Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án khai thác mỏ đá xây dựng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án khai thác mỏ đá xây dựng với công suất khai thác: 36.000 m3 đá nguyên khai/năm.

Ngày đăng: 23-05-2024

261 lượt xem

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ sở: Hợp tác xã 

− Địa chỉ văn phòng: , xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

− Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: 

− Điện thoại: ;               E-Mail: 

− Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã số:  lần đầu ngày 14/3/2006, thay đổi lần 6 ngày 01/11/2018.

2. Tên sở: Khai thác mỏ đá xây dựng , xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

− Địa điểm cơ sở: xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

− Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 05/10/2009 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Hợp tác xã  thuê đất để khai thác khoáng sản đá xây dựng.

+ Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt “Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá xây dựng thông thường thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum”.

+ Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 02/7/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án: Khai thác mỏ đá xây dựng thông thường, thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 964/GP-UBND do UBND tỉnh Kon Tum cấp ngày 17/10/2012.

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 1061/GP-UBND do UBND tỉnh Kon Tum cấp ngày 28/10/2020 (gia hạn lần 1) cho phép Hợp tác xã Vạn Thành được khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

− Quyết định phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường: Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 02/7/2012 của UBND tỉnh Kon Tum V/v phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án: Khai thác mỏ đá xây dựng thông thường, thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

− Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 614/QĐ-UBND ngày 02/7/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Khai thác mỏ đá xây dựng thông thường, thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

− Quy mô cơ sở:

+ Diện tích dự án: 50.000 m2, trong đó:

· Diện tích khu vực chế biến, bãi chứa, văn phòng, sân đường nội bộ: 5.500 m2 · Diện tích khai trường: 40.000 m2

· Diện tích bãi thải trong: 4.500 m2

+ Công suất chế biến: 45.000 m3 đá thành phẩm/năm

3. Công suất, công ngh, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:

− Công suất khai thác: 36.000 m3 đá nguyên khai/năm

− Tổng trữ lượng đá xây dựng cấp 121+122 huy động vào khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 964/GP-UBND ngày 17/10/2012: 720.000 m3.

3.2. Công ngh sản xuất của cơ sở:

Hình 1. Sơ đồ công nghệ khai thác, chế biến đá

Quy trình công nghệ sản xuất:

− Bóc đất tầng phủ: Quá trình bóc đất tầng phủ sử dụng máy đào kết hợp ô tô vận chuyển.

− Khoan nổ mìn: Trong quá trình khai thác, khoan nổ mìn được thực hiện bằng máy khoan thủy lực đường kính 75 mm.

+ Phương pháp nạp: Sử dụng thiết bị khoan đường kính 75 mm, bua mìn được làm bằng đất hoặc bột đá nhằm thuận tiện sử dụng phương pháp nạp mìn liên tục.

+ Phương pháp nổ mìn: Sử dụng phối hợp 2 phương pháp: Nổ mìn vi sai phi điện (Sử dụng khoảng 50% khối lượng công tác nổ mìn. Áp dụng nổ mìn trên cao và khu vực giáp biên giới mỏ để hạn chế đá văng xa, giảm chấn động khi nổ mìn) và nổ mìn vi sai kết hợp dây chuyền nổ xuống lỗ khoan.

− Hoạt động xúc bốc, vận chuyển, nghiền sàng: Đá sau khi nổ mìn sẽ được máy xúc lên ô tô vận chuyển chở về bãi tập kết nguyên liệu, sau đó đá được cho vào trạm nghiền sàng (cong suất trạm 120 tấn/giờ).

− Sau nghiền sàng, đá thành phẩm được đưa về bãi chứa và đi tiêu thụ.

3.3. Sản phẩm của cơ sở:

Đá thành phẩm (đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, đá dăm, đá hộc): 45.000 m3/năm.

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, a chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu của cơ sở:

− Nguồn cung cấp nhiên liệu: Nhiên liệu sử dụng phục vụ cho các hoạt động của mỏ đá được đơn vị ký hợp đồng định kỳ với Chi nhánh xăng dầu Kon Tum (Hợp đồng mua bán xăng dầu số 1947/PLXCNKT-HĐ-KD ngày 10/11/2021).

− Nguồn cung cấp vật liệu: Đối với thuốc nổ và phương tiện nổ Hợp tác xã ký hợp đồng với Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Tây Nguyên (Hợp đồng mua bán, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp số 03/HĐ-HKTT/2021 ngày 05/01/2021); đối với vật tư phụ tùng (Răng gàu máy đào, săm lốp ô tô, lưới sàng...) thay thế cho thiết bị khai thác và chế biến được mua từ thị trấn Plei Kần và thành phố Kon Tum.

Nguồn cung cấp điện nưc của sở:

− Nguồn cung cấp điện được lấy từ trạm biến áp được Công ty đầu tư với công suất 400 KVA phục vụ cho các hoạt động tại mỏ. Phương pháp đấu nối giữa trạm biến áp và đường dây trung thế: Nguồn điện được dẫn từ đường dây trung thế trên không qua hai cột hạ tải và đấu nối vào trạm biến áp công suất 400 KVA.

− Nước phục vụ trong việc khai thác chế biến và sinh hoạt của cán bộ công nhân, lấy từ giếng khoan trong khu vực; nước được bơm trực tiếp qua đường ống vào bồn, bể chứa nước, phun nước xử lý bụi ở trạm nghiền.

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:

Vị trí, tọa đ khu vực khai thác:

Khu vực khai trường nằm tại thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Tọa độ khu vực khai thác của dự án như sau:

Trong đó:

+ T1: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ: 6 tháng (0,5 năm)

+ T2: Thời gian khai thác với công suất thiết kế: 39 năm.

+ T3:Thời gian cải tạo, phục hồi môi trường đóng cửa mỏ dự kiến: 6 tháng (0,5 năm)

Hệ thống khai tc: Các thông số của hệ thống khai thác được xác định dựa trên cơ sở các thông số của thiết bị, sơ đồ hệ thống khai thác, điều kiện địa chất công trình. Các thông số của hệ thống khai thác được tính toán lựa chọn theo thiết kế cơ sở như sau:

Bảng 3. Các thông số hệ thống khai thác

CHƯƠNG II

S PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự p hp ca s vi quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

− Sự phù hợp của dự án đối với các Quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

+ Dự án đang hoạt động phù hợp với Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 06/2022/QĐ-UBND ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Khi kết thúc khai thác, Công ty thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi giấy phép môi trường đã được phê duyệt và hoàn trả lại mặt bằng theo đúng quy định.

− Sự phù hợp của dự án đối với các dự án do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt:

+ Cách khu vực khai thác của dự án khoảng 02 km về hướng Đông Bắc là khu vực mỏ đá của Công ty 515.9 hiện đang khai thác.

+ Dự án đang hoạt động phù hợp với Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020; Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 2020, có tính đến năm 2025.

2. Sự phù hp ca cơ s đối với khả năng chịu tải của môi trường

Trong quá trình khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum sẽ phát sinh lượng bụi (chủ yếu từ quá trình khai thác đá và nghiền sàng), nước thải sinh hoạt, nước thải mỏ (chủ yếu là nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ khai thác đá), chất thải rắn (rác thải sinh hoạt, đất đá thải,…) thải ra môi trường tiếp nhận chất thải

Tuy nhiên, lưu lượng phát sinh của bụi, nước thải, chất thải rắn không đáng kể và được thu gom, xử lý bằng các biện pháp giảm thiểu trước khi thải ra môi trường nên môi trường tiếp nhận chất thải hoàn toàn có khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm, bụi, nước thải, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum trước khi thải vào giấy phép môi trường dự án không khí, đất, nước không làm thay đổi đáng kể chất lượng môi trường khu vực (kết quả quan trắc môi trường định kỳ hàng năm đều có kết quả nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn hiện hành).

CHƯƠNG III

KẾT QU HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Công trình, biện pháp thoátc mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1. Thu gom, thoát nước mưa

− Mặt bằng sân công nghiệp được thiết kế cao hơn so với bề mặt địa hình xung quanh, nước mưa được thoát theo địa hình về các hố lắng tự nhiên để lắng bớt bùn đất, rác trước khi chảy ra khe cạn phía Đông Nam khu vực dự án.

1.2. Thu gom, thoát nước thải

− Nước thải mỏ (nước thoát khai trường khai thác và chế biến):

+ Hiện trạng khu vực mỏ tại khu vực ranh giới phía Đông Nam dự án đã khai thác đến cos +630 thấp hơn địa hình giấy phép môi trường dự án khai thác đá xung quanh. Nước thải mỏ tại vị trí này sẽ được bơm theo đường ống Ф110 dài khoảng 100 m để thoát ra các khe cạn xung quanh khu vực mỏ. Tại các vị trí khác, nước thải được thoát theo địa hình tự nhiên.

+ Nước thải trên bề mặt khai trường khai thác và chế biến sẽ được thu gom dẫn theo hệ thống thoát nước đến các hố lắng tự nhiên trước khi chảy ra khe cạn phía Đông Nam khu vực dự án.

+ Khu vực bãi thải có diện tích 4.500 m2, được bố trí tại khu vực khai trường, khi đổ thải thì công tác thoát nước tại đây chủ yếu là thoát nước tự chảy theo địa hình.

− Nước thải sinh hoạt: Nước thải được thu gom theo đường ống riêng vào bể tự hoại 3 ngăn để xử lý. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT – cột B và được thẩm thấu vào môi trường đất.

1.3. Xử nước thải

− Nước thải mỏ (nước thoát khai trường khai thác và chế biến): Nước thải trên bề mặt khai trường khai thác và chế biến sẽ được thu gom dẫn theo hệ thống thoát nước đến các hố lắng tự nhiên để lắng bớt cặn rác, bùn đất trước khi chảy ra khe cạn phía Đông Nam khu vực dự án.

− Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh cần xử lý một ngày rất nhỏ (tại mỏ có 19 cán bộ nhân viên làm việc, nhu cầu sử dụng nước khoảng 1,9 m3/ngày, lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp chỉ khoảng 1,52 m3/ngày) được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn gồm 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng. Khi nước thải chảy vào bể nó được làm sạch nhờ 2 quá trình chính là lắng cặn và lên men cặn lắng. Hiệu suất xử lý khá cao đối COD là 77% và TSS là 86,2%. Do đó, nước thải sinh hoạt thải sau khi xử lý nồng độ các chất gây ô nhiễm giảm đáng kể nên khi thải tiếp nhận mà khả năng gây ô nhiễm sẽ ít hơn. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại:

2. Công trình, biện pháp x bi, khí thải

Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của dự án chủ yếu là từ các hoạt động nổ mìn, các phương tiện khai thác đá, hệ thống nghiền sàng đá và ô tô vận chuyển thành phẩm.

Tại khu vực moong khai thác:

− Sử dụng xe phun nước và thiết bị phun nước để tưới nước tại khu vực phát sinh bụi tại moong khai thác (bãi chứa đá trong moong khai thác, khi khoan lỗ mìn, bốc dỡ đá,…)

− Có hộ chiếu nổ mìn, trong khâu nổ mìn sử dụng phương pháp nổ vi sai điện kết hợp thuốc nổ có tác dụng tích cực đến gpmt dự án mỏ đá (nhũ tương, Anfo,…)

Tại khu vực chế biến đá (hệ thống nghiền sàng đá):

− Bố trí hệ thống phun sương tại vị trí nghiền sàng và phun nước trực tiếp trên đá hộc tại phễu tiếp nhận nguyên liệu để giảm thiểu bụi phát sinh từ hoạt động chế biến đá

− Máy móc, phương tiện được bảo dưỡng định kỳ theo quy định. − Phun nước trên khu vực chế biến, đường vận chuyển.

− Trồng xây quanh khu vực chế biến.

Tại khu vực đường giao thông:

− Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội mỏ và đường liên quan đến quá trình vận chuyển đá thành phẩm đi tiêu thụ.

− Tưới nước thườngxuyên tuyến đường vận chuyển, đặc biệt vào ngày nắng nhằm giảm thiểu bụi phát sinh.

− Phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định và được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo quy định.

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, x cht thải rắn thông thường

− Đất phủ:

+ Khối lượng đất bóc tầng phủ là 6.672 m3/năm từ năm 2012 đến nay được sử dụng để nâng cấp tuyến đường nội mỏ, san gạt bãi thải và phục hồi cấp giấy phép môi trường dự án. Tuy nhiên, hiện tại huyện Ngọc Hồi đang cần một lượng đất để san lấp mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật và các công trình đường giao thông nông thôn nhưng trên địa bàn huyện vẫn chưa có dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp để phục vụ cho các công trình này. Để giảm thiểu tác động của hoạt động bóc tầng phủ đồng thời tận dụng tối đa sản phẩm thu hồi được từ mỏ, UBND tỉnh Kon Tum đã có Văn bản số 942/UBND-NNTN V/v sử dụng đất bóc tầng phủ trong khu vực mỏ để làm vật liệu san lấp, theo đó UBND tỉnh Kon Tum đồng ý về nguyên tắc Hợp tác xã Vạn Thành được sử dụng khối lượng đất (đạt yêu cầu sử dụng đắp và san lấp công trình) thu hồi được qua hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ đá thôn Nông Nhầy II, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (Giấy phép số 964/GP-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2012; Giấy phép gia hạn số 1061/GP-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) để làm vật liệu san lấp.

+ Hợp tác xã Vạn Thành đã thực hiện xác định trữ lượng, chất lượng đất phủ được phép huy động vào thiết kế khai thác trong diện tích cấp phép khai thác (Báo cáo xác định trữ lượng, chất lượng lượng đất phủ được phép huy động vào thiết kế khai thác do Đoàn địa chất 506 lập kèm theo), theo đó khối lượng đất phủ được phép huy động vào khai thác 232.640 m3. Đơn vị thu hồi 80.000m3 đất từ hoạt động bóc tầng phủ để phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật của huyện Ngọc Hồi và khu vực lân cận. Khối lượng đất bóc phủ còn lại (khoảng 152.640,0 m3) sẽ được giữ lại tại bãi chứa để phục hồi môi trường khi đóng cửa mỏ.

− Chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng phát sinh khoảng 5,7 kg/ngày (tính cho khoảng 19 cán bộ công nhân làm việc tại mỏ, định mức phát sinh khoảng 0,3 kg/ngày) được thu gom vào thùng rác đặt trong khu vực nhà điều hành và cuối ngày phân công công nhân vận chuyển đến điểm tập kết rác của khu vực.

>>> XEM THÊM: Giấy phép môi trường Trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha