Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy giấy bao gói thực phẩm, giấy in nhiệt

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường (GPMT) dự án xây dựng nhà máy giấy bao gói thực phẩm, giấy in nhiệt với công suất tối đa 10.000 tấn/năm.

Ngày đăng: 29-03-2025

28 lượt xem

MỤC LỤC.. i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. v

DANH MỤC CÁC BẢNG.. vi

CHƯƠNG I 10

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 10

1.1. Tên chủ dự án đầu tư. 10

1.2. Tên dự án đầu tư. 10

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư. 12

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư. 12

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư. 12

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư. 15

1.4.1. Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng. 15

1.4.2. Nhu cầu sử dụng nước. 16

1.4.3. Nhu cầu sử dụng điện, nhiên liệu. 20

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư. 20

1.5.1. Vị trí thực hiện dự án. 20

1.5.2. Các hạng mục công trình của dự án. 21

1.5.3. Danh mục trang thiết bị máy móc của cơ sở. 22

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 24

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 26

3.1.1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa. 26

3.1.3. Xử lý nước thải 29

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 28

3.2.1. Công trình xử lý bụi, khí thải khu vực xưởng sản xuất 28

3.2.2. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác. 34

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường. 35

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 37

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung. 38

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành. 38

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác. 41

3.8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi 42

3.9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có): 43

3.10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: 43

CHƯƠNG IV.. 45

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 45

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 45

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải 45

4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa. 46

4.1.3. Dòng nước thải 46

4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 46

4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 46

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 47

4.2.1. Nguồn phát sinh khí thải 47

4.2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa. 47

4.2.3. Dòng khí thải 47

4.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 47

4.2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải 48

5.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: Không có. 49

5.4. Nôi dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 49

5.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 49

CHƯƠNG V.. 50

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 50

5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án. 50

5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 50

5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 50

5.1.3. Tổ chức, đơn vị quan trắc, đo đạc, lấy và phân tích mẫu. 52

5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật. 52

5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 52

5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 53

5.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án. 53

5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 53

CHƯƠNG VI 55

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 55

PHỤ LỤC   i

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

- Tên Chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư ....

- Địa chỉ văn phòng liên hệ: Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: .....;

- Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám Đốc

- Điện thoại: ...........

- Công ty TNHH Đầu tư ... được Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mã số: ..... đăng ký lần đầu ngày 23/8/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 23/5/2019.

1.2. Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: “Xây dựng nhà máy giất bao gói thực phẩm, giấy in nhiệt”

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

- Quyết định số 151/QĐ- UBND ngày 16/01/2020 của UBND tỉnh Nam Định về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Xây dựng nhà máy giấy bao gói thực phẩm, giấy in nhiệt”.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3269/GP-STNMT ngày 14/10/2021 do Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Định cấp.

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 325/GP-STNMT ngày 01/07/2022 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

 Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:

Dự án: “Xây dựng nhà máy giất bao gói thực phẩm, giấy in nhiệt” với loại hình là sản xuất giấy bao gói thực phẩm, sản xuất giấy in nhiệt với quy mô công suất khoảng 10.000 tấn/năm, sử dụng khoảng 60 lao động. Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 16/01/2020.

Sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý, Công ty triển khai thi công xây dựng các hạng mục của dự án cụ thể:

- Từ tháng 2/2020 đến tháng 9/2021, thực hiện đầu tư xây dựng và lắp đặt máy móc. Đã hoàn thiện cơ bản việc xây dựng các hạng mục công trình chính và lắp đặt dây chuyền sản xuất.

- Năm 2021, Công ty đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng nhà máy giấy bao gói thực phẩm, giấy in nhiệt” theo quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 và quyết định số 627/QĐ-UBND ngày 29/03/2022. Theo đó điều chỉnh nội dung dự án như sau:

* Tổng vốn đầu tư tại Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 06/09/2019 của UBND tỉnh Nam Định đã quy định:

“ Tổng vốn đầu tư: 168.000.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi tám tỷ đồng). Trong đó

- Vốn chủ sở hữu thực hiện dự án là 36.000.000.000 đồng chiếm 21,43%

- Vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác: 132.000.000.000 đồng.

Nay điều chỉnh thành: “ Tổng vốn đầu tư: 254.592.381.000 đồng (Hai trăm năm mươi tỷ năm trăm chín mươi hai triệu ba trăm tám mươi một nghìn đồng) tương đương. Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu thực hiện dự án là 114.592.381.000 đồng chiếm 44,8%

- Vốn vay và nguồn vốn hợp pháp khác: 140.516.711.000 đồng

* Tiến độ thực hiện dự án tại Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 06/09/2019, số 2642/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND tỉnh Nam Định đã quy định:

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Tiến độ xây dựng cơ bản: 24 tháng kể từ ngày bàn giao đất thực địa.

+ Tiến độ đưa công trình vào hoạt động: Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa.

- Nay điều chỉnh thành:

+ Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào công trình hoạt động: Quý IV/2022.

- Từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022 hoàn thiện các hạng mục phụ trợ...

- Hiện nay, Công ty đã hoàn tất việc lắp đặt xong trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, Công ty đang tuyển CBCNV để đào tạo phục vụ cho quá trình sản xuất với số lượng CBCNV khoảng 60 người.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): dự án nhóm B.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

TT

Chủng loại sản phẩm

Công suất(tấn/tháng)

GĐ vận hành thử nghiệm

GĐ hoạt động ổn định

1

Giấy bao gói thực phẩm

110

500

2

Giấy in nhiệt

56,6

334

Tổng cộng

166,8 tấn/tháng

834

tấn/tháng

Tương đương

~ 10.000 tấn/năm

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Do đặc thù sản phẩm của dự án liên quan trực tiếp đến thực phẩm, chính vì vậy, ngoài việc lựa chọn dây chuyền sản xuất có tính đồng bộ và tự động hóa cao, chủ dự án còn ưu tiên lựa chọn công nghệ sản xuất an toàn và thân thiện với môi trường. Nhà máy sử dụng 100% bột giấy trắng nhập khẩu đạt chứng nhận của FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) để sản xuất giấy bao gói thực phẩm và giấy in nhiệt. Tại nhà máy không có hoạt động sản xuất bột giấy, dây chuyền sản xuất không có công đoạn nhuộm/ tẩy trắng, không sử dụng xút, sulphat, sulphit nên sẽ không phát sinh các khí thải như: H2S, CH3SH, CH3SCH3 (có mùi khó chịu) cũng như hơi Clo (khâu tẩy trắng).

Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất của dự án

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu bột giấy được đưa vào bể thủy lực để phối trộn với nước và đánh tơi ở nồng độ khoảng 4%. Bộ phận chính của bể thủy lực là roto hình cánh quạt tạo ra sự chuyển động theo dòng xoáy tuần hoàn. Tại đây, hỗn hợp bột giấy – nước chuyển động làm cho các bó xơ sợi bị lực cơ giới ma sát mà bung ra. Sau khi được đánh tơi tới dạng huyền phù vừa vặn có thể dùng bơm để vận chuyển, huyền phù được bơm sang tháp bột thô để điều chỉnh đến nồng độ 3,3 ÷ 3,5 % trước khi bơm vào máy nghiền.

Công đoạn nghiền bột sử dụng nước kết hợp với các lực cơ học: cuộn, uốn, xoắn, kéo, nén để tác động trực tiếp lên xơ sợi cellulo. Một số liên kết giữa các xơ sợi bị đứt, thay thế bằng các liên kết giữa nước – xơ sợi. Hỗn hợp bột giấy – nước phối trộn với nhau ở dạng huyền phù trở nên mềm mại hơn. Sau khi đạt độ nghiền yêu cầu, hỗn hợp nguyên liệu được bơm toàn bộ sang tháp xeo.

Để kiểm soát quá trình xeo giấy, hóa chất và phụ gia được bổ sung theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm trước khi vào máy xeo. Đồng thời, nước cũng được bổ sung để điều chỉnh hỗn hợp nguyên liệu đến nồng độ 2,3 ÷ 2,5 %.

  Máy xeo giấy thiết kế tạo hình thành băng giấy khô từ hỗn hợp nguyên liệu với chiều ngang theo khổ máy và chiều dài vô tận liên tục. Tại đây, hỗn hợp nguyên liệu được phun qua một khe mỏng lên chuyền động (bàn lưới). Trên bàn lưới, nước sẽ bắt đầu thoát ra khỏi hỗn hợp và băng giấy được hình thành ở dạng lớp giấy mỏng. Lớp giấy mỏng và ướt này sẽ được cho chạy qua 03 cặp ép hình con lăn để ép phần nước còn lại ra khỏi giấy (khoảng 50%), đồng thời làm tăng độ bền cơ lý của giấy như tăng liên kết của các xơ sợi, tăng độ nhẵn, giảm độ xốp, giảm tiêu hao nhiệt lượng trong quá trình sấy. Quá trình này phát sinh nước thải có chứa xơ sợi cellulo làm tăng hàm lượng TSS, BOD5, COD. Sau khi bơm nước thải lên thiết bị sàng nghiêng, bột giấy thu hồi được sẽ cùng với giấy biên và giấy lỗi thải (phát sinh tại khâu hoàn thiện sản phẩm) quay lại bể thuỷ thực, tái tục tham gia quá trình sản xuất.

Băng giấy tiếp tục di chuyển vào bộ phận sấy của máy xeo, đi qua hệ thống trục lăn bằng kim loại đã được sấy nóng (tổ sấy 1) để làm khô giấy cho đến khi lượng nước trong giấy còn 5 – 8%.

Để tăng độ bóng, độ dai, độ mịn bề mặt giấy, băng giấy được đưa vào bộ phận gia keo bề mặt (đối với giấy bao gói thực phẩm) hoặc được đưa qua bộ phận máy tráng phủ (đối với giấy in nhiệt). Mục đích của công đoạn này là làm cho giấy có khả năng kỵ nước, có thể chống lại sự xâm nhập của dịch thể.

Sau khi xử lý bề mặt, băng giấy di chuyển tới hệ thống sấy sau (tổ sấy 2). Khi giấy đã đạt đến khô không đổi, trong giấy chỉ còn lại lượng nước liên kết sâu trong các xơ sợi, băng giấy được dẫn sang phần cuối cùng của bộ phận sấy là lô lạnh. Nhiệm vụ của lô này là làm giảm nhiệt độ của băng giấy, làm cho nó trở nên mềm mại trước khi di chuyển đến bộ phận ép quang. Máy ép quang gồm các lô quay tiếp xúc với nhau sẽ đảm bảo độ đồng đều, độ nhẵn bóng bề mặt, làm tăng độ bền kéo, độ chịu bục và thấm khí của giấy.

Bộ phận cuộn là bộ phận cuối cùng của máy xeo. Nó bao gồm một lõi cuộn đường kính nhỏ đặt nằm song song và tì lên một lô cuộn đường kính lớn. Băng giấy sẽ được luồn qua khe ép giữa lõi cuộn và lô cuộn rồi tự động cuốn liên tục vào lõi. Tại đây, cuộn giấy cũng được cắt thành những cuộn giấy thành phẩm có khổ giấy to, nhỏ tùy theo đơn đặt hàng. Khi đường kính cuộn giấy thành phẩm đạt kích thước, cuộn giấy được cẩu ra ngoài và lõi mới được thay vào tiếp tục công đoạn cuộn.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của Nhà máy khi đi vào hoạt động chủ yếu là sản xuất giấy bao gói thực phẩm và giấy in nhiệt với công suất tối đa 10.000 tấn/năm.

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1. Nguyên, phụ liệu, hóa chất sử dụng

 

TT

Nguyên liệu, phụ gia

Đơn vị

Mức tiêu thụ

GĐ vận hành thử nghiệm

GĐ hoạt động ổn định

I

Nguyên liệu chính

 

 

1

Bột giấy

Tấn/tháng

125

625

II

Phụ gia

1

Tinh chất bột sắn

Tấn/tháng

7

35

2

Chất chống thấm bề mặt

Tấn/tháng

0,5

2,5

3

Bột đá

Tấn/tháng

34

170

4

Phụ gia làm đặc CMC

Tấn/tháng

0,02

0,1

5

Chất trợ bảo lưu

Tấn/tháng

0,02

0,1

6

Các hoá chất phụ gia đặc thù khác

Tấn/tháng

0,02

0,1

Tổng cộng

Tấn/tháng

166,56

832,8

Bảng 1: Tổng hợp nguyên liệu, phụ gia sử dụng.

TT

Nhiên liệu, hóa chất

Đơn vị

Mức tiêu thụ

GĐ vận hành thử nghiệm

GĐ hoạt động ổn định

1

Dầu máy

Lít/năm

40

200

2

Chế phẩm vi sinh

Kg/tháng

6

30

3

Hóa chất sử dụng cho xử lý nước thải

- NaOH

- H2SO4

- Clorine

- PAC

- Polymer

- H2O2

- FeSO4

 

 

Kg/tháng

Kg/tháng

Lít/tháng

Lít/tháng

Kg/tháng

Kg/tháng

Kg/tháng

 

 

16

16

32

8

80

1,2

7,2

 

 

80

80

160

40

400

40

6

4

Hóa chất sử dụng cho xử lý khí thải

- Ca(OH)2

- Than hoạt tính

 

 

Lít/tháng

Kg/06 tháng

 

 

20

500

 

 

100

500

5

Mùn cưa (lò hơi)

Tấn/tháng

40

200

6

Gas (sử dụng nấu ăn)

Kg/tháng

96

192

Bảng 2: Tổng hợp nhiên liệu, hóa chất sử dụng

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất:

Nguyên liệu chính bao gồm bột giấy sợi ngắn, sợi dài tẩy trắng được nhập khẩu từ Canada, Mỹ và Newzeland. Đối với phụ gia, hóa chất, Công ty sẽ tiến hành mua tại thị trường trong nước. Nguồn cung cấp vật tư nguyên, nhiên liệu và hóa chất luôn ổn định, kịp thời đem lại hiệu quả cao.

1.4.2. Nhu cầu sử dụng nước

1. Nguồn cung cấp nước:

Nguồn nước sử dụng cho hoạt động sản xuất cũng như hoạt động sinh hoạt của CBCNV tại nhà máy được lấy từ 2 nguồn như sau:

+ Nguồn nước ngầm được khai thác tại khu vực nhà máy: Nước ngầm sau khi được xử lý đạt QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm và QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt sẽ được cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân và hoạt động sản xuất của nhà máy.

+ Nguồn nước từ hoạt động tái sử dụng: Trong quá trình sản xuất của nhà máy sẽ phát sinh nước thải từ các công đoạn sử dụng nước, toàn bộ lượng nước thải này công ty đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý. Nước sau xử lý sẽ được tuần hoàn tái sử dụng cho hoạt động sản xuất giấy của nhà máy. 

2. Nhu cầu sử dụng nước:

Nguồn cung cấp nước cho hoạt động của nhà máy hiện nay được lấy từ nguồn nước ngầm được khai thác tại khu vực nhà máy. Nhu cầu sử dụng nước của dự án như sau:

- Lượng nước cấp phục vụ sinh hoạt:

Tổng số CBCNV làm việc tại nhà máy khi dự án đi vào hoạt động ổn định là 60 người. Như vậy, lượng nước sinh hoạt tối đa trong một ngày sẽ là: 60 người x 100 lít/người/ngày = 6.000 lít/ngày = 6 m3/ngày.

- Lượng nước cấp cho tưới cây, rửa đường, phòng cháy chữa cháy

+ Nước cấp cho hoạt động tưới cây: Căn cứ theo định mức quy định tại TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì tiêu chuẩn thì lượng nước để tưới cây khoảng 4 lít/m2. Diện tích cây xanh của Công ty là 4.056m2 như vậy khối lượng nước cần để tưới cây khoảng 15,4 m3/lần. Dự kiến một ngày công ty sẽ thực hiện tưới cây 1 lần như vậy khối lượng nước sử dụng là 16 m3/ngày.

+ Nước cấp cho hoạt động rửa đường: Căn cứ theo định mức quy định tại TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì tiêu chuẩn thì lượng nước để rửa đường khoảng 1,5 lít/m2. Diện tích sân đường nội bộ trong Công ty là 6.648,5m2. Dự kiến vào ngày Công ty tiến hành rửa đường như vậy khối lượng nước sử dụng là 10m3/ngày.

- Lượng nước cấp phục vụ sản xuất:

Tham khảo hoạt động sản xuất thực tế tại Nhà máy sản xuất giấy bao bì và bao bì giấy của Công ty TNHH giấy và bao bì Hưng Hà, Hưng Yên thì lượng nước cấp phục vụ hoạt động sản xuất của dự án được thể hiện cụ thể như sau:

- Hoạt động đánh tơi, nghiền bột giấy: Định mức cho quá trình này là 5m3/tấn sp thì: 

+ Hiện tại: Lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 20 m3.

+ Khi Công ty đi vào hoạt động ổn định: Lượng nước cho hoạt động này là 160m3/ngày.

- Hoạt động cấp bổ sung trong quá trình đánh tơi, nghiền bột giấy: định mức cho quá trình này là 10 m3/tấn sp thì:

+ Hiện tại: Lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 40 m3.

+ Khi Công ty đi vào hoạt động ổn định: Lượng nước cho hoạt động này là 320m3/ngày.

- Hoạt động phun rửa chăn, lưới: định mức cho quá trình này là 5 m3/tấn sp thì:

+ Hiện tại: Lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 20 m3.

+ Khi Công ty đi vào hoạt động ổn định: Lượng nước cho hoạt động này là 160m3/ngày.

- Hoạt động của lò hơi: định mức cho quá trình này là 1m3/tấn hơi thì:

+ Hiện tại: Lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 30 m3.

+ Khi Công ty đi vào hoạt động ổn định: Lượng nước cho hoạt động này là 240m3/ngày.

- Hoạt động của hệ thống xử lý khí thải lò hơi: lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 1 m3.

Bảng 3. Dự báo nhu cầu sử dụng nước của dự án

TT

Tên

Định mức

Nhu cầu sử dụng nước

GĐ vận hành thử nghiệm

Giai đoạn hoạt động ổn định

I

Nước cấp cho hoạt động sử dụng nước thường xuyên

 

 

1

Nước sử dụng cho sinh hoạt

100 lít/người

6

6

2

Nước sử dụng cho dây chuyền sản xuất

 

 

 

a

Nước sử dụng cho hoạt động đánh tơi, nghiền giấy

5m3/tấn sp

20

160

b

Nước sử dụng cho hoạt động cấp bổ sung trong quá trình đánh tơi, nghiền giấy

10m3/tấn sp

40

320

c

Nước sử dụng cho hoạt động phun rửa chăn,  lưới

5m3/tấn sp

20

160

2

Hoạt động của lò hơi

1m3/1 tấn hơi

30

240

3

Nước cấp cho hoạt động tưới cây (diện tích cây xanh đạt 100% diện tích quy hoạch)

4 lít/m2

16

16

4

Nước cấp cho hoạt động rửa đường

1,5 lít/m2

10

10

II

Nước cấp cho hoạt động sử dụng nước không thường xuyên

 

 

1

Hệ thống xử lý khí thải lò hơi

5m3/lần

1

5

2

Nước cấp cho hoạt động phòng cháy chữa cháy

42,5m3/lần

42,5

42,5

3

Nước cấp cho vệ sinh bồn lọc

5m3/lần

5

5

Tổng

m3/ngày

190,5

964,5

           
 

- Nước sạch cấp ban đầu vào dây chuyền phục vụ cho công đoạn pha loãng nguyên liệu, nghiền bột, đánh tơi thủy lực. Sau khi thoát ra từ bộ phận chăn, lưới và công đoạn ép nước, lượng nước này tập trung về bể trung gian 1 để tuần hoàn lại cho các công đoạn sản xuất trên.

- Lượng nước cấp ban đầu được cấp 01 lần khi dây chuyền sản xuất bắt đầu đi vào hoạt động và chỉ cấp lại khi dây chuyền gặp sự cố yêu cầu xả thải toàn bộ để khắc phục.

- Nước cấp bổ sung để bù lại cho lượng nước bay hơi, thất thoát trong quá trình sản xuất: Cứ sản xuất 1 tấn sản phẩm sẽ hao hụt tối đa 10 - 15m3 nước. Vì vậy cần bổ sung 10 - 15m3 nước/1 tấn sản phẩm. Để đảm bảo an toàn trong quản lý vận hành dây chuyền sản xuất, dự án lựa chọn định mức bổ sung 15m3 nước/1 tấn sản phẩm.

TT

Tên

Định mức

Nhu cầu sử dụng nước

GĐ vận hành thử nghiệm

Giai đoạn hoạt động ổn định

I

Nước cấp cho hoạt động sử dụng nước thường xuyên

 

 

1

Nước sử dụng cho sinh hoạt

100 lít/người

6

6

2

Nước sử dụng cho dây chuyền sản xuất

 

 

 

a

Nước sử dụng cho hoạt động đánh tơi, nghiền giấy

5m3/tấn sp

20

160

b

Nước sử dụng cho hoạt động cấp bổ sung trong quá trình đánh tơi, nghiền giấy

10m3/tấn sp

40

320

c

Nước sử dụng cho hoạt động phun rửa chăn,  lưới

5m3/tấn sp

20

160

2

Hoạt động của lò hơi

1m3/1 tấn hơi

30

240

3

Nước cấp cho hoạt động tưới cây (diện tích cây xanh đạt 100% diện tích quy hoạch)

4 lít/m2

16

16

4

Nước cấp cho hoạt động rửa đường

1,5 lít/m2

10

10

II

Nước cấp cho hoạt động sử dụng nước không thường xuyên

 

 

1

Hệ thống xử lý khí thải lò hơi

5m3/lần

1

5

2

Nước cấp cho hoạt động phòng cháy chữa cháy

42,5m3/lần

42,5

42,5

3

Nước cấp cho vệ sinh bồn lọc

5m3/lần

5

5

Tổng

m3/ngày

190,5

964,5

Bảng 4. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tối đa của dự án

Điện phục vụ của dự án trước đây được lấy từ hệ thống cấp điện của Điện lực Nghĩa Hưng dẫn vào công ty qua 01 trạm biến áp. Điện được sử dụng để phục vụ các nhu cầu: Phục vụ cho dây chuyền sản xuất, phục vụ cho nhu cầu của công nhân viên, chiếu sáng xung quanh. Khi đi vào hoạt động ổn định, lượng điện sử dụng cho nhà máy dự kiến khoảng 1.000.000 kWh/tháng.

Bảng 5. Nhu cầu sử dụng điện, nhiên liệu

STT

Tên nguyên liệu

ĐVT

Lượng sử dụng

GĐ vận hành thử nghiệm

GĐ hoạt động ổn định

1

Điện

kWh/tháng

504.000

1.000.000

2

Khí nén

kPa/tháng

1.000.000

5.000.000

3

Dầu DO (sử dụng cho xe nâng, máy phát điện)

 Lít/tháng

490

653

4

Than hoạt tính (xử lý khí thải)

Kg/năm

1.000

1.000

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

1.5.1. Vị trí thực hiện dự án

Dự án được xây dựng tại thửa đất số 100 tờ bản đồ số 2B xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định với diện tích là 19.253,5m2 (theo Giấy chứng nhận sử dụng đất số CT 02726 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cấp ngày 09/4/2020).

Khu đất thực hiện dự án có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc và Tây Bắc: Giáp kênh thoát nước, kế tiếp là đường tỉnh lộ 487, tiếp đến là ruộng lúa xóm 3

+ Phía Nam: Giáp kênh thoát nước, kế tiếp là ruộng lúa xóm 3

+ Phía Tây: Giáp kênh thoát nước, kế tiếp là ruộng lúa xóm 4

+ Phía Đông: Giáp kênh thoát nước, kế tiếp là đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển Nam Định với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình

1.5.2. Các hạng mục công trình của dự án

Theo Mặt bằng quy hoạch tổng thể điều chỉnh của Dự án đã được Sở xây dựng phê duyệt năm 2022 thì diện tích thực hiện dự án là 19.253,5m2. Theo đó quy mô các hạng mục công trình của Công ty bao gồm:

Bảng 6. Các hạng mục công trình của cơ sở

 

STT

 

Hạng mục

Diện tích

Ghi chú

Theo mặt bằng điều chỉnh

1

Hạng mục công trình chính

 

1

Nhà xưởng sản xuất

4.956

 

1.1

Khu dây chuyền công nghệ số 1 (khu XEO)

1.482

 

1.2

Khu dây chuyền công nghệ số 2

2.950

 

1.3

Khu dây chuyền công nghệ số 3 (khu chuẩn bị bột giấy)

524

 

II

Hạng mục công trình phụ trợ

 

1

Nhà  văn phòng điều hành

325

 

2

Khu vệ sinh chung

107

 

3

Nhà ăn + nhà khách

305

 

4

Nhà để xe

144

 

5

Nhà bảo vệ

35

 

6

Cổng ra vào

-

 

7

Trạm cấp nước

240

 

8

Trạm biến áp

133

 

9

Kho hóa chất

249

 

10

Kho chứa chất thải sinh hoạt

50

 

11

Kho chứa chất thải nguy hại

50

 

12

Xưởng cơ khí 1

120

 

13

Lò hơi

480

 

14

Bãi nhiên liệu

593

 

15

Nhà kho

900

 

III

 Hạng mục công trình BVMT

 

1

Nhà phụ trợ

100

 

+

Kho chứa CTR thông thường

50

 

+

Kho chứa CTNH

50

 

2

Khu xử lý nước thải

704

 

3

Bể chứa nước thải sau xử lý

853

 

4

Hồ sinh học

669

 

3

Cây xanh

4.056

 

Tổng

19.253,5

 

1.5.3. Danh mục trang thiết bị máy móc của cơ sở

Bảng 7. Thống kê máy móc thiết bị của dự án

TT

Tên máy móc, thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Tình trạng

1

Bể thủy lực

Cái

2

Mới 100%

2

Bơm lọc cát

Bộ

2

Mới 100%

3

Bể chứa bột thô + cánh khuấy D 700 mm

Bể

2

Mới 100%

4

Máy nghiền đĩa

Cái

05

Mới 100%

5

Bể chứa bột sau nghiền đĩa + cánh khuấy D 700 mm

Bể

02

Mới 100%

6

Máy bơm bột

Cái

02

Mới 100%

7

Bể máy (Bể chứa bột cấp đi XEO) + máy khuấy D700 mm

Cái

02

Mới 100%

8

Sàng áp lực

Cái

3

Mới 100%

9

Lưới đỉnh đàn bột giấy trên lưới xeo Top former

Bộ

2

Mới 100%

10

Hệ hòm phun bột + Lưới xeo dài

Bộ

3

Mới 100%

11

Lô bắt giấy Pickaproll

Cái

1

Mới 100%

12

Bơm chân không

Cái

6

Mới 100%

13

Hệ ép rambo (ép ướt )

Cặp

01

Mới 100%

14

Lô sấy mạ crom

06

Mới 100%

15

Hệ thống sấy

Lô sấy

26

Mới 100%

16

Ép  gia keo

Cặp

2

Mới 100%

17

Ép quang

Cặp

2

Mới 100%

18

Máy cắt cuộn

Bộ

1

Mới 100%

19

Máy cắt tờ và bao gói tự động

Bộ

2

Mới 100%

20

Hệ thống thừng bắt giấy

HT

06

Mới 100%

21

Hệ thống QCS

HT

1

Mới 100%

22

Hệ thống máy nén khí

HT

1

Mới 100%

23

Lò hơi 10 tấn hơi/h

HT

1

Mới 100%

24

Máy ép bùn

Cái

1

Mới 100%

>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến xuất khẩu trái cây

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha