Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án mở rộng điểm du lịch dã ngoại cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống, du lịch dã ngoại, vui chơi giải trí ngoài trời với công suất tiếp đón tối đa là 400 khách/ngày.
Ngày đăng: 20-03-2025
28 lượt xem
MỤC LỤC.......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT....................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... v
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................ 1
1. Tên chủ dự án đầu tư........................................................................................ 1
2. Tên dự án đầu tư............................................................................................... 1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư.......................... 3
3.1. Công suất của dự án đầu tư........................................................................... 3
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.......................................................... 3
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư....................................................................... 4
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư..... 4
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.................................................. 7
5.1. Vị trí dự án.................................................................................................... 7
5.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án........................................................ 8
5.3. Quy mô các hạng mục công trình của dự án....................................................... 9
5.4. Khoảng cách đến các đối tượng xung quanh................................................. 11
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 13
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 13
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường............. 14
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ...... 16
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................. 16
1.1. Thu gom, thoát nước mưa............................................................................... 16
1.2. Thu gom, thoát nước thải............................................................................ 17
1.2.1. Công trình thu gom nước thải........................................................................ 17
1.2.2. Công trình thoát nước thải.......................................................................... 18
1.2.3. Điểm xả nước thải sau xử lý...................................................................... 18
1.3. Xử lý nước thải............................................................................................... 19
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải........................................................ 25
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường........................ 27
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại..................................... 29
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................... 30
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành... 31
6.1. Sự cố HTXLNT............................................................................................... 31
6.2. Sự cố khu vực lưu trữ CTNH........................................................................ 32
6.3. Sự cố cháy nổ................................................................................................. 32
6.4. Sự cố an toàn thực phẩm.................................................................................. 33
6.5. Sự cố mạng lưới cấp thoát nước..................................................................... 33
6.6. Sự cố cháy rừng................................................................................................ 33
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: Không có................................. 34
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: Không có....... 34
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Không có....... 34
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.... 34
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......... 36
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải....................................................... 36
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải......................................................... 37
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................................ 37
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại...37
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất..... 37
CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN... 38
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án......... 38
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm......................................... 38
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải...38
CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................... 40
PHỤ LỤC........41
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH SINH THÁI
Địa chỉ văn phòng: Mạc Đĩnh Chi, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Người đại diện theo pháp luật:
Ông .......... Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
Bà................Chức vụ: Tổng giám đốc
Điện thoại: .....; E-mail:........
Giấy chứng nhận đầu tư số .... được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 10/3/2020, thay đổi lần thứ hai ngày 19/7/2022 (Cấp theo giấy chứng nhận đầu tư số 42121000181 cấp lần đầu ngày 28/02/2008, chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 7/7/2010).
- Mã số thuế: ........
MỞ RỘNG ĐIỂM DU LỊCH DÃ NGOẠI
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Phân khu chức năng số 10-2, thuộc một phần tiểu khu 162 (thửa đất số 7, tờ bản đồ số 2), Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng:
Công văn số 5423/UBND-TH ngày 8/9/2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v Đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH ... đầu tư mở rộng điểm du lịch”.
Văn bản số 4463/UBND-TH ngày 06/07/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v Đồng ý điều chỉnh tăng mật độ xây dựng dự án du lịch dã ngoại”.
Văn bản số 8280/UBND ngày 23/11/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v thỏa thuận về quy hoạch chi tiết (tổng mặt bằng) Dự án Khu du lịch thiên nhiên của Công ty cổ phần du lịch sinh thái ...”.
Văn bản số 7584/UBND-TH ngày 24/10/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v Điều chỉnh mật độ xây dựng và gia hạn thời gian lập dự án đầu tư của Công ty cổ phần DLST ...”.
Văn bản số 178/UBND ngày 12/01/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v thỏa thuận về điều chỉnh quy hoạch chi tiết Dự án Khu du lịch thiên nhiên của Công ty cổ phần du lịch sinh thái..”.
Giấy phép xây dựng số 109/GPXD được Sở Xây dựng cấp ngày 30/7/2010.
Giấy phép xây dựng số 122/GPXD (đợt 1) được Sở Xây dựng cấp ngày 6/9/2010.
Giấy phép xây dựng số 155/GPXD (đợt 2) được Sở Xây dựng cấp ngày 29/10/2010.
Giấy phép xây dựng số 72/GPXD (đợt 3) được Sở Xây dựng cấp ngày 5/5/2011.
Giấy phép xây dựng số 122/GPXD (đợt 4) được Sở Xây dựng cấp ngày 26/7/2011.
Giấy phép xây dựng số 50/GPXD được Sở Xây dựng cấp ngày 3/5/2012.
Giấy phép xây dựng số 121/GPXD được Sở Xây dựng cấp ngày 25/9/2012.
Giấy phép xây dựng (đợt 5) số 20/GPXD được Sở Xây dựng cấp ngày 29/02/2016
Văn bản số 1043/SXD-QHKT ngày 30/09/2016 của Sở Xây dựng “V/v giải quyết đề nghị điều chỉnh vị trí xây dựng công trình và hạ tầng trong dự án Mở rộng điểm du lịch dã ngoại của Công ty CP Du lịch sinh thái... tại KDL hồ Tuyền Lâm”.
Văn bản số 7984/UBND-XD2 ngày 30/09/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch dự án Mở rộng điểm du lịch dã ngoại tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm”.
Phụ lục điều chỉnh giấy phép xây dựng (đính kèm Giấy phép xây dựng (đợt 5) số 20/GPXD ngày 29/02/2016) ngày 08/03/2021.
Quyết định số 80/QĐ-TN&MT ngày 27/7/2010 “V/v về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Mở rộng điểm du lịch dã ngoại” tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Dự án có tổng mức đầu tư là 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ). Căn cứ Số thứ tự IV, Nhóm B Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công thì
Dự án thuộc thương mại, dịch vụ khác có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng là Dự án nhóm B.
Căn cứ dòng thứ tự số 8, Mục III, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 thì dự án thuộc danh mục đầu tư Nhóm I.
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì dự án thuộc đối tượng phải có GPMT và do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép (theo Khoản 3 Điều 41 của Luật BVMT).
Quy mô diện tích đất thực hiện dự án: 12ha, trong đó;
Công suất hoạt động của dự án: Điểm du lịch sinh thái với loại hình hoạt động là du lịch dã ngoại, vui chơi giải trí ngoài trời, nghỉ dưỡng với công suất tiếp đón tối đa là 400 khách/ngày.
Quy trình hoạt động của dự án được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.1. Quy trình hoạt động của dự án
Khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ như nghỉ dưỡng, tham quan, ăn uống,..tại khu du lịch sẽ được nhân viên hướng dẫn đậu xe đúng quy định. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách nhân viên sẽ đưa khách đến các khu dịch vụ tại khu du lịch. Trong giai đoạn này sẽ phát sinh tiếng ồn, khí thải, CTR và nước thải.
Đối với khu vực nghỉ dưỡng: Nhân viên lễ tân sẽ tiến hành đón tiếp, thu thập và xác nhận một số thông tin cá nhân của khách hàng để làm thủ tục nhận phòng (check in). Trong thời gian nghỉ dưỡng tại dự án, bộ phận lễ tân chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ phận khác như: Dịch vụ ăn uống, khu vực chức năng, bộ phận buồng phòng, bảo vệ… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách cũng như đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực dự án. Khách sau khi trả phòng, bộ phận lễ tân sẽ thông báo đến bộ phận buồng phòng tiến hành dọn dẹp vệ sinh phòng.
Đối với khu vực nhà hàng – coffee: Khách đến khu du lịch có nhu cầu sử dụng dịch ăn uống tại nhà hàng sẽ liên hệ lễ tân đặt bàn và chọn thực đơn. Lễ tân thông báo đến cho bếp chuẩn bị món theo yêu cầu của khách, quá trình này phát sinh chất thải rắn, nước thải và tiếng ồn. Bộ phận phục vụ bàn sẽ phục vụ khách hàng tại bàn, sau khi dùng xong bữa sẽ được bộ phận phục vụ dọn dẹp và lau dọn bàn.
Đối với khu vực tham quan dã ngoại: Khách đến khu du lịch sau khi được nhân viên hướng dẫn vị trí đậu xe, sẽ tham quan check-in tại các điểm tham quan trong khu du lịch. Trong quá trình tham quan khách sẽ sử dụng các dịch vụ khác như ăn, uống,…hoạt động này sẽ phát sinh CTR, nước thải, tiếng ồn.
Điểm du lịch dã ngoại đi vào hoạt động sẽ cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống, du lịch dã ngoại, vui chơi giải trí ngoài trời. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ và đáp ứng nhu cầu của du khách.
Trong quá trình hoạt động, dự án có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm, nước uống đóng chai,…..Ngoài ra, chủ dự án sẽ đưa vào sử dụng một số hóa chất để phục vụ cho hoạt động vệ sinh, giặt ủi và xử lý nước thải. Chi tiết các nguồn nguyên liệu, hóa chất sử dụng tại dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1. Danh mục nguyên liệu sử dụng tại dự án
TT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Số lượng |
A. Thực phẩm |
|||
1 |
Thịt các loại (bò, heo, gà,….) |
Kg/tháng |
1.322 |
2 |
Rau các loại |
Kg/tháng |
883 |
3 |
Gạo |
Kg/tháng |
494 |
4 |
Gia vị các loại ( mắm, tiêu, muối,…) |
Kg/tháng |
581 |
B. Các loại khác |
|||
1 |
Nước uống các loại |
Thùng/tháng |
70 |
2 |
Nước rửa chén |
lít/tháng |
88 |
3 |
Nước rửa bồn cầu |
Chai/tháng |
25 |
4 |
Nước rửa kính |
Chai/tháng |
5 |
C. Hóa chất vệ sinh công cộng |
|||
1 |
Tinh dầu Quế |
lít/tháng |
05 |
2 |
Auto clean |
lít/tháng |
10 |
3 |
Hóa chất phủ bóng đồ gỗ |
lít/tháng |
04 |
4 |
Hóa chất tẩy điểm Pyratex |
lít/tháng |
05 |
5 |
Chất khử mùi |
lít/tháng |
10 |
6 |
Hóa chất bồn cầu ( toilet cleaner) |
lít/tháng |
10 |
7 |
Kem phủ bóng inox 3M |
kg/tháng |
02 |
8 |
Giặt thảm Extract |
kg/tháng |
05 |
D. Hóa chất giặt là |
|||
1 |
Hóa chất giặt chính(search L) |
lít/tháng |
10 |
2 |
Tẩy vải trắng (Ozonia) |
lít/tháng |
05 |
3 |
Chất làm mềm vết bẩn( Action) |
lít/tháng |
05 |
4 |
Chất xả thơm và mềm vải(softy N) |
lít/tháng |
07 |
5 |
Chất tăng cường ( Avenger L ) |
lít/tháng |
05 |
6 |
Sentry |
lít/tháng |
03 |
7 |
Xả vải downy |
lít/tháng |
05 |
8 |
Omo,Tide |
kg/tháng |
04 |
9 |
HC tẩy trắng pass |
kg/tháng |
03 |
(Nguồn: Công ty Cổ phần du lịch sinh thái, 2024)
Bên cạnh nguyên liệu, hóa chất sử dụng, Công ty sử dụng thêm một số nhiên liệu như dầu DO và gas, với khối lượng sử dụng như sau:
Bảng 1.2. Danh mục nguyên liệu sử dụng tại dự án
STT |
Tên nhiên liệu |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Mục đích sử dụng |
1 |
Dầu DO |
lít/tháng |
50 |
Chạy máy phát điện (Sử dụng không thường xuyên) |
2 |
Gas |
kg/tháng |
200 |
Đun nấu khu vực nhà hàng |
(Nguồn: Công ty Cổ phần du lịch sinh thái, 2024)
Nguồn điện sử dụng trong giai đoạn hoạt động của dự án được cấp bởi Công ty Cổ phần Điện lực Lâm Đồng - Chi nhánh Điện lực Đà Lạt theo hệ thống lưới điện hiện hữu tại Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm. Điện năng được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sinh hoạt của khách lưu trú, thực khách, nhân viên, hoạt động cho các máy móc, thiết bị và chiếu sáng.
Hệ thống điện cấp cho dự án (sau trạm hạ thế): Nguồn điện 3 pha 5 dây có hệ thống tiếp địa an toàn đóng tại từng khu vực sử dụng. Điện áp là 380/220V, tất cả hệ thống cấp điện có bọc giáp, chôn ngầm dưới đất, đảm bảo mỹ thuật và kỹ thuật, độ an toàn cao. Mương cáp, hố ga nối cáp,…theo đúng tiêu chuẩn thiết quy định.
Ngoài ra, chủ dự án sử dụng 01 máy phát điện dự phòng công suất 500kVA phục vụ cho hoạt động của dự án khi xảy ra sự cố mất điện.
Nguồn nước sử dụng cho các hoạt động của dự án được cấp bởi Công ty cổ phần cấp nước Tuyền Lâm (Hợp đồng mua bán nước số 0003/HĐCNTL ngày 16/8/2023).
Khi đi vào hoạt động nhu cầu sử dụng nước tại dự án chủ yếu cho mục đích sinh hoạt của khách lưu trú (tắm rửa, vệ sinh,…), sinh hoạt của nhân viên, các khu dịch vụ chức năng, lau dọn, giặt giũ,….Căn cứ vào quy mô các hạng mục và định mức cấp nước hiện hành, nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng tại dự án dự kiến như sau:
Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng nước của dự án
STT |
Mục đích sử dụng |
Định mức |
Số lượng |
Lưu lượng (m3/ngày.đêm) |
1 |
Khách lưu trú |
150 lít/ngày.đêm(1) |
150 người |
22,5 |
2 |
Khách không lưu trú |
75 lít/ngày.đêm(2) |
250 người |
18,75 |
3 |
Hoạt động sinh hoạt của nhân viên |
75 lít/ngày(3) |
50 người |
3,75 |
STT |
Mục đích sử dụng |
Định mức |
Số lượng |
Lưu lượng (m3/ngày.đêm) |
4 |
Nhà hàng - coffee |
30 lít/người(4) |
400 người/ngày |
12 |
5 |
Vệ sinh khu vực |
- |
- |
2,0 |
6 |
Giặt giũ |
60 (lít/kg đồ) (5) |
200 kg |
12 |
7 |
Hệ thống xử lý nước thải |
- |
- |
0,5 |
Tổng cộng |
71,5 |
(Nguồn: Công ty Cổ phần du lịch sinh thái, 2024)
Ghi chú:
(1): Định mức sử dụng nước cho khách hàng lưu trú tại Khu du lịch là 150 lít/ngày (QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng).
(2), (3): Định mức sử dụng nước cho khách không lưu và nhân viên làm việc tại Khu du lịch là 75 lít/ngày (Theo QCXDVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng).
(4): Định mức sử dụng nước cho khách hàng đến nhà hàng, quán cà phê là 30 lít/ngày (US EPA On - site Wastewater Treatment Systems Manual, 2002).
(5): Theo TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn Việt Nam về Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế định mức sử dụng nước cho hoạt động giặt giũ (đối với trường hợp giặt bằng máy) là 60 lít/kg đồ.
Điểm du lịch dã ngoại được triển khai tại phân khu chức năng số 10-2, thuộc một phần tiểu khu 162 (thửa đất số 7, tờ bản đồ số 2), khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Các khu vực tiếp giáp của dự án như sau:
Vị trí của dự án trên ảnh vệ tinh được thể hiện trong hình sau:
Hình 1.2. Vị trí dự án trên bản đồ vệ tính (Google Earth, 2024)
a.Căn cứ pháp lý và hiện trạng quản lý đất của dự án
Điểm du lịch dã ngoại được triển khai tại phân khu chức năng số 10-2, thuộc một phần tiểu khu 162 (thửa đất số 7, tờ bản đồ số 2), Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, phường 4, thành phố Đà Lạt với tổng diện tích là 12ha. Toàn bộ diện tích đất của dự án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Chủ dự án theo hình thức cho thuê tại Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 21/4/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v về việc thu hồi đất và cho Công ty Cổ phần du lịch sinh thái... thuê để triển khai xây dựng khu du lịch dã ngoại tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt”, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 816845 cấp ngày 2/7/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty Cổ phần du lịch sinh thái .... và Phụ lục hợp đồng thuê đất số 36/PL-HĐTĐ ngày 11/04/2023.
Một phần diện tích đất của dự án đã được UBND tỉnh Lâm đồng cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất thương mại dịch vụ theo các Quyết định số 1348/QĐ-UBND ngày 18/6/2010, số 1529/QĐ-UBND ngày 15/7/2010, số 2699/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 và Quyết định số 51/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 11/01/2021 với tổng diện tích đất sau khi điều chỉnh vị trí, ranh giới, chuyển mục đích bổ sung là 8.398,46m2, gồm:
b.Hiện trạng sử dụng đất
Theo ghi nhận thực tế, Công ty đã triển khai xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình gồm: Khối nhà hàng A, khối nhà nghỉ dưỡng (B1, B2, B3, B4, C1, C2,C3), nhà bảo vệ, trạm điện và hệ thống hạ tầng cơ sở (Theo văn bản số 7984/UBND-XD2 của UBND tỉnh ngày 30/9/2020 “V/v thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch dự án Mở rộng điểm du lịch dã ngoại tại khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm” và Phụ lục điều chỉnh giấy phép xây dựng số 20/GPXD ngày 08/03/2021). Toàn bộ diện tích xây dựng các hạng mục công trình của dự án thuộc phần diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng.
Theo văn bản số 7984/UBND-XD2 của UBND tỉnh ngày 30/9/2020 “V/v thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch dự án Mở rộng điểm du lịch dã ngoại tại khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm”. Cơ cấu sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án như sau:
Cơ cấu sử dụng đất của dự án
Bảng 1.4. Cơ cấu sử dụng đất
TT |
Hạng mục |
Diện tích tác động (m2) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Công trình có mái che |
2.999,5 |
2,5 |
2 |
Công trình không có mái che |
5.398,96 |
4,5 |
3 |
Rừng thông |
111.601,54 |
93,0 |
Tổng cộng |
120.000 |
100 |
Công trình kiến trúc có mái che
Bảng 1.5. Diện tích công trình kiến trúc có mái che
TT |
Hạng mục |
Ký hiệu |
Số tầng |
Số lượng |
Diện tích tác động (m2) |
1 |
Nhà hàng |
A |
3 |
01 |
525,4 |
2 |
Nhà nghỉ dưỡng |
C1, C2, C3 |
1 |
03 |
399,3x3=1.197,9 |
3 |
Nhà nghỉ dưỡng |
B1 |
2 |
01 |
296,1 |
4 |
Nhà nghỉ dưỡng |
B2 |
3 |
01 |
301,3 |
5 |
Nhà nghỉ dưỡng |
B4 |
3 |
01 |
301,3 |
6 |
Văn phòng làm việc kết hợp nghỉ dưỡng |
B3 |
3 |
01 |
301,3 |
7 |
Trạm điện |
F |
1 |
01 |
76,2 |
Tổng cộng |
|
|
|
2.999,5 |
Diện tích công trình không mái che:
Bảng 1.6. Hạng mục công trình không mái che
TT |
Hạng mục |
Diện tích tác động (m2) |
1 |
Đường giao thông chính |
2.409,74 |
2 |
Đường xe điện |
609,8 |
3 |
Taluy đường xe điện |
325,25 |
4 |
Bãi xe điện |
486 |
5 |
Bãi sạc xe điện |
75 |
6 |
Đường đi bộ |
284,05 |
7 |
Lối vào các công trình |
145,1 |
8 |
Lối lên nhà hàng |
13,8 |
9 |
Bãi tập kết cho nhà hàng |
91,8 |
10 |
Sân trước nhà B1, B4 |
384,4 |
11 |
Mái taluy trước nhà B1, B2, B3, B4 |
366,62 |
12 |
Bể xử lý nước thải (ký hiệu E) |
120 |
13 |
Bể nước PCCC (ký hiệu H) |
19,2 |
14 |
Bể nước chính (ký hiệu G) |
68,2 |
Tổng cộng |
5.398,96 |
Chỉ tiêu quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình xây dựng
Tổng diện tích tác động công trình có mái che (tính trên hình chiếu bằng công trình) ≤ 2.999,5m2, chiếm tỷ lệ ≤ 2,5% trên diện tích đất thực hiện dự án.
Tổng diện tích tác động công trình không mái che (đường giao thông, sân bãi, diện tích tác động tạo taluy,…) ≤ 5.398,96 m2, chiếm tỷ lệ ≤ 4,5 % trên diện tích đất thực hiện dự án.
Chỉ giới xây dựng: cách lộ giới đường Hoa Phượng Tím, Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm > 10m và > 1,5 lần chiều cao công trình; cách ranh đất của dự án ≥ 10m và đường tụ thủy > 20m.
Công trình chỉ được xây dựng trên đất trống; khôn tác động đến cây rừng (Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm có trách nhiệm phối hợp cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện chỉ tiêu này của chủ đầu tư).
Nhìn chung, khu vực xung quanh dự án chủ yếu là thảm rừng thông và mặt nước hồ Tuyền Lâm, do đó các hoạt động xây dựng trong khu đất dự án ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lân cận. Đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án được xác định là các công trình hiện hữu nằm lân cận các trục đường giao thông chính và các đối tượng tự nhiên như hệ động thực vật rừng, hệ sinh thái thủy sinh và nguồn nước mặt hồ Tuyền Lâm.
Qua khảo sát thực tế, các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án được mô tả khái quát như sau:
Các đối tượng tự nhiên
Dự án được triển khai trong KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm với hạ tầng giao thông đã được đầu tư hoàn chỉnh:
Tiếp giáp cận giới phía Đông của Dự án là đường giao thông nội vùng (Hoa Phượng Tím) của khu du lịch đã được trải thảm bê tông nhựa nóng, với lộ giới tính từ tim đường là 25,0m và mặt đường hiện hữu rộng 6,0m.
Trong nội vùng KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm còn có bến tàu và tuyến giao thông thủy phục vụ nhu cầu tham quan, ngắm cảnh trên hồ của du khách.
Ngoài ra, kết nối điểm đèo Prenn đến khu du lịch còn có tuyến cáp treo dài 2,3km với mục đích chủ yếu là phục vụ hoạt động tham quan du lịch.
Vì vậy, nhìn chung, hạ tầng giao thông của khu vực tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình thi công xây dựng cũng như trong quá trình đi vào hoạt động chính thức của Dự án.
Hệ thống sông suối: Trong bán kính 1,0km xung quanh khu vực dự án không có sông, suối lớn chỉ có một số dòng suối nhỏ và khe tụ thủy từ các dãy núi cao nằm ở phía Đông Nam dự án đổ về hồ Tuyền Lâm. Đây cũng là nguồn cung cấp nước phục vụ cho hoạt động xây dựng và sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án.
Hệ thống ao hồ: Nằm tiếp giáp với cận giới phía Tây và Bắc của dự án là Hồ Tuyền Lâm, đây cũng là nguồn cung cấp nước đầu vào phục vụ hoạt động sinh hoạt và tưới tiêu cho phần lớn các dự án, cơ sở triển khai hoạt động trong khu vực hồ Tuyền Lâm. Hồ Tuyền Lâm được hình thành từ năm 1984, đây là kết quả của việc chặn dòng suối Tía (bắt nguồn từ đỉnh núi PinHatt) để tạo nguồn nước cấp cho khu vực canh tác nông nghiệp huyện Đức Trọng. Hồ Tuyền Lâm là thủy vực chính trong khu vực dự án, với diện tích lưu vực thu nước vào khoảng 32,8 km2. Diện tích mặt nước hồ xấp xỉ 320 ha, địa hình dạng lòng chảo, diện tích ngập nước tăng giảm dao động theo mùa mưa – mùa khô trong năm, mùa mưa nước hồ thường sâu hơn 3m. Độ cao trung bình của mặt hồ Tuyền Lâm so với mực nước biển là 1.376,5m.
Vị trí triển khai dự án không nằm gần khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn Quốc gia nhưng nằm gần khu vực có diện tích đất rừng trồng và đa dạng sinh học trên địa bàn tương đối lớn.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến xuất khẩu trái cây
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn