Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) cơ sở mua bán và chế biến trái cây. Sản phẩm chủ yếu là Xoài sấy 2,88 tấn/ngày; xoài ngâm 6,72 tấn/ngày và mít sấy 1,2 tấn/ngày.
Ngày đăng: 15-03-2025
53 lượt xem
MUC LỤC......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẤT.................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................ V
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1............................................................................................................. 2
THÔNG TIN CHƯNG VỀ cơ SỞ................................................................... 2
1. Tên chủ cơ sở.............................................................................................. 2
2. Tên cơ sở...................................................................................................... 2
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở........................................... 3
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở..................................................................... 3
3.3 Sản phẩm của cơ sở....................................................................................... 8
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở....... 9
5. Các thông tin liên quan khác đến cơ sở.................................................... 10
5.1 Tổ chức quản lý và thực hiện cơ sở......................................................... 10
5.2 Nguồn vốn đầu tư................................................................................ 11
Chương II.............................................................................................................. 12
Sự PHÙ HỢP CỦA Cơ SỞ VỚI QUY HOẠCH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 12
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường........... 12
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.................. 12
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỬA cơ SỞ....... 14
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải...................... 14
1.1 Thu gom, thoát nước mưa.................................................................... 14
1.2 Thu gom, thoát nước thải............................................................... 15
1.3 Xử lý nước thải..................................................................................... 17
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................. 22
3. về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn........................... 23
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.................................. 25
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................... 26
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường............................ 27
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác................................... 29
NỘI DƯNG ĐỀ NGHỊ CẦP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................................ 29
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................... 29
1.1 Nguồn phát sinh nước thải....................................................................... 29
1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa............................................................... 29
1.3 Dòng nước thải...................................................................................................... 29
1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải ...29
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................. 30
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.............................. 30
Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA cơ SỞ.......................... 31
Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA cơ SỞ..... 32
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải................................. 32
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................. 32
1.2 Ke hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải...... 32
2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.............. 33
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................... 33
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải...................................... 33
2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở..... 33
3. Kinh phí thực hiện quan trắc hằng năm................................. 34
Chương VII KẾT QUẢ KIÊM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI cơ SỞ....... 35
Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ cơ SỞ............... 36
PHỤ LỤC BÁO CÁO.................... 37
MỞ ĐẦU
Cơ sở “Cơ sở mua bán và chế biến xoài” do Hộ kinh doanh .... làm Chủ cơ sở tọa lạc tại Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Cơ sở đã đi vào hoạt động từ tháng 12, năm 2020 với loại hình sản xuất là chế biến xoài ngâm đường, xoài sấy. Hiện nay cơ sở không thay đổi quy trình sản xuất xoài; tuy nhiên, Chủ cơ sở sẽ đầu tư thêm xưởng sản xuất mít sấy giòn; xưởng sản xuất này nằm trong phạm vi diện tích cơ sở và vẫn đảm bảo ngành nghề hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được cấp. Bên cạnh đó, Cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất 50 m3/ngày .đêm, tuy nhiên hệ thống hoạt động đã lâu và đến nay cũng đã xuống cấp. Vì vậy, Chủ cơ sở tiến hành cải tạo lại hệ thống để đảm bảo các chất thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B) trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận.
Cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 3029/GXN-STNMT ngày 25/9/2020; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 205/GP-ƯBND ngày 17/2/2021. Cơ sở có tổng diện tích sử dụng đất là 7.321 m2; có tổng vốn đầu tư là 1.500.000.000 đồng (Theo Giấy chứng nhận đăng kỷ hộ kinh doanh .... đăng kỷ lần đầu ngày 02/11/2015, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 29/11/2019 do Phòng Tài chính - Ke hoạch huyện Cao Lãnh cấp) và có quy mô vốn đầu tư tương đương dự án nhóm c theo quy định tại khoản 3, Điều 10 Luật Đầu tư công 2019; tương đương dự án nhóm III theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ (số thứ tự 2, Mục I, Phụ lục IV).
Căn cứ khoản 1 Điều 39 và khoản 4 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì cơ sở phải lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện theo quy định. Mầu Báo cáo được viết theo mẫu Phụ lục XII - Mẩu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
- Tên chủ cơ sở: Hộ kinh doanh ........
- Địa chỉ văn phòng: Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông ....... Chức vụ: Chủ hộ kinh doanh.
- Điện thoại: .....
- Loại hình hoạt động: Cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ (Sản xuất và chế biến trái cây sấy khô; mua bán trái cây).
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 51H8007133 đăng ký lần đầu ngày 02/11/2015, đăng ký thay đổi lần thứ II ngày 29/11/2019 do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cao Lãnh cấp.
Cơ sở mua bán và chế biến xoài
- Địa điểm cơ sở: Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Tứ cận cơ sở bao gồm:
+ Phía Bắc giáp nhà dân;
+ Phía Nam giáp nhà dân;
+ Phía Tây giáp nhà dân;
+ Phía Đông giáp nhà dân.
Bảng 1.1 Tọa độ địa lý của cơ sở
Kí hiệu điểm |
Hệ tọa độ VN 2000 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyển trục, 104°45\ múi chiếu 3°) |
|
X |
Y |
|
1 |
1142531.392 |
588977.582 |
2 |
1142458.297 |
589047.573 |
3 |
1142369.164 |
589035.630 |
4 |
1142375.184 |
588986.936 |
5 |
1142298.372 |
588987.132 |
6 |
1142301.383 |
588962.785 |
Hình 1.1 Sơ đồ minh họa vị trí dự án trên google earth
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần (nếu có):
+ Giấy xác nhận số 3029/GXN-STNMT ngày 25/9/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp xác nhận đãng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án Cơ sở mua bán và chế biến xoài.
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 205/GP-UBND ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp cấp.
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Cơ sở có tổng vốn đầu tư là 1.500.000.000 VNĐ (Một tỳ năm trăm triệu đồng) (Theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ........ đăng ký lần đầu ngày 02/11/2015, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 29/11/2019 do Phòng Tài chính - Ke hoạch huyện Cao Lãnh cấp).
+ Cơ sở thuộc nhóm c được phân loại theo Khoản 3, Điều 10, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
+ Cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm III theo quy định tại STT 2, Mục II, Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Tổng diện tích cơ sở là 7.321 m2, được chia thành các hạng mục cồng trình như sau:
Bảng 1.2 Các hạng mục công trình của cơ sở
TT |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Nhà xưởng |
4.952 |
67,64 |
2 |
Trạm điện |
48 |
0,66 |
3 |
Nhà kho |
40 |
0,55 |
4 |
Nhà vệ sinh |
40 |
0,55 |
5 |
Bãi xe công nhân |
150 |
2,05 |
6 |
Kho chứa CTNH |
60 |
0,82 |
7 |
Hồ chứa nước PCCC |
250 |
3,41 |
8 |
Khu tập kết rác thải |
100 |
1,37 |
9 |
Khu xử lý nước thải |
120 |
1,54 |
10 |
Cây xanh |
900 |
12,29 |
11 |
Khu vực còn lại |
661 |
11,26 |
Tông cộng |
7.321 |
100 |
- Tổng số cán bộ nhân viên: 405 người (bao gồm 05 người làm việc thường xuyên tại cơ sở; 200 công nhân làm việc tại xưởng sản xuất xoài, 200 công nhân làm việc tại xưởng sản xuất mít). Các công nhân này làm việc mang tính chất thời vụ.
- Công suất tối đa: 10,8 tấn sản phẩm/ngày. Trong đó bao gồm:
+ Xoài sấy: 2,88 tấn/ngày.
+ Xoài ngâm: 6,72 tấn/ngày.
+ Mít sấy: 1,2 tấn/ngày.
- Thời gian làm việc của cơ sở khi đi vào hoạt động là 01 ca (8 giờ)/ngày, 01 tháng làm việc 26 ngày, 01 năm làm việc 08 tháng.
*Quy trình sản xuất xoài ngâm đường (Hiện hữu, tiếp tục hoạt động)
Hình 1.2 Quy trình sơ chế xoài ngâm đường
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Việc kiểm tra nguồn đầu vào giúp tiếp nhận được nguồn nguyên liệu tốt, ổn định có khả năng quyết định đến chất lượng thành phẩm và hiệu suất của quá trình chế biến. Nguyên liệu được lựa chọn là loại vừa chín, đạt độ tuổi thu hoạch thích hợp, tách bỏ vỏ và rửa sạch.
Nguyên liệu sau khi rửa sẽ được qua công đoạn cắt lát mỏng rồi ngâm với tỉ lệ đường và nước sao cho phù hợp với độ chính của xoài. Khi đủ thời gian thích hợp, ngâm khoảng 30 phút, nguyên liệu được lấy ra, để ráo nước.
Cuối cùng, sản phẩm được cho vào bao bì, đóng gói theo quy cách. Thành phẩm được bảo quản trong kho, ở điều kiện thoáng mát, không bị nắng chiếu trực tiếp.
*Quy trình sản xuất xoài sấy (Hiện hữu, tiếp tục hoạt động)
Hình 1.3.Quy trình sản xuất xoài sấy
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu được lựa chọn là loại vừa chín, đạt độ tuổi thu hoạch thích hợp, tách bỏ vỏ và rửa sạch.
Dùng máy cắt nguyên liệu thành lát mỏng. Sau đó, nguyên liệu được đưa ngâm với tỷ lệ đường và nước sao cho phù hợp với độ chín của xoài rồi đem cấp đông.
Tiếp theo bán thành phẩm sẽ được đưa vào cont lạnh để cấp đông, nhiệt độ cấp đông - 24°c. Khí sử dụng là nhiệt lạnh, khí Feron, NH3.
Sấy là quá trình quan trọng nhất, quyết định chất lượng sản phẩm. Quá trình sấy có nhiệt độ và thời gian thích hợp có thể tạo cho sản phẩm độ xốp, giòn, mùi vị thom ngon, màu sắc đặc trưng cho từng loại sản phẩm. Nguyên liệu vào máy sấy, sấy ở nhiệt độ 120°C. Thời gian sấy khoảng 60 - 80 phút, sấy đến khi sản phẩm có màu vàng, có mùi thơm và dạt dược dộ giòn thích hợp.
Cuối cùng, thành phẩm đã sấy khô được đưa vào phòng phân loại để loại bỏ những thành phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng và đóng gói theo các quy cách. Thành phẩm được bảo quản trong kho, ở điều kiện thoáng mát, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
*Quy trình sản xuất mít sấy giòn (Đầu tư mới)
Hình 1.4 Quy trình sản xuất mít sấy giòn
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu
Đầu tiên, khi tiến hành quy trình sản xuất mít sấy giòn, các đơn vị kinh doanh cần chọn loại mít ngon, không bị sâu hoặc bị hư hỏng. Mít được đưa về bóc vỏ sẵn, bỏ hết hạt và tác múi mít làm đôi. Không tách múi mít quá nhỏ vì khi sấy lên mít sẽ teo lại và sẽ không được đẹp mắt.
Xử lý sơ bộ
Sau khi mít được tách ra, sẽ đem đi rửa bằng máy đối với các đơn vị kinh doanh có quy mô lớn. Việc rửa mít bằng máy sẽ loại bỏ được bụi bẩn hoặc mũ mít còn dư, đây là bước làm sạch nguyên liệu trước khi đem đi sấy.
Lạnh đông
Công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất mít sấy đó làm lạnh các múi mít. Mục đích là sẽ giúp cho các múi mít được săn cứng trước khi đưa vào sấy.
Sấy mít
Mít sẽ được đưa vào máy chiên chân không với nhiệt độ luôn thấp dưới 120 độ c. Chiên mít với nhiệt độ nhất định sẽ giúp các múi mít được giòn, thơm và xốp hơn. Đây là công đoạn rất quan trọng trong quy trình sản xuất mít sấy gòn, nếu canh nhiệt độ không chuẩn mít sẽ bị khét và không ngon.
Tách dầu
Sau khi chiên mít xong, sẽ chuyển qua công đoạn tách dầu. Để mít vào lòng quay ly tâm trong vòng 5 phút để loại bỏ bớt dầu thừa còn dính trên các múi mít.
Để nguội
Dùng quạt làm nguội phần mít đã được tách dầu để khi đóng gói mít sẽ được bảo quản lâu hơn và khi ăn sẽ không cảm thấy bị gắt dầu.
Đóng gói bao bì
Đưa mít vào bồn chứa nguyên liệu và tiến hành đóng gói sản phẩm. Những gói mít sấy giòn sẽ được hoàn thiện và được đưa đi tiêu thụ ra thị trường.
*Danh mục máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tại cơ sở:
TT |
Tên thiết bị |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Ghi chú |
I. Máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất xoài |
|
|
||
1 |
Cân bàn 100kg |
Cái |
02 |
|
2 |
Cân điện từ |
Cái |
02 |
|
3 |
Bàn inox |
Cái |
10 |
|
4 |
Dao inox |
Cái |
100 |
|
5 |
Thao inox |
Cái |
100 |
|
6 |
Xô nhựa loại 25L |
Cái |
120 |
Hiện trạng, tiếp tục sử dụng |
7 |
Xô loại 10L |
Cái |
120 |
|
8 |
Bình chữa cháy |
Cái |
02 |
|
9 |
Bảng tiêu lệnh PCCC |
Cái |
01 |
|
10 |
Xe nâng |
Chiếc |
01 |
|
11 |
Pallet nhựa |
Cái |
100 |
|
12 |
Máy sấy chân không |
Bộ |
02 |
|
13 |
Máy hút chân không |
Bộ |
02 |
|
14 |
Thiết bị sấy bằng điện |
Bộ |
02 |
|
II. Máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất mít sấy giòn |
|
|||
1 |
Máy chiên chân không |
Bộ |
02 |
|
2 |
Bơm chân không |
Bộ |
02 |
|
3 |
Máy ly tâm tách dầu |
Bộ |
02 |
|
4 |
Khung đổ hàng |
Bộ |
02 |
|
5 |
Lọc dầu |
Bộ |
02 |
Đầu tư mới |
6 |
Bồn chứa dầu |
Cái |
01 |
|
7 |
Bồn lắng |
Cái |
01 |
|
8 |
Xe ra vào đẩy hàng, khay chứa hàng |
Chiếc |
02 |
|
Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở
Sản phẩm chủ yếu là Xoài sấy 2,88 tấn/ngày; xoài ngâm 6,72 tấn/ngày và mít sấy 1,2 tấn/ngày.
a.Nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu
- Nguyên, nhiên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất của cơ sở trong 01 ngày cụ thể như sau:
Bảng 1.3 Nhu cầu về nguyên liệu phục vụ trong quá trình sản xuất
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị tính |
Nhu cầu sử dụng (ngày) |
A |
Nguyên liệu chính |
|
|
1 |
Xoài |
Tấn |
16 |
2 |
Mít còn vỏ |
Tấn |
20 |
3 |
Mít đã tách múi đông lạnh |
Tấn |
6 |
B |
Nguyên liệu khác |
|
|
1 |
Bao bì |
Cái |
200 |
2 |
Đường cát |
Kg |
100 |
b.Nguồn cung cấp điện của cơ sở
- Nguồn cung cấp điện: Chủ cơ sở sử dụng lưới điện của điện lưới quốc gia tại khu vực để cung cấp điện cho quá trình hoạt động của cơ sở.
- Nhu cầu sử dụng: Điện được sử dụng chủ yếu chạy thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, ngoài ra điện còn được dùng với mục đích làm mát như quạt, máy lạnh, thiết bị văn phòng và thắp sáng khu vực hoạt động của Cơ sở.
Theo hóa đơn điện trong 03 tháng sản xuất gần nhất trong năm 2024, nhu cầu sử dụng điện thực tế tại Cơ sở trung bình khoảng 38.922,2 KWh/tháng. (Hóa đơn tiền điện được đính kèm vào Phụ lục báo cáo).
c.Nguồn cung cấp nước của cơ sở
- Nguồn cung cấp nước: Cơ sở sử dụng nước cấp từ nguồn cấp nước của Nhà máy cấp nước huyện Cao Lãnh để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
- Nhu cầu sử dụng nước xưởng sản xuất xoài:
+ Căn cứ vào hóa đơn tiền nước của 03 tháng sản xuất gần nhất trong năm 2024, tổng nhu cầu sử dụng nước thực tế tại cơ sở để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất cụ thể như sau:
Tháng |
Nhu cầu sử dụng (tháng) |
Tháng 4 |
639 m3 |
Tháng 5 |
694 m3 |
Tháng 6 |
769 m3 |
Trung bình |
700,6 m3 |
Cơ sở hoạt động mỗi tháng 26 ngày như vậy trung bình mỗi ngày cơ sở sử dụng khoảng 27 m3/ngày.
-Nhu cầu sử dụng nưởc cho xưởng sản xuất mít:
+ Nước cấp cho sinh hoạt: Theo TCVN 33:2006 (Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế) định mức cấp nước cho công nhân là 25 lít/người/ca. Tổng số lượng công nhân làm việc tại xưởng mít khoảng 200 người. Ước tính lượng nước cấp cho sinh hoạt khoảng: 200 người X 25 lít/người/ca /1000 = 5 m3/ngày
+ Nước cấp cho sản xuất (tham khảo các cơ sở sản xuất xoài lân cận: Cơ sở chế biên trái cây Việt Tuyền; Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu Thương mại Chế biến nông sản Tuấn Đạt, Công ty TNHH Nông sản Sông Tiền) để rửa 1 tấn nguyên liệu cần 0,5 m3 nước. Cơ sở hoạt động 01 ngày 20 tấn mít nguyên liệu, ước tính lượng nước cấp khoảng: 20 tấn mít nguyên liệu X 0,5 m3/tấn nguyên liệu =10 m3/ngày
+ Nước cấp cho hoạt động rửa sàn, rửa dụng cụ: ước tính khoảng 02 m3/ngày. Vậy nhu càu dùng nước sinh hoạt hằng ngày của cơ sở khoảng: 44 m?/ngày.
- Ngoài ra, còn lưu lượng nước cấp cho PCCC: lưu lượng nước cấp chữa cháy q = 151/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng 1 lúc là đám cháy theo TCVN 2622 - 1995: 2 X 3,6 X 15 = 108 m3/ngày.
d. Nhu cầu sử dụng hóa chất
Giai đoạn vận hành của cơ sở chỉ sử dụng hóa chất để vận hành HTXLNT, bao gồm:
- Chlorine để khử trùng nước thải với liều lượng khoảng 0,5kg/ngày.
- PAC với liều lượng 10 kg/ngày.
- Polyme với liều lượng 7,5 kg/ngày.
- NaOH với liều lượng 7,5 kg/ngày.
Chủ cơ sở trực tiếp quản lý cơ sở khi đi vào hoạt dộng.
Tổng số cán bộ, công nhân viên làm việc tại cơ sở trong quá trình hoạt động là 405 người/ngày.
Thời gian làm việc của cơ sở khi đi vào hoạt động là 01 ca (8 giờ)/ngày, 01 tháng làm việc 25 ngày, 01 năm làm việc 08 tháng.
Tổng mức đầu tư của cơ sở là 1.500.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ năm trăm triệu đồng).
>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến xuất khẩu trái cây
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn