/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017, trong đó đã đề cập các loại dịch vụ môi trường rừng nhưng chưa có quy định cụ thể về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng.
Hơn nữa, một vấn đề quan trọng khác là sau khi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực, hệ thống pháp luật chung đã có nhiều thay đổi, trong đó có những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định dịch vụ môi trường rừng, trong đó có dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng là một trong những loại hình dịch vụ của hệ sinh thái tự nhiên được chi trả dịch vụ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; Luật cũng quy định về tổ chức và phát triển thị trường carbon, trong đó thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn quy định các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng, có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý rừng bền vững, bảo vệ và nâng cao tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng để tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính và được tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước, quốc tế. Một định chế quốc tế quan trọng nữa, đó là Việt Nam tham gia ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó Việt Nam có thể trao đổi, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải cho các quốc gia khác.
Do vậy, việc sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP là rất cần thiết, nhằm kịp thời tạo cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tăng cường năng lực về quản trị rừng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp Việt Nam bền vững. Đặc biệt là các chủ rừng, những người đang trực tiếp giữ rừng sẽ có thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện đời sống, tạo thêm động lực để họ giữ rừng, bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh đó, phát triển thương mại tín chỉ carbon của rừng còn là cơ hội tốt để có thêm nguồn lực thực hiện thành công Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết “đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050’’ của Việt Nam tại COP26…
Bảo đảm thị trường tín chỉ carbon trong nước hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế; hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường tín chỉ carbon, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm 2 loại: Hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường tín chỉ carbon trong nước.
Chủ thể tham gia thị trường bao gồm: Các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; các tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon; các tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon theo quy định của pháp luật; các tổ chức hỗ trợ giao dịch.
“Từ thực tế, nhiều nước đã thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện mô hình này tại Việt Nam”, Thứ trưởng Lê Tấn Cận nói.
Mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thực hiện trách nhiệm cam kết toàn cầu trong giảm phát thải khí nhà kính
Nhìn nhận ở góc độ pháp lý, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, điểm mấu chốt trong hình thành thị trường tín chỉ carbon là quản lý hoạt động hình thành/tạo tín chỉ carbon; xây dựng kế hoạch giảm phát thải theo từng lĩnh vực; cơ chế trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế…
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, cần có cơ sở phân bổ hạn ngạch phát thải để làm căn cứ xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, quản lý hoạt động phát thải.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, thị trường tín chỉ carbon được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn và định hướng phát triển của quốc gia, cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với quốc tế.
Bên cạnh đó, thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam phải kết nối với thế giới để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh. việc thành lập thị trường tín chỉ carbon là bước cụ thể hóa để chuẩn bị cho những chính sách lớn trên phạm vi toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính, phân bổ hạn ngạch phát thải, trao đổi tín chỉ carbon, tạo nguồn lực tài chính xanh để doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết tại COP26, sau khi lấy ý kiến của các bộ, ban, ngành. Đề án nhằm thể chế hóa các chính sách về trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon, thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi nền kinh tế, tạo ra những nguồn lực xanh mới.
“Chúng ta thực hiện trách nhiệm cam kết toàn cầu trong giảm phát thải khí nhà kính nhưng phải bảo vệ lợi ích quốc gia một cách công bằng, công khai, minh bạch”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Để đảm bảo việc thực hiện Đề án đạt hiệu quả yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nâng cao năng lực xác định/phân bổ hạn ngạch phát thải cho các ngành, lĩnh vực theo kế hoạch cụ thể, rõ ràng; thực thi được các quy định, tiêu chuẩn về cơ chế thống kê, đo đếm, chứng nhận về hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế, nhất là trong lĩnh vực vận tải, điện tử, nông nghiệp…
Bộ Tài chính huy động sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan, đội ngũ chuyên gia về cắt giảm khí nhà kính, kinh tế, tài chính, luật pháp quốc tế về biến đổi khí hậu, để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon ở các quốc gia khác. Từ đó đề xuất cách tiếp cận, quan điểm, mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cụ thể trong Đề án. Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Thị trường mới với nhiều cơ hội lớn: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam không chỉ đúng với xu hướng của thế giới, mà sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, đúng theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Thống kê chính Lâm nghiệp Việt Nam năm 2021 có 14.7 Tr.ha chiếm 42% độ che phủ, 2.2 Tr.ha (15%) rừng đặc dụng, 4.6 Tr.ha (32%) rừng phòng hộ, 7.8 Tr.ha (53%) rừng sản xuất. Trong đó, 60% do Nhà nước quản lý và 40% giao hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, 30.5 Tr. tCO2e –phát thải hàng năm, 2010-2020, 69.8 Tr.tCO2e – hấp thụ hằng năm, 2010-2020, 612 Tr. tấn C lưu giữ trong rừng (2020), 80% tại rừng tự nhiên, 5,800 doanh nghiệp chế biến gỗ, 515 doanh nghiệp FDI.
Phân bố trữ lượng các bon rừng thì có 80% rừng tự nhiên, 20% rừng trồng. Về chính sách giảm phát thải (GPT) và chiến lược phát triển Lâm nghiệp (PTLN) chúng ta có Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định giảm phát thải ở tất cả các lĩnh vực và phát triển thị trường carbon trong nước.
Theo Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO) cho biết, cam kết của Việt Nam tại COP26 về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" vào 2050; tham gia Tuyên bố Glasgow và cam kết giảm phát thải khí mê tan. Chiến lược BĐKH (2022), NDC (2022) hướng đến thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và thích ứng BĐKH. Kế hoạch thực hiện Tuyên bố Glasgow đang được xem xét phê duyệt nằm đảo ngược tình trạng mất rừng. Tại Việt Nam, thị trường các bon chia làm hai loại là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện.
Để thực hiện chương trình thương mại carbon trong Lâm nghiệp tại Việt Nam chúng ta cần xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy thương mại các bon trong lâm nghiệp đối với thị trường carbon trong nước và quốc tế, đặc biệt giai đoạn đến 2027 trước khi có thị trường carbon trong nước. Cần xây dựng các tiêu chuẩn các bon cho các biện pháp giảm phát thải KNK và tăng hấp thụ các bon, xây dựng năng lực về xây dựng dự án thương mại carbon và thực hiện MRV (công cụ đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính).
Theo đại diện Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam xác định thị trường carbon là một trong những công cụ định giá carbon hữu hiệu trong việc triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đóng góp vào cam kết giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia (NDC). Hiện nay, đang tham gia Chương trình Sẵn sàng thực hiện thị trường carbon (PMI) cho giai đoạn từ nay đến năm 2030. Việt Nam sẽ hoàn thiện thể chế, triển khai thí điểm một số lĩnh vực để sau năm 2027 sẽ vận hành được thị trường các-bon trong nước.
Như vậy từ năm 2028, các doanh nghiệp, đơn vị phát thải lớn bắt buộc phải đầu tư các giải pháp giảm phát thải, và chi phí chắc chắn không hề nhỏ. Nếu các nhà máy, doanh nghiệp không thể giảm phát thải hoặc không tuân thủ Cơ chế giảm và bù đắp carbon, họ sẽ phải mua tín chỉ các bon để bù đắp lượng phát thải của mình.
Khi thị trường tín chỉ carbon được vận hành, một điều chắc chắn rằng tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều không thể không xây dựng các phương án để cắt giảm phát thải. Mặt khác hệ thống này cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn.
Hiện có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá carbon, với tổng lượng khí nhà kính được kiểm soát 12 tỷ tấn CO2 tương đương, chiếm 22,3% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Đây là hướng đi tiềm năng bởi chỉ tính riêng năm 2019, nguồn thu từ định giá carbon toàn cầu lên đến 45 tỷ USD.
Tại Việt Nam, ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, có thể thu về hàng trăm triệu USD. Đó là những con số rất ấn tượng hứa hẹn là nguồn tài nguyên mới.
Thực tế, lâm nghiệp là ngành không những có vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp để thực hiện các cam kết mà còn là nguồn tài chính rất có tiềm năng thông qua thương mại carbon rừng.
Là một quốc gia có tỉ lệ che phủ rừng lớn trên thế giới, ngành lâm nghiệp Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, đặc biệt là khi hơn 25 triệu dân Việt Nam đang sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới, công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi nguồn tài chính thiếu ổn định và chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế của ngành.
Thị trường carbon đã được cộng đồng quốc tế thúc đẩy như là một trong những cơ chế tài chính hiệu quả để giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, bảo vệ rừng và nâng cao trữ lượng carbon từ các bể chứa carbon khác như đất than bùn và đất ngập nước.
Trong giai đoạn 2017 - 2019, thế giới đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của thị trường carbon rừng với gần 400 triệu USD được tạo ra từ các giao dịch thị trường các bon tự nguyện toàn cầu; ít nhất 5,9 tỷ USD đã được chi trả cho các dự án bồi hoàn carbon rừng trên toàn thế giới và ít nhất 1,3 tỷ USD đã được các bên tăng cường giải ngân hoặc ký hợp đồng để hỗ trợ các nước đang phát triển bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, các giao dịch này chưa tương xứng với tiềm năng của ngành lâm nghiệp và chịu nhiều ảnh hưởng của các luật định quốc tế về vận hành thị trường carbon.
Cụ thể hóa quy định trong Luật
Điều 139 về tổ chức và phát triển thị trường các bon là một quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2020, với lộ trình vận hành chính thức từ năm 2028 quy định thị trường carbon bao gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon thu được từ các cơ chế bù trừ tín chỉ carbon, trong và ngoài nước mà trong các cơ chế này, Việt Nam là một trong những nước thành viên theo thỏa thuận song phương, đa phương hoặc tự nguyện.
Để hướng dẫn, triển khai thực hiện, ngày 7/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô dôn. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành Luật BVMT về ứng phó với BĐKH. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BĐKH, hiện thực hóa các các cam kết của Việt Nam về giảm KNK, khi bước sang giai đoạn thực hiện các yêu cầu bắt buộc của Thỏa thuận Paris về BĐKH.
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP, lộ trình thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK đến năm 2030 được chia theo 2 giai đoạn: 2021-2025 và 2026-2030. Các Bộ quản lý lĩnh vực thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK của quốc gia. Đối với các cơ sở phát thải lớn, trong giai đoạn 2021-2025 chưa bắt buộc giảm phát thải đối với các cơ sở; trong giai đoạn 2026-2030, các cơ sở phát thải lớn phải thực hiện kiểm kê KNK, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK theo hạn ngạch được phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải KNK và tín chỉ các bon trên thị trường các bon trong nước.
Song song với lộ trình giảm phát thải khí nhà kính, lộ trình phát triển và triển khai thị trường các bon trong nước cũng được đề xuất tại Điều 17 của Nghị định, cụ thể:
Giai đoạn từ nay đến hết năm 2027: Tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ các bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon; Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các bon kể từ năm 2025; Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các bon.
Giai đoạn từ năm 2028: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon chính thức trong năm 2028; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các bon trong nước với thị trường các bon khu vực và thế giới.
Xây dựng và vận hành tốt thị trường các bon giúp thúc đẩy khối doanh nghiệp thực hiện các hoạt giảm nhẹ phát thải KNK tối ưu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng các bon thấp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Để hình thành và phát triển thị trường các bon tại Việt Nam, các chuyên gia thuộc dự án VN-PMR cho biết, các đơn vị quản lý nhà nước cần xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê KNK, hệ thống giám sát phát thải KNK và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định từ cấp quốc gia cho đến cấp cơ sở phát thải, lộ trình giảm phát thải cho từng ngành/tiểu ngành... một cách minh bạch, đầy đủ và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Còn các doanh nghiệp, việc nắm bắt thông tin và chuẩn bị kĩ lưỡng cho việc tham gia thị trường thông qua việc nâng cao năng lực trong các hoạt động kiểm kê KNK; đo đạc, báo cáo và thẩm định các hoạt động phát thải KNK cấp ngành, cấp cơ sở; tính toán các kịch bản giảm phát thải là việc làm cấp thiết và cần có lộ trình phù hợp.
Trên cơ sở tổng hạn ngạch phát thải KNK quốc gia, Bộ TN&MT sẽ ban hành định mức phát thải KNK trên đơn vị sản phẩm cho giai đoạn 2026-2030 và hàng năm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh. Từ đó, và căn cứ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, thị trường sẽ xuất hiện các bên có nhu cầu mua hạn ngạch phát thải cũng như các bên có nguồn hàng tín chỉ giảm phát thải. Theo lộ trình này, các doanh nghiệp trong danh mục cơ sở phát thải lớn cũng có quy định bắt buộc phải xây dựng kế hoạch giảm phát thải từ năm 2026 trở đi. Trong giai đoạn thí điểm, các ngành, các cơ sở phát thải lớn như thép, nhiệt điện, quản lý chất thải rắn, sản xuất xi măng sẽ được giao nhiệm vụ kiểm kê phát thải theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành, đồng thời nâng cao năng lực, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tham gia thị trường thương mại khi chính thức vận hành.
TT |
Chỉ tiêu |
Giá trị |
1 |
Tổng đầu tư có VAT (1.000 đồng) |
918,000,000 |
2 |
Hệ số chiết khấu r (WACC) |
11% |
3 |
Giá trị hiện tại ròng NPV (1.000 đồng) |
621,949,022 |
4 |
Suất thu lợi nội tại IRR |
47.71% |
|
Kết luận |
Dự án Hiệu Quả |
Đề án trồng cây cảnh quan tỉnh Long An diện tích 720ha có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực tỉnh. Nhà nước địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư.
Vòng đời hoạt động của dự án là 50 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng đề án.
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm, nguồn thu từ vốn vay ngân hàng, giá trị tài sản thanh lí.
Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao), chi phí nhân công, chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là: NPV= 621,949,022>0.
Suất sinh lời nội tại là IRR= 47,71%.
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án khả thi về mặt tài chính cho chủ đầu tư, có nguồn thu và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng sản phẩm được cải thiện, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đề án trồng cây cảnh quan tỉnh Long An diện tích 720ha có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực huyện Đức Huệ, huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu. Tao ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư.
- Đây là đề án mang tính xã hội cao bởi các hoạt động từ lợi ích của dự án mang lại cho cộng đồng. Dự án xây dựng mang lại công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nguồn lao động nữ, bảo vệ đất trong công tác trồng cây cảnh quan, cân bằng hệ sinh thái và góp phần đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Đề án trồng cây cảnh quan tỉnh Long An diện tích 720ha phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Long An. Địa điểm xây dựng dự án có nhiều hội tụ về cảnh quan và ưu thế khá tốt, tuy nhiên những khó khăn thách thức nhất là điều kiện về thiên tai khắc nghiệt có thể có đối với nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện và đi vào hoạt động dự án.
Đề án trồng cây cảnh quan của CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP LONG AN (LADFECO) áp dụng mô hình có tính bền vững rất cao. Trong đề án này, các sản phẩm rơi rụng đều được tận dụng và bổ trợ cho các cấu phần trong đề án. Vì vậy, đề án này có chu trình vật chất tương đối khép kín. Do đó đề án có khả năng bảo vệ đất cũng như sử dụng đất hiệu quả. Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế tình hình thị trường trong nước.
Liên quan đến kinh phí chi trả tiền sử dụng đất: Để hoạch định nguồn lực thực hiện một trong hai hình thức nộp tiền sử dụng đất giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo điều 108 Luật Đất đai quy định. Kính đề nghị UBND tỉnh Long An và các phòng, ban ngành chức năng giúp doanh nghiệp về các nội dung:
+ Mức giá tiền giao đất có thu tiền sử dụng đất dự án.
+ Mức giá và tỷ trọng % giá tiền thuê đất hàng năm.
+ Chính sách miển giảm chi tiết, cụ thể về tiền thuê đất dự án
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn