Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy may quần áo bơi lội

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy may quần áo bơi lội với công suất 10 triệu sản phẩm/năm. Cơ sở không có công đoạn dệt nhuộm.

Ngày đăng: 24-03-2025

57 lượt xem

MỤC LỤC................................................................................................... 1

DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. 4

DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................... 5

Chương I...................................................................................................................... 6

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ................................................................................ 6

1.  Tên chủ cơ sở.................................................................................................... 6

2.  Tên cơ sở.............................................................................................................. 6

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.................................... 10

3.1.  Công suất hoạt động của cơ sở....................................................................... 10

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở........................................................................... 11

3.2.1.   Quy trình sản xuất quần áo cao cấp dùng cho các vận động viên bơi lội......... 11

3.2.2.   Quy trình sản xuất sản phẩm đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và các sản phẩm may mặc khác..... 13

3.2.3.    Quy trình sản xuất sản phẩm in logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm........ 15

3.2.4.   Quy trình sản xuất sản phẩm thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm....... 17

3.3.  Sản phẩm của cơ sở................................................................................................... 18

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở...... 19

4.1.  Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở.................................................................. 19

4.2.  Nhu cầu sử dụng hóa chất của cơ sở............................................................................ 20

4.3.  Nhu cầu và nguồn cung cấp nước của cơ sở............................................................... 24

4.4.  Nhu cầu và nguồn cung cấp điện của cơ sở................................................................. 28

5.  Các thông tin khác liên quan tới cơ sở............................................................................ 28

5.1.  Tổng vốn đầu tư của cơ sở............................................................................................. 28

5.2.  Tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................................................................. 28

Chương II.............................................................................................................................. 31

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 31

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 31

2.  Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường........................ 31

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 32

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................. 33

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa..................................................................................... 33

1.2.  Thu gom, thoát nước thải...................................................................................... 34

1.2.1.   Công trình thu gom nước thải............................................................................. 34

1.2.2.   Công trình thoát nước thải..................................................................................... 37

1.2.3.   Điểm xả nước thải sau xử lý......................................................................... 38

1.3.  Xử lý nước thải................................................................................................... 38

1.3.2.   Các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng................................................. 47

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................................ 47

2.1.  Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh............................................................... 48

2.2.1.   Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải tại khu vực sản xuất......................................... 48

2.2.2.   Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác..................................................................... 49

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................................. 50

3.1.  Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt................................................ 50

3.2.  Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải công nghiệp................................................. 52

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................................ 53

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung...................................................... 55

5.1.  Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung............................................................................... 55

5.2.  Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung....................................................................... 55

6.  Công trình, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................... 55

6.1.  Phương án phòng cháy, chữa cháy............................................................................... 55

6.2.  Công trình, phương án phòng chống, ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất........... 58

6.3.  Phương án ứng phó, khắc phục sự cố trong HTXL nước thải.................................. 62

6.4.  Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác........................................... 63

6.4.1.   Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động và đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất........ 63

6.4.2.   Phương án phòng chống, ứng phó sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm.................... 64

7.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường............ 64

8.  Các nội dung thay đổi so với Giấy phép môi trường đã được cấp......... 65

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............ 68

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................................. 68

1.1.  Nội dung đề nghị cấp phép xả nước thải......................................................... 68

1.2.  Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải................. 69

1.3.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm.......................................................................... 71

1.4.  Các yêu cầu về bảo vệ môi trường........................................................................ 71

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải........................................................... 71

3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với CTR, CTNH và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường........ 72

3.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải............................................................... 72

3.1.1.   Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh.............................................................. 72

3.1.2.   Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải..................................... 72

3.2.  Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường............................................... 74

4.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung................................................... 74

4.1.  Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung...................................................................... 74

4.2.  Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung................................................ 75

Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................................ 77

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải của Cơ sở............................ 77

1.1.   Tổng quan phương pháp lấy mẫu, phân tích và vị trí và thông số quan trắc nước thải của cơ sở....... 77

1.2.  Tần suất, thời gian quan trắc trong 02 năm liền trước................................................ 79

1.2.1.   Tần suất quan trắc....................................................................................................... 79

1.2.2.   Thời gian thực hiện..................................................................................................... 79

1.3.  Kết quả quan trắc môi trường đối với nước thải......................................................... 79

Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.............. 82

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở.................. 82

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật...................... 82

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm...................... 83

Chương VII....................................................................................... 84

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ........ 84

Chương VIII................................................................................. 85

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ....................................................... 85

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH ......Việt Nam.

Địa chỉ văn phòng: Trại Quan, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Người đại diện: .......Chức vụ: Giám đốc 

- Điện thoại: .......

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Công ty TNHH .....Việt Nam, mã số doanh nghiệp ...... do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp, đăng ký lần đầu ngày 02/02/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 8/11/2019.

Giấy chứng nhận đầu tư: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số .... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp, chứng nhận lần đầu ngày 01/02/2016, chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 17/7/2023.

2.Tên cơ sở

Tên cơ sở: Nhà máy may quần áo bơi lội (trong phạm vi báo cáo gọi tắt là “cơ sở”).

Địa điểm cơ sở: Xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch và xã Cao Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng diện tích sử dụng đất của cơ sở là 100.100 m2. Vị trí tiếp giáp của cơ sở như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp đường bê tông của khu vực;

+ Phía Đông Nam giáp đất nông nghiệp của thôn Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch;

+ Phía Tây Bắc: Tiếp giáp đường bê tông và khu đất sản xuất nông nghiệp xã Cao Phong, huyện Sông Lô;

+ Phía Tây Nam giáp khu đất sản xuất nông nghiệp của xã Cao Phong, huyện Sông Lô và xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tọa độ các điểm khống chế của cơ sở theo hệ tọa độ VN-2000 được thể hiện trong bảng sau:

Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí của cơ sở Nhà máy may quần áo bơi lội

-Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy phép xây dựng số 58/GPXD ngày 7/10/2016, số 50/GPXD ngày 30/8/2018 và số 54/GPXD ngày 14/9/2018 do Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cấp;

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 1207/TD-PCCC ngày 29/9/2016; số 1218A/TD-PCCC ngày 13/8/2017; số 206/TD/PCCC ngày 8/2/2018; số 1133A/TD-PCCC ngày 1/8/2018; số 172/TD-PCCC ngày 14/8/2019 do Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc cấp.-Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định số 2339/QĐ-UBND ngày 25/9/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt báo cáo ĐTM Dự án Nâng công suất nhà máy may quần áo bơi lội... của Công ty TNHH....Việt Nam tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch và xã Cao Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Giấy phép môi trường Cơ sở Nhà máy may quần áo bơi lội ...số 709/GPMT-UBND ngày 31/3/2023 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp

-Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng mức đầu tư của cơ sở là 806.084.600.000 đồng. Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án được phân loại thuộc nhóm B (theo Mục III, Phần B - Phụ lục I Danh mục phân loại dự án đầu tư công được ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công – tổng vốn đầu tư dự án nằm trong khoảng từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng).

Ngoài ra, căn cứ tiêu chí về môi trường, cơ sở được phân loại thuộc dự án đầu tư nhóm II (theo số thứ tự 2, Mục I - Phụ lục IV Danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ).

Cơ sở đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định 2339/QĐ-UBND ngày 25/9/2019 và Giấy phép môi trường số 709/GPMT-UBND ngày 31/3/2023. Quy mô, công suất các sản phẩm của dự án được phê duyệt trong ĐTM và Giấy phép môi trường như sau:

+ Quần áo cao cấp (sản phẩm hoàn chỉnh) dùng cho các vận động viên bơi lội: 7 triệu sản phẩm/năm;

+ Đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và các sản phẩm may mặc khác: 3 triệu sản phẩm/năm;

+ In logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm: 4 triệu sản phẩm/năm;

+ Thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm: 4 triệu sản phẩm/năm.

Hiện nay, do nhu cầu của thị trường và định hướng hoạt động Cơ sở, Chủ cơ sở dự kiến nâng công suất sản phẩm Quần áo cao cấp (sản phẩm hoàn chỉnh) dùng cho các vận động viên bơi lội: từ 7 triệu sản phẩm/năm lên 10 triệu sản phẩm/năm, đồng thời xây dựng nhà xưởng số 7 diện tích 6.300 m2 (1 tầng) và nhà để xe số 3 diện tích 3.000m2 để phục vụ hoạt động sản xuất. Do đó, căn cứ Điểm d, Khoản 4, Điều 30 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì Cơ sở thuộc đối tượng phải xin cấp lại Giấy phép môi trường.

Nội dung báo cáo đề xuất cấp lại GPMT của cơ sở “Nhà máy may quần áo bơi lội” được thực hiện theo mẫu X, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Báo cáo ĐTM và Giấy phép môi trường của Cơ sở lần đầu do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Do đó, thẩm quyền cấp lại Giấy phép môi trường của Cơ sở là UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Quy mô các hạng mục công trình xây dựng của cơ sở được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. 2. Các hạng mục công trình của cơ sở

 

STT

 

Hạng mục công trình

 

Số tầng

Diện tích xây dựng (m2)

Theo

GPMT đã được cấp

Xin cấp lại

GPMT

 

Ghi chú

1

Các công trình chính

 

 

 

 

1.1

Nhà xưởng 1: Xưởng cắt

01

6.300

6.300

Đã xây dựng và đi vào hoạt động. Hiện trạng chất lượng công trình vẫn đảm bảo sử dụng tốt.

1.2

Nhà xưởng 2: Xưởng may 1

01

6.300

6.300

1.3

Nhà xưởng 3: Kho nguyên liệu và kho thành phẩm

01

6.300

6.300

1.4

Nhà xưởng 4: Xưởng may 2

01

6.300

6.300

1.5

Nhà xưởng 5: Xưởng in và thêu

01

5.800

5.800

1.6

Nhà xưởng 6: Kho thành phẩm

01

2.800

2.800

1.7

Nhà xưởng 7: Xưởng may 2

01

0

6.300

Chưa xây dựng

2

Công trình phụ trợ

 

 

 

 

2.1

Nhà điều hành, văn phòng

03

630

630

 

 

 

Đã xây dựng và đi vào hoạt động. Hiện trạng chất lượng công trình vẫn đảm bảo sử dụng tốt.

2.2

Nhà ăn 1 (Canteen)

01

3.080

3.080

2.3

Nhà ăn 2

01

117

117

2.4

Nhà y tế và đào tạo

01

476

476

2.5

Nhà trạm điện

02

232

232

2.6

Xưởng cơ khí

01

174

174

2.7

Kho hóa chất 1

01

40

40

2.8

Kho hóa chất 2

01

63

63

2.9

Nhà bảo vệ 1

01

40

40

2.10

Nhà bảo vệ 2

01

14

14

2.11

Nhà lưới đặt máy bơm phía trên bể chứa nước (bể chứa nước xây ngầm)

01

48

48

2.12

Nhà để xe số 1

01

2.500

2.500

2.14

Nhà để xe số 2

03

1.280

1.280

2.15

Nhà để xe số 3

01

0

3.000

Chưa xây dựng

2.16

Hồ điều hòa

-

786

786

Đã xây dựng và đi vào hoạt động. Hiện trạng chất lượng công trình vẫn đảm bảo sử dụng tốt.

2.17

Bể chứa nước 1

-

48

48

 

 

2.18

 

 

Bể chứa nước 2

 

 

 

96

 

 

96

 

STT

 

Hạng mục công trình

 

Số tầng

Diện tích xây dựng (m2)

Theo GPMT đã được cấp

Xin cấp lại GPMT

 

Ghi chú

2.19

Đất cây xanh

-

20.848

-

 

2.20

Sân, đường nội bộ và đất dự trữ

-

23.001

-

-

3

Công trình bảo vệ môi trường

 

 

 

 

3.1

Kho chứa CTR sinh hoạt

01

10

10

 

 

 

 

Đã xây dựng và đi vào hoạt động. Hiện trạng chất lượng công trình vẫn đảm bảo sử dụng tốt.

3.2

Kho chứa CTNH

01

24

24

 

 

3.3

Kho chứa chất thải công nghiệp (gồm 3 ngăn: 02 ngăn chứa rác thải công nghiệp diện tích lần lượt là 27 m2, 14 m2; 01 ngăn chứa rác thải tái chế diện tích 14 m2)

 

 

01

 

 

55

 

 

55

 

3.4

Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 150m3/ngày.đêm (xây nửa chìm nửa nổi)

 

01

 

30

 

30

3.5

Trạm xử lý nước thải khuôn in công suất 7m3/ngày.đêm (xây ngầm)

-

40

40

3.6

Bể tách dầu mỡ (01 bể xây ngầm, thể tích 10,88m3)

-

-

-

3.7

Bể tự hoại ba ngăn (17 bể xây ngầm, dung tích mỗi bể là 47,25m3)

-

-

-

3.8

Bể tự hoại ba ngăn (04 bể xây ngầm, dung tích mỗi bể là 47,25m3)

-

-

-

Chưa xây dựng – Xây bổ sung thêm 04 bể tự hoại 3 ngăn cho nhà xưởng số 7

 

TỔNG DIỆN TÍCH

 

100.100

 

 

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

Hiện nay, công suất các sản phẩm của cơ sở đã đạt 63,6% công suất so với GPTM đã được phê duyệt. Trong giai đoạn điều chỉnh lần này, Cơ sở sẽ bổ sung thêm máy móc thiết bị để tăng quy mô công suất sản phẩm Quần áo cao cấp (sản phẩm hoàn chỉnh) dùng cho các vận động viên bơi lội từ 7 triệu lên 10 triệu sản phẩm/năm, các sản phẩm khác giữ nguyên công suất theo GPMT đã được phê duyệt. Công suất sản xuất của Cơ sở được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1. 3. Quy mô, công suất các sản phẩm của cơ sở

 

STT

 

Tên sản phẩm

Công suất

Hiện tại

GPMT đã được cấp

Xin cấp lại GPMT

 

1

Quần áo cao cấp (sản phẩm hoàn chỉnh) dùng cho các vận động viên bơi lội

6.800.000

sản phẩm/năm

7 triệu sản phẩm/năm

10 triệu sản phẩm/năm

 

2

Sản phẩm đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và các sản phẩm may mặc khác

 

771.000 sản phẩm/năm

 

3 triệu sản phẩm/năm

 

3 triệu sản phẩm/năm

 

3

In logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

2.280.000 sản phẩm/năm

4 triệu sản phẩm/năm

4 triệu sản phẩm/năm

 

4

Thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

1.593.000 sản phẩm/năm

4 triệu sản phẩm/năm

4 triệu sản phẩm/năm

(Thống kê của Cơ sở)

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Cơ sở không có công đoạn dệt nhuộm. Công nghệ sản xuất của Cơ sở không thay đổi so với GPMT đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu tại Giấy phép môi trường số 709/GPMT-UBND ngày 31/3/2023. Quy trình công nghệ được mô tả cụ thể như sau:

Quy trình sản xuất quần áo cao cấp dùng cho các vận động viên bơi lội

Quy trình sản xuất quần áo cao cấp dùng cho các vận động viên bơi lội được minh họa bằng sơ đồ sau:

Hình 1. 2. Quy trình sản xuất quần áo cao cấp dùng cho các vận động viên bơi lội

* Thuyết minh quy trình công nghệ:

- Nguyên vật liệu: Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm quần áo cao cấp dùng cho các vận động viên bơi lội chủ yếu là vải nilon và các phụ liệu bao gồm kim, chỉ, khóa, bao bì đóng gói… Nguyên liệu sau đó được đưa vào quy trình sản xuất.

Cắt: Vải nguyên liệu sẽ được đưa từ kho đến bộ phận cắt để cắt thành các phôi (như thân trước, thân sau, tay áo,...). Tại đây, các cuộn vải sẽ được đưa vào máy trải tự động, tiếp theo vải được đưa vào máy cắt vải theo các mẫu và kích thước khác nhau theo thiết kế của cơ sở theo đơn đặt hàng của khách.

May: Tại công đoạn may, đầu tiên các phôi vải sẽ được công nhân may vắt sổ sau đó may thành sản phẩm và đồng thời được đóng khuy, đính cúc hoàn thiện.

Kiểm tra: Sản phẩm sau khi may được công nhân kiểm tra bằng mắt thường (lỗi bỏ mũi may, may hỏng, đường may không đều…). Những sản phẩm lỗi sau khi kiểm tra lần 1 chuyển sang bộ phận sửa lỗi để khắc phục, sau đó được kiểm tra lần 2, nếu đảm bảo chất lượng mới được chuyển công đoạn tiếp theo. Trường hợp không đảm bảo chất lượng, sản phẩm lỗi sẽ được lưu vào kho chất thải sản xuất của nhà máy.

Làm sạch vết bẩn: Sau khi kiểm tra, một số sản phẩm bị dính bụi, bẩn. Cơ sở sẽ tiến hành giặt bằng máy giặt (giặt bằng bột giặt) hoặc súng bắn tẩy vết bẩn (dùng cồn ethanol) tùy vào độ bẩn của sản phẩm. Sản phẩm sau khi làm sạch được sấy khô ở nhiệt độ 80-1400C trước khi chuyển sang công đoạn là.

- Là: Tùy vào yêu cầu của khách hàng một số sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận là. Quá trình là sử dụng nồi hơi sử dụng điện để đun nước tạo hơi nóng và bình tích áp để lưu giữ hơi nước, bình tích áp sau đó sẽ chia hơi nước đến các bàn là hơi. Công nhân sử dụng bàn là hơi nước để là sản phẩm.

Đóng gói nhập kho: Sản phẩm sau khi được hoàn thiện được gấp, đóng gói và nhập kho chờ xuất hàng.

Quy trình sản xuất sản phẩm đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và các sản phẩm may mặc khác

Quy trình sản xuất các sản phẩm đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và một số sản phẩm may mặc khác tương tự như quy trình quần áo cao cấp dùng cho các vận động viên bơi lội, quy trình sản xuất được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Hình 1. 3. Sơ đồ công nghệ sản xuất các sản phẩm đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và một số sản phẩm may mặc khác

* Thuyết minh quy trình công nghệ:

- Nguyên vật liệu: Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và một số sản phẩm may mặc khác chủ yếu là vải dệt kim và các phụ liệu khác bao gồm: Chỉ, khuy, cúc, khóa kéo, bao bì đóng gói… Nguyên liệu sau đó được đưa vào quy trình sản xuất.

Giặt vải kiểm tra: Một số đơn hàng, khách hàng yêu cầu kiểm tra độ co giãn của vải, cơ sở sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách lấy đại diện một số mẫu vải để giặt (giặt bằng máy giặt có sử dụng bột giặt).

Cắt: Vải nguyên liệu sẽ được đưa từ kho đến bộ phận cắt để cắt thành các phôi (như thân trước, thân sau, tay áo,...). Tại đây, các cuộn vải sẽ được đưa vào máy trải tự động, tiếp theo vải được đưa vào máy cắt vải theo các mẫu và kích thước khác nhau theo thiết kế của cơ sở theo đơn đặt hàng của khách.

May: Tại công đoạn may, đầu tiên các phôi vải sẽ được công nhân may vắt sổ sau đó may thành sản phẩm và đồng thời được đóng khuy, đính cúc hoàn thiện.

Kiểm tra: Sản phẩm sau khi may được công nhân kiểm tra bằng mắt thường (lỗi bỏ mũi, sót chỉ, đường may không đều…). Những sản phẩm lỗi sau khi kiểm tra lần 1 chuyển sang bộ phận sửa lỗi để khắc phục, sau đó được kiểm tra lần 2, nếu đảm bảo chất lượng mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo. Trường hợp không đảm bảo chất lượng, sản phẩm sẽ được lưu vào kho chất thải sản xuất của nhà máy.

Làm sạch vết bẩn: Sau khi kiểm tra, một số sản phẩm bị dính bụi, bẩn. Cơ sở sẽ tiến hành giặt bằng máy giặt (sử dụng bột giặt) hoặc súng bắn tẩy vết bẩn (dùng cồn ethanol) tùy vào độ bẩn của sản phẩm. Sản phẩm sau khi giặt và làm sạch vết bẩn được sấy khô ở nhiệt độ 80-1400C trước khi chuyển sang công đoạn là.

Là: Tùy vào yêu cầu của khách hàng một số sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận là. Quá trình là sử dụng nồi hơi sử dụng điện để đun nước tạo hơi nóng và bình tích áp để lưu giữ hơi nước, bình tích áp sau đó sẽ chia hơi nước đến các bàn là hơi. Công nhân sử dụng bàn là hơi nước để là sản phẩm.

Đóng gói nhập kho: Sản phẩm sau khi được hoàn thiện được gấp, đóng gói và nhập kho chờ xuất hàng.

Quy trình sản xuất sản phẩm in logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

Quy trình sản xuất sản phẩm in logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm được mô phỏng bằng sơ đồ sau:

Hình 1. 4. Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm in logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

* Thuyết minh quy trình công nghệ:

- Nguyên vật liệu: Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm in logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm chủ yếu là vải dệt kim, vải nilon và các phụ liệu bao gồm mực in, keo in, bao bì đóng gói… Nguyên liệu sau đó được đưa vào quy trình sản xuất.

Cắt: Trên cơ sở yêu cầu của đơn hàng bộ phận thiết kế sẽ tiến hành căn chỉnh trên máy tính và tạo thành các phôi mẫu. Các phôi mẫu sẽ được chuyển đến bộ phận cắt để cắt thành các phôi in. Tại đây, các cuộn vải sẽ được đưa vào máy trải tự động, tiếp theo vải được đưa vào máy cắt vải để cắt theo các mẫu và kích thước khác nhau theo thiết kế của cơ sở theo đơn đặt hàng của khách.

In: Vải sau khi cắt được cố định vị trí và đưa vào quy trình in. Tùy vào kích thước và khổ vải cần in, vải sẽ được đưa vào máy in công nghiệp (đối với những khổ vải có kích thước lớn) hoặc được công nhân sử dụng khuôn in thủ công để in (đối với những khổ vải có kích thước nhỏ).

Quá trình in diễn ra như sau: Đầu tiên, công nhân sẽ bôi keo lên bàn in và đặt phôi vải cần in lên bàn để cố định vị trí. Tiếp theo, khuôn in sẽ được đặt lên trên phôi in, sau đó tiến hành quét lần lượt các lớp keo nền, mực in và keo phủ bóng, sau mỗi lớp keo và mực in phôi vải sẽ được đưa qua máy sấy ở nhiệt độ 700C trong thời gian 20 giây để làm khô lớp keo, mực in tránh loang màu ảnh hưởng đến chất lượng hình in.

Sấy: Sau khi in, sản phẩm được sấy khô bằng máy sấy ở nhiệt độ 80-1400C trong thời gian 5 phút. Tiếp theo, vải sẽ được đưa đến bộ phận hút ẩm trong thời gian 8 tiếng.

Giặt vải kiểm tra: Tiến hành lấy lấy đại diện một số mẫu vải sau khi in để giặt kiểm tra (sử dụng máy giặt và bột giặt). Mục đích của quá trình giặt vải là kiểm tra độ co giãn của vải và chất lượng sản phẩm sau in. Sản phẩm sau khi giặt được sấy khô trước khi chuyển sang công đoạn kiểm tra.

Kiểm tra: Sản phẩm sau khi giặt vải kiểm tra cùng với sản phẩm sau khi sấy (không giặt) được công nhân kiểm tra bằng mắt thường để kiểm tra lỗi in (độ dính của keo in, loang mực in, mực in không đều, …). Những sản phẩm lỗi sau khi kiểm tra lần 1 chuyển sang bộ phận sửa lỗi để khắc phục, sau đó được kiểm tra lần 2, nếu đảm bảo chất lượng mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo. Trường hợp không đảm bảo chất lượng, sản phẩm sẽ được lưu vào kho chất thải sản xuất của cơ sở.

Đóng gói nhập kho: Khoảng 40% sản phẩm sau khi in logo, họa tiết được gấp, đóng gói và nhập kho chờ xuất cho khách hàng, còn lại khoảng 60% sản phẩm được chuyển sang dây chuyền may quần áo cao cấp dùng cho các động viên bơi lội và may sản phẩm đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và một số sản phẩm may mặc khác của cơ sở.

* Quy trình rửa khuôn mực in

Sau mỗi lần chuyển từ quét keo nền sang mực in hoặc thay đổi sản phẩm cần in, công nhân sẽ tiến hành vệ sinh khuôn in để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Quá trình rửa khuôn in như sau: Đầu tiên công nhân sẽ lấy giẻ lau có tẩm dung môi n-butanol để lau bớt keo, mực in dính trên bề mặt khuôn, sau đó, khuôn sẽ được rửa sạch lại bằng nước và lau khô lại bằng giẻ lau.

Quy trình sản xuất sản phẩm thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

Quy trình sản xuất sản phẩm thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm được mô phỏng bằng sơ đồ sau:

Hình 1. 5. Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

* Thuyết minh quy trình công nghệ:

- Nguyên vật liệu: Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm chủ yếu là vải dệt kim và các phụ liệu bao gồm chỉ, bao bì đóng gói… Nguyên liệu sau đó được đưa vào quy trình sản xuất.

Cắt: Vải nguyên liệu sẽ được đưa từ kho đến bộ phận cắt để cắt thành các phôi thêu. Tại đây, các cuộn vải sẽ được đưa vào máy trải tự động, tiếp theo vải được đưa vào máy cắt để cắt theo các mẫu và kích thước khác nhau theo thiết kế của cơ sở đơn theo đặt hàng của khách.

Thêu: Vải sau khi cắt được dán giấy lót được chuyển đến máy thêu công nghiệp và thêu với số lượng lớn, đồng bộ.

Kiểm tra: Sản phẩm sau khi thêu được công nhân kiểm tra bằng mắt thường để kiểm tra lỗi thêu (Sót chỉ, bỏ mũi thêu, rách vải,…). Những sản phẩm lỗi sau khi kiểm tra lần 1 chuyển sang bộ phận sửa lỗi để khắc phục, sau đó được kiểm tra lần 2, nếu đảm bảo chất lượng mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo. Trường hợp không đảm bảo chất lượng, sản phẩm sẽ được lưu vào kho chất thải sản xuất của nhà máy.

Đóng gói, nhập kho: Khoảng 40% sản phẩm thêu được đóng gói và nhập kho chờ xuất hàng và khoảng 60% sản phẩm còn lại được chuyển sang dây chuyền may sản phẩm đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và một số sản phẩm may mặc của nhà máy.

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Các loại sản phẩm của Cơ sở, không thay đổi so với GPMT đã được UBND tỉnh cấp lần đầu, các sản phẩm của cơ sở như sau:

+ Quần áo cao cấp (sản phẩm hoàn chỉnh) dùng cho các vận động viên bơi lội;

+ Đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và các sản phẩm may mặc khác;

+ In logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm;

+ Thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm.

Hình 1. 6: Hình ảnh một số sản phẩm của cơ sở

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở

Nguồn cung cấp: Các loại nguyên, vật liệu chính sử dụng cho hoạt động sản xuất của cơ sở được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Đài Loan và một phần được mua từ Việt Nam.

-Nhu cầu sử dụng:

Danh mục các nguyên vật liệu phục vụ quá trình hoạt động sản xuất của cơ sở giai đoạn ổn định như sau:

Bảng 1. 4. Danh mục nguyên vật liệu chính sử dụng của cơ sở

STT

Tên nguyên vật liệu

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng

I

Quần áo cao cấp dùng cho các vận động viên bơi lội

1

Vải nilon

Tấn/năm

333.500

2

Chỉ may

Tấn/năm

23.100

3

Các phụ kiện may

 

 

-

Khóa

Chiếc/năm

7.207.200

-

Nhãn mác (vải nilon)

Chiếc/năm

10.582.000

4

Bao bì (nilon)

Chiếc/năm

10.582.000

II

Đồ lót, trang phục thể thao, phụ kiện thời trang và các sản phẩm may mặc khác

1

Vải diệt kim

Tấn/năm

99.900

2

Chỉ may

Tấn/năm

7.000

3

Các phụ kiện may

 

 

-

Khóa

Chiếc/năm

3.010.000

-

Cúc

Chiếc/năm

30.000.000

-

Nhãn mác bằng vải

Chiếc/năm

3.010.000

4

Bao bì (nilon)

Chiếc/năm

3.010.000

III

In logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

1

Vải nilon, vải dệt kim

Tấn/năm

2.000

2

Bao bì (nilon)

Chiếc/năm

3.400.000

IV

Thêu logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

1

Vải dệt kim

Tấn/năm

2.000

2

Chỉ thêu

Tấn/năm

5.000

3

Bao bì (nilon)

Chiếc/năm

3.400.000

(Nguồn: Thống kê)

4.2.Nhu cầu sử dụng hóa chất của cơ sở

- Nguồn cung cấp: Các loại hóa chất sử dụng cho cơ sở được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc và một phần tại Việt Nam.

- Nhu cầu sử dụng: Danh mục các hóa chất phục vụ quá trình hoạt động sản xuất ổn định của cơ sở như sau:

Bảng 1. 5. Các loại hóa chất chính phục vụ hoạt động sản xuất

TT

Nguyên liệu

Công thức hóa học

Mã CAS

Nồng độ

Đơn vị

Khối

lượng

 

A

Hóa chất dùng cho sản xuất công đoạn giặt, tẩy vết bẩn và giặt kiểm tra vải (trừ các loại hóa chất dùng quá trình in logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm)

1

Cồn ethanol

C2H5OH

-

-

kg/năm

2.550

2

Bột giặt

-

-

-

kg/năm

600

B

Hóa chất dùng quá trình in logo, tên các nhãn hiệu hoặc các họa tiết khác lên sản phẩm

I

Các loại keo in

 

 

 

1

 

 

 

Keo trong 1139

Acrylate copolymer

25035-69-2

40-45%

 

 

 

kg/năm

 

 

 

2.500

Sáp parafil và sáp hydrocacbon

8002-74-2

3-6%

Propane-1,2-diol

57-55-6

2-4%

Chất làm đặc polyacrylate

25035-69-2

2-3%

Polyacrylate

9009-54-5

5-15%

Nước

7732-18-5

vừa đủ 100

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Keo trắng 1139

Acrylate copolymer, chất dính in sơn nhiệt độ thấp

25035-69-2

40-45%

 

 

 

 

kg/năm

 

 

 

 

1.200

Titanium dioxide

1317-80-2

20-25%

Silicon dioxide

7631-86-9

2-5%

Polyurethane resin

9009-54-5

5-15%

Propyglene glycol

57-55-6

2-4%

Chất làm đặc polyacryit

25035-69-2

2-3%

Nước

7732-18-5

đến 100

 

3

 

Keo phủ mặt 106

Polyurethane resin

9009-54-5

24-28%

 

kg/năm

 

800

Propyglene glycol

57-55-6

4-8%

Chất làm đặc polyacryit

25035-69-2

2-3%

Nước

7732-18-5

đến 100

 

4

Keo NR couper el 555

Acrylate copolymer

25035-69-2

44%

 

kg/năm

 

520

Parafil

8002-74-2

4%

Nước

7732-18-5

52%

5

Keo 2288C

Polyacrylate

25035-69-2

40-45%

kg/năm

480

Parafil rắn

8002-74-2

4-6%

                 

>>> XEM THÊM: Bảng báo giá dịch vụ tư vấn lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường cấp bộ khu công nghiệp

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha