Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) cơ sở nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản. Sản phẩm của cơ sở là cá, tôm, mực, bạch tuột đông lạnh với công suất tối đa 900 tấn sản phẩm/năm
Ngày đăng: 10-04-2025
93 lượt xem
MỤC LỤC............................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ............................................. v
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ................................................................ 1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở................................................ 2
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................... 2
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu......................................................... 5
4.2. Nhu cầu nhiên liệu............................................................................... 5
4.3. Nhu cầu sử dụng điện........................................................................... 5
4.3. Nhu cầu sử dụng nước.............................................................................. 6
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở................................................... 6
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 7
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường............ 7
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.... 8
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải............ 8
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:.................................................... 18
2.1. Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển...................................... 18
2.2. Biện pháp giảm thiểu khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng........... 18
3.1. Đối với chất thải thải rắn sinh hoạt............................................................. 18
3.2. Giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp thông thường............................ 19
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................ 20
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................. 21
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:........................ 22
6.1. Sự cố cháy nổ........................................................................................ 22
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.................................. 23
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường....... 23
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học..... 23
Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............. 24
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................ 24
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.................................................... 25
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:............................ 25
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại..... 26
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Không..... 26
Chương V....................................................................................................................... 27
KẾT QUẢ QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......... 27
1. Thông tin chung về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường................ 27
2. Kết quả hoạt động của công trình xử lý nước thải............................................... 27
3. Kết quả hoạt động của công trình xử lý bụi, khí thải.......................................... 28
4. Kết quả thu gom, xử lý chất thải: Không thuộc đối tượng.................................. 28
5. Kết quả nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm ngyên liệu sản xuất: 29
6. Tình hình phát sinh, xử lý chất thải....................................................................... 29
7. Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở........................ 29
Chương VI...................................................................................................... 31
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...... 31
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải............. 31
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.... 31
1.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ......................................... 31
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................. 31
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án....31
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm................................. 31
Chương VII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................................. 32
PHỤ LỤC BÁO CÁO........................................................ 34
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Công ty TNHH Thủy sản ...
Địa chỉ văn phòng: Khu phố 1, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ....... ; Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty.
Điện thoại: ........
Công ty TNHH Thủy sản .... được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đăng ký lần đầu ngày 20/05/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 12/03/2013. Mã số doanh nghiệp: .........
Nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản, công suất 900 tấn sản phẩm/năm
Địa điểm cơ sở: Số 487 Khu phố 1, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Hình 1. Ảnh vệ tinh vị trí cơ sở trong mối tương quan với các đối tượng xung quanh
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần:
+ Quyết định số 2031/QĐ-UBND ngày 11/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Quyết định về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản công suất 900 tấn sản phẩm/năm của Công ty TNHH Thủy sản ....
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 192/GP-UBND ngày 28/4/2020 do UBND tỉnh Tiền Giang cấp.
Quy mô của cơ sở (quy mô của cơ sở có tiêu chí như dự án quy định tại Điều 25 Nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025)
+ Quy mô của cơ sở được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại khoản 4, Điều 9 của luật đầu tư công – Nhà máy chế biến thủy sản, có tổng mức đầu tư 50.000.000.000 đồng nên theo khoản 3 Điều 11 của Luật đầu tư công cơ sở thuộc nhóm C (Cơ sở có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng).
+ Quy mô diện tích sử dụng đất: 18.186m2 thuộc loại nhỏ
+ Quy mô sử dụng khu vực biển: Cơ sở không sử dụng khu vực biển.
+ Quy mô khai thác tài nguyên: Cơ sở không có sử dụng nước dưới đất, nước mặt thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác của UBND tỉnh Tiền Giang.
+ Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025: công suất nhỏ (Chế biến thủy sản với công suất 900 tấn sản phẩm/năm thuộc cột 5 Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025).
Yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 05/2025/NĐ-CP: Cơ sở không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 05/2025/NĐ-CP.
Loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Chế biến thủy sản
Phân nhóm dự án đầu tư: Nhóm III.
Công suất hoạt động của cơ sở: 900 tấn sản phẩm/năm.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty như sau:
Hình 2. Sơ đồ quy trình sản xuất của cơ sở
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Với sản phẩm cá lạnh đông nguyên con, cá nguyên liệu sẽ được mổ bụng, bỏ phần ruột, tùy loại cá sẽ có thêm khâu đánh vảy, cắt vây. Tùy yêu cầu của bên mua mà cá có thể được mổ, cắt khoanh, cắt khúc hay cá phi lê.
Với sản phẩm tôm đông lạnh, tùy loại sản phẩm tôm vặt đầu, tôm bóc vỏ, nguyên con,…có thể cần các thao tác vặt đầu, bóc vỏ, bỏ gân,…sẽ thực hiện ở giai đoạn này.
Với sản phẩm là Mực và Bạch tuột, loại bỏ phần ruột sau đó rửa sạch.
Sau khi ra khỏi bể lạnh nguyên liệu được đưa vào phân loại ngay rồi xếp vào khay theo đúng kích cỡ đã phân loại. Tất cả các công đoạn rửa xử lý làm sạch thân hải sản nguyên liệu đều được thực hiện nhanh chóng nhằm hạn chế mất phẩm chất tươi sống của nguyên liệu. Nguyên liệu ở khâu nào bị tồn đọng đều phải có chế độ bảo quản lạnh (0 – 100C).
Sau khi đã qua khâu sơ chế, tôm, cá mực được đưa vào tủ cấp đông ở dạng đóng khuôn thành bánh (block) hay dạng rời (I.Q.F).
Đông block: Cá, tôm, mực, bạch tuộc được xếp từng lớp, được ngăn cách bằng một tấm PE có kích thước (540 x 270mm) nhỏ hơn kích thước khuôn một ít. Sau khi xếp xong lớp trên cùng, gấp một bên PE lớn vào và vuốt nhẹ, đặt thẻ cỡ lên mặt khuôn rồi gấp bên PE lớn còn lại. Sau cùng gấp PE hai đầu còn dư lại lên khuôn cho gọn. Khi nào có tuyết bám nhẹ trên các tấm lắc (Mâm) ta mới cho khuôn vào tủ. Cho khuôn vào tủ xong, bắt đầu hạ ben áp sát khuôn đóng cửa tủ đông lại và ghi giờ cấp đông. Phải kiểm tra nhiệt độ trung tâm sản phẩm trước khi ra tủ (Nhiệt độ tủ cấp đông: -35 ¸ -45oC; Nhiệt độ trung tâm sản phẩm: -20 ± 20C; Thời gian cấp đông: 2 ÷ 4 giờ).
Đông IQF: Sau khi xếp khuôn xong, được đưa thẳng đến băng chuyền phẳng (Bel) và xếp lên bel. Sản phẩm được cấp đông trong tủ đông tiếp xúc hoạc băng chuyền, thời gian cấp đông 20 - 40 phút. Tốc độ bel có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhiệt độ hay size nguyên liệu. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt ≤ -180C.
Công nhân vận hành máy phải kết hợp với KCS điều chỉnh tốc độ băng chuyền và nhiệt độ sau cho sản phẩm đầu ra đạt ≤ -180C đồng thời không để sản phẩm bị cháy lạnh do nhiệt độ quá thấp hay băng chuyền chạy quá chậm.
Bao gói: Sản phẩm sau khi cấp đông sẽ được bao gói theo hai dạng block hoặc IQF:
+ Block: Mỗi block vào một thùng carton hoặc nhiều hơn niềng dây, nhập kho.
+ IQF: Cho vào túi PE hoặc PA đóng theo dạng bulk pack hoặc theo dạng bao gói lẻ sau đó đóng bulk pack, cho vào thùng carton niềng dây, nhập kho.
Quy cách bao gói chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Bảo quản:
+ Sản phẩm được xếp đặt theo thứ tự trong kho lạnh và được bảo quản ở nhiệt độ≤ -200C không quá 18 tháng.
+ Mục đích: Duy trì thành phẩm đông lạnh, giữ nguyên trạng thái và chất lượng cho đến khi sản phẩm được phân phối đến tay người tiêu dùng.
Sản phẩm của cơ sở là cá, tôm, mực, bạch tuột đông lạnh với công suất tối đa 900 tấn sản phẩm/năm
Nhu cầu về nguyên, phụ liệu phục vụ hoạt động của Công ty được thống kê ở bảng sau:
Bảng 1. Thống kê nguyên, phụ liệu phục vụ hoạt động
STT |
Nguyên liệu |
Số lượng |
Nguyên liệu chính |
||
1 |
Cá biển |
1.400kg/ngày |
2 |
Tôm |
1.200kg/ngày |
3 |
Mực, Bạch tuột |
1.200kg/ngày |
Phụ liệu và hóa chất |
||
1 |
Nước đá |
5m3/ngày |
2 |
Bao bì |
100kg/ngày |
3 |
Clorin |
45kg/ngày |
4 |
Môi chất lạnh |
25 – 40kg/tháng |
Chủ yếu sử dụng dầu DO để chạy máy phát diện dự phòng.
Nguồn cung cấp: Điện cung cấp cho Nhà máy là nguồn điện lấy từ mạng lưới điện quốc gia.
Mục đích sử dụng điện bao gồm:
Điện phục vụ sản xuất (chủ yếu là các hệ thống máy lạnh cho các tủ cấp đông, kho, các hệ thống bơm, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống máy làm đá, hệ thống chiếu sáng trong Nhà máy, máy móc thiết bị sản xuất…).Theo thông tư 52/2018/TT-BCT ngày 25/12/2018 của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ điện trên 1 tấn sản phẩm là: 900kWh/tấn sản phẩm.
Điện sinh hoạt (gồm điện điều hòa khối văn phòng, các loại máy văn phòng, chiếu sáng văn phòng và khuôn viên…).
Nguồn điện sử dụng: 380/220V, 3 pha/1 pha, 50Hz.
4.3.Nhu cầu sử dụng nước
Tổng khối lượng nguyên liệu sử dụng khoảng 3,8 tấn/ngày, tỷ lệ thành phẩm khoảng 79% lượng nguyên liệu đầu vào thì lượng thành phẩm của cơ sở khoảng 3 tấn/ngày, thời gian làm việc của dự án là 300 ngày/năm. Với định mức sử dụng nước cho sản xuất là 20lit/1kg thành phẩm thì lượng nước sử dụng cho sản xuất của dự án là 20 x 3.000 = 60.000 lít tương đương 60m3/ngày.đêm
Lượng nước sử dụng cho vệ sinh nhà xưởng (diện tích nhà xưởng cần vệ sinh khoảng 1.908m2), máy móc thiết bị của Nhà máy khoảng 20m3/ngày.đêm.
Nước phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên: Theo TCVN 16303:2023: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế thì một nhân viên sử dụng khoảng 45lít nước/người cho nhu cầu sinh hoạt. Lượng nước cấp sinh hoạt ước tính khoảng: 70 người * 45lít/người/ngày = 3.150lít/ngày tương đương 3,2m3/ngày. Nước cấp cho các giàn lạnh phục vụ hoạt động của cơ sở khoảng 5m3/ngày.
Như vậy, tổng nhu cầu cấp nước của Nhà máy là 88,2m3/ngày.đêm. Nguồn nước sử dụng: Nước cấp của khu vực do Công ty TNHH Sản xuất
Thương mại và Dịch vụ Long Nguyên GC cung cấp.
Các thông tin khác liên quan đến cơ sở: Không có
Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1.Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:
Vị trí thực hiện cơ sở phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương, phù hợp với quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt tại Quyết định số 1762/QĐ-TTg ngày 31/12/2023.
Nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở là hệ thống thoát nước chung của thị trấn Vàm Láng, không xả trực tiếp vào các kênh rạch đã được đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải theo Quyết định phê duyệt Dự án Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang số 3073/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh.
2.Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:
Không thay đổi, cụ thể như sau:
>>> XEM THÊM: Thuyết minh lập dự án nhà máy chế biến xuất khẩu trái cây
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn